Kinh tế Nhật Bản và ảnh hưởng tới Việt Nam

Mục tiêu của chính sách kinh tế dưới chính quyền mới của Thủ tướng Shinzo Abe lặp lại chính sách cải cách chính trị, kinh tế, nhằm đưa nước Nhật trở lại thành cường quốc khu vực.
Chính phủ của ông Abe coi 5 năm tới là “giai đoạn cải cách cơ cấu khẩn cấp”

Chính phủ của ông Abe coi 5 năm tới là “giai đoạn cải cách cơ cấu khẩn cấp”

CôngThương - Nới lỏng tiền tệ, vượt qua giảm phát

Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã có chủ trương tăng cường nới lỏng tiền tệ từ tháng 2/2012, khi kinh tế chưa ở mức chạm đáy và chủ trương thận trọng với mục tiêu vừa phải: tăng 1% lạm phát đến cuối năm 2012. Giảm phát cả năm 2012 trung bình là -0.3% và cuối năm 2012 vẫn chìm ở -0.1%, thậm chí đã rớt xuống -0.3% tháng 1. Đánh giá việc nới lỏng đó “chưa đủ”, ông Abe đặt ra mức tăng lạm phát 2%.

BOJ đã phải đồng ý tăng thêm 10 nghìn tỷ yên cho chương trình mua lại tài sản của Chính phủ (91 nghìn lên 101 nghìn tỷ yên). Sau đó, BOJ tiếp tục các cam kết bơm tiền mạnh bạo vào lưu thông, như kéo dài mua “không hạn chế” chương trình mua các tài sản tài chính từ năm 2014 (kế hoạch trước là hết năm 2013), đồng ý mục tiêu lạm phát 2% trong 2 năm. Thống đốc và các Phó Thống đốc BOJ mới đăng nhiệm từ đầu tháng 4 đều do Thủ tướng và  Chính phủ đề cử, ủng hộ và đồng quan điểm trên. Ông thống đốc mới còn tuyên bố làm tất cả những gì có thể để chấm dứt giảm phát trong hơn thập kỷ, hướng tới tăng thêm 50 nghìn tỷ yên cho các chương trình mua tài sản tài chính và hỗ trợ cho vay trong một năm tới (năm tài chính 2013). Song song đó, các ngân sách bổ sung: năm 2012 mức 13,1 nghìn tỷ yên, năm tài chính 2013 là 92,61 nghìn tỷ yên và tạm thời cho năm nay là 13,2 nghìn tỷ yên - đều ở mức lớn kỷ lục trong lịch sử và được thông qua trong những tháng ngay sau khi Chính phủ mới nắm quyền.

Những chiều hướng lạc quan của kinh tế Nhật đã kích thích chi tiêu tư nhân trở lại

Nhiều kết quả khả quan

Đánh giá nổi bật của các nhà phân tích, của dư luận, và báo chí về kinh tế Nhật hiện nay là “Đất nước mặt trời mọc đang thức dậy” hay “Nền kinh tế thứ ba đang ra khỏi giấc ngủ dài” và Nhật Bản “Đã bước vào con đường phục hồi toàn diện”.

Nhiều nguồn đánh giá có uy tín đều cho rằng Nhật đã vượt qua suy thoái trong quý I/2013. GDP tăng gần 0.9%, cao hơn kỳ vọng 0.5%.

Nếu như tháng 3 và tháng 4, đánh giá lĩnh vực chủ chốt như chi tiêu tư nhân, đầu tư tư nhân và sản xuất công nghiệp đều ở mức “có dấu hiệu tăng lên”, thì cuối tháng 5 đã chuyển sang “đang tăng lên”, tuy vẫn còn chậm.

Chính sách nới lỏng tiền tệ và chi tiêu mạnh bạo đã giảm giá đồng yên đến 22% từ tháng 12/2012. Nếu so với 75 yên/USD cuối 2011 và 103 yên/USD vào giữa tháng 5/2013, thì tỷ lệ giảm đến 30%.

Những chiều hướng lạc quan trên đã kích thích chi tiêu tư nhân trở lại và lĩnh vực xuất khẩu phục hồi mạnh. Các dự báo tương lai phát triển cũng cho thấy xu hướng khả quan. Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật, GDP sẽ là 2.3-2.5% cho 2013 và 1.7-1.8% cho 2014. IMF cũng nâng dự báo GDP năm 2013 tăng 1.6% và 2014 là 1.4%. Tuy nhiên, kinh tế Nhật sẽ tiến triển ra sao còn phụ thuộc khá lớn vào sự phát triển của kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ, Trung Quốc và châu Á. 

Quan hệ Việt - Nhật

Đối với Việt Nam, những chuyển động mới trong đối ngoại của Nhật sẽ vừa tạo ra cơ hội, đồng thời cũng tạo ra thách thức. Hiện tại, quan hệ song phương đang phát triển tốt đẹp trên cơ sở gắn bó và lòng tin ngày càng được củng cố giữa hai dân tộc và hiện nay giới kinh doanh Nhật đang tiếp tục đánh giá Việt Nam là thị trường có sức hấp dẫn cao vì sự ổn định và có thể phát triển lâu dài.

Tuy nhiên, với xu hướng mở rộng quan hệ mạnh mẽ của Nhật hiện nay, nếu Việt Nam không kịp thời tạo dựng một môi trường thuận lợi về quản lý, về thủ tục hành chính, minh bạch tài chính; có cơ sở nền tảng để phát triển lâu dài như năng lực công nghiệp phụ trợ; hệ thống dịch vụ ngân hàng hiệu quả, đáp ứng tiêu chuẩn và có mạng lưới liên kết tài chính quốc tế đủ mạnh; lực lượng lao động có trình độ, có ý thức tổ chức; có cơ sở khoa học công nghệ đủ trình độ đón nhận đầu tư lớn với công nghệ cao của Nhật…, thì cơ hội đón nhận hợp tác kinh tế, đầu tư và chuyển giao công nghệ sẽ giảm sút và chuyển sang các thị trường tiềm năng khác.

Đồng thời, để chuyển đổi cơ cấu, khác với trước, Nhật cũng đang tính đến chuyển gần như toàn bộ, hay một phần cơ bản sản xuất và công nghệ của một số ngành công nghiệp ra nước ngoài. Đây cũng là một cơ hội lớn, cũng là một thách thức nếu Việt Nam không sẵn sàng tranh thủ được cơ hội này.

Nhật cũng đang bắt đầu chủ trương nới lỏng các hạn chế để tăng mạnh đầu tư và tham gia kinh doanh từ nước ngoài. Nhật đã tham gia TPP, FTA, sắp tới cũng sẽ từng bước cải cách sản xuất nông nghiệp - bộ phận được bảo hộ lớn nhất của Nhật; xây dựng các khu kinh tế đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài; nới rộng và đi đến tự do hóa từng bước khu vực dịch vụ; thay đổi quy chế nhập cư để tăng giao lưu và nhân lực, giáo dục từ nước ngoài vào. Đó cũng là những cơ hội lớn để Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật. Để đáp ứng, thách thức đối với chúng ta là phải kịp thời hoạch định các ngành, nghề, lao động mà ta có lợi thế, có đủ khả năng thành “mũi nhọn” liên kết với các công ty Nhật để nắm bắt cơ hội mở cửa lâu dài này của thị trường  Nhật.

Về chính trị đối ngoại, Nhật sẽ tăng cường can dự mạnh mẽ hơn vào các vấn đề quốc tế ở châu Á và trên thế giới. Việc tìm hiểu kỹ các chính sách, quan điểm của Nhật, yêu cầu của Nhật cũng như các vấn đề liên quan là rất quan trọng để củng cố, thúc đẩy quan hệ chính trị đối ngoại cũng như an ninh song phương, làm nền tảng cho các quan hệ kinh tế và văn hóa khác phát triển. Hiện nay, trong quan hệ với Nhật, không thể chỉ nghiêng về khía cạnh kinh tế, phát triển.

Việt Nam vẫn coi Nhật là đối tác hàng đầu về phát triển, do vậy cần tính đến một cơ chế, tổ chức riêng, có đủ thẩm quyền, khả năng, nhân lực để điều hành thống nhất các chính sách trong quan hệ, nhằm tranh thủ tốt nhất và kịp thời trước những nhu cầu của hai bên một cách toàn diện. Nếu Việt Nam lập một cơ quan, tổ chức chuyên trách về quan hệ với Nhật sẽ giúp ích rất lớn cho việc liên kết kinh tế với với nước này có một quy hoạch hiệu quả nhất, thu hút đầu tư và thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến của Nhật, phục vụ cho phát triển lâu dài của đất nước.

 

Nguyễn Trung Dũng

(Thương vụ Việt Nam tại Tokyo)

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến? Ukraine tích cực xây dựng hệ thống phòng thủ đề phòng Nga tấn công
Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Người ta lo ngại về hiệu ứng lan tỏa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi một tàu container đâm vào một cây cầu ở thành phố Baltimore của Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea.
Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Chiều 28/3, tại TP.HCM, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo “Hướng tới mục tiêu Net Zezo: Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam – Canada".
Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas đã thiệt mạng trong một đợt không kích của IDF đầu tháng 3/2024.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km? Điều này phụ thuộc vào các loại vũ khí tấn công của AFU.
WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

Ngày 27/3, WTO dự đoán thuế hải quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số như phim trực tuyến và tải phần mềm sẽ đánh vào người tiêu dùng và DN vào năm 2026.
Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là ai?

Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là ai?

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố tân Chủ tịch là ông Dominik Meichle, Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân.
Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

CEO Dave Calhoun quyết định rời đi khi Boeing lún sâu vào khủng hoảng. Điều này gây sức ép cho Hội đồng quản trị phải tìm người kế nhiệm đưa công ty vượt khó.
Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tăng cường đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như: Văn hóa - du lịch, kinh tế thương mại, hợp tác đầu tư...
Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế, song các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới

Bộ KH&ĐT phối hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các cơ quan liên quan khởi động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê nước ngoài bỏ chạy do chịu nhiều tổn thất và nguy cơ ở tiền tuyến.
Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Cuộc khủng hoảng vận tải Biển Đỏ đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các tuyến đường qua Kênh đào Suez.
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư.
Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Vận tải biển chiếm khoảng 90% thương mại thế giới và chịu trách nhiệm cho gần 3% lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực.
Infographics: Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada

Infographics: Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada

Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada không ngừng được phát triển, củng cố trên nhiều lĩnh vực thông qua những cơ chế, chính sách của Chính phủ hai nước.
Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, nước này có khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước do nguồn cung nội địa tăng.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza sau khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết liên quan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát khi Quân đội Nga tiến vào phía Bắc Berdychi.
Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Kênh đào Suez - Biển Đỏ là tuyến đường vận chuyển quan trọng kết nối châu Á và châu Âu với gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua.
Infographics: Nhiều kỳ vọng trong hợp tác thương mại Việt Nam và Phần Lan

Infographics: Nhiều kỳ vọng trong hợp tác thương mại Việt Nam và Phần Lan

Những năm qua, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Phần Lan có những bước tăng trưởng ấn tượng, trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực.
Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Tòa án quận Basmanny của Moscow đã phê chuẩn lệnh bắt giữ thêm 3 nghi phạm được cho là có liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động