Kiểm soát an toàn thực phẩm- cần các giải pháp đồng bộ

Hôm nay (5/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016. 
Kiểm soát an toàn thực phẩm- cần các giải pháp đồng bộ
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Hội trường về ATTP

Những kết quả tích cực

Trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, đến nay, việc chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, UBND các cấp về ATTP đã được tăng cường, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động QLNN về ATTP. Hoạt động của các Ban chỉ đạo liên ngành đã được tăng cường cả ở Trung ương và địa phương. Nội dung hoạt động có nhiều sự đổi mới, tập trung vào thanh tra, kiểm tra liên ngành, xử lý sự cố ATTP, giải quyết các vướng mắc trong phân công, phân cấp quản lý ATTP. Nhiều vấn đề vướng mắc trong quản lý ATTP đã được tháo gỡ, nhiều vụ vi phạm pháp luật về ATTP được phát hiện, xử lý kịp thời.

Kiểm soát an toàn thực phẩm- cần các giải pháp đồng bộ
Ông Phan Xuân Dũng- Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Với từng ngành hàng, công tác quản lý ATTP trong sản xuất rau, quả tươi sống, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm có nhiều tiến bộ, bước đầu đã có mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi. Theo đó, trong sản xuất, kinh doanh rau, quả tươi sống, cả nước đã có 23.076 cơ sở sản xuất kinh doanh rau, quả tươi sống, với lượng sản xuất 3,9 triệu tấn rau, quả mỗi năm; đã có 43 tỉnh có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với diện tích quy hoạch đến năm 2020 là 120.870ha (chiếm 14,7% diện tích rau cả nước); có 1.530 cơ sở sản xuất rau áp dụng theo các tiêu chuẩn GAP với diện tích khoảng 12.687ha, bằng 1,54% diện tích rau cả nước; số cơ sở sản xuất, kinh doanh rau quả an toàn được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP là 57%.

Trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện SXKD sản phẩm thịt đạt 43% trên tổng số 15.388 cơ sở thuộc diện phải cấp giấy và chiếm 20,8% trên tổng số cơ sở chăn nuôi; số lượng cơ sở triển khai tổ chức áp dụng quy trình thực hành tốt trong chăn nuôi là trên 11.230 hộ, đã có trên 100 trang trại chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh. Đã có nhiều mô hình chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm theo chuỗi khép kín, đầu tư hệ thống chuồng, trại hiện đại, đệm sinh học, hầm biogas để cải thiện điều kiện chăn nuôi và xử lý ô nhiễm môi trường...

Trong nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thủy sản, tỷ lệ cơ sở nuôi trồng thủy sản năm 2015 được kiểm tra đạt yêu cầu là 89,1%, tăng so năm 2013 (66%); đến tháng 11/2016 đã cấp được 201 giấy chứng nhận VietGAP cho 350 cơ sở nuôi tôm, cá tra, rô phi…; ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt, có công nghệ siêu thâm canh trong hệ nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi trồng thủy sản bảo đảm kiểm soát dịch bệnh, hạn chế sử dụng kháng sinh, chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi.

Công tác quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu tăng, thị trường được mở rộng. Do kiểm soát tốt chất lượng, ATTP nên nông sản, thực phẩm Việt Nam đã có mặt trên 160 nước, trong đó có các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc… Nhiều loại nông sản như: gạo, chè, cà phê, hạt tiêu... của Việt Nam đã đứng vào tốp đầu trong các nước xuất khẩu trên thế giới.

Việc kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm soát các nguy cơ gây mất ATTP có nhiều tiến bộ. Số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện SXKD thực phẩm chiếm 61%, tăng gấp 6 lần so với giai đoạn 2006 - 2008. Cả nước có 519 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông, thủy sản an toàn, trong đó có 224 chuỗi được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát ATTP làm cơ sở cho việc nhân rộng trong thời gian tới.

Đối với thực phẩm chế biến công nghiệp, do được đầu tư và kiểm tra thường xuyên nên ATTP được bảo đảm, có chất lượng cao. Nhiều nhà máy và cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản đã áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý theo HACCP, ISO 22000; riêng chế biến thuỷ sản hiện có 645 cơ sở đạt quy chuẩn của Việt Nam, áp dụng HACCP phục vụ cho xuất khẩu trực tiếp vào EU, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Kiểm soát an toàn thực phẩm- cần các giải pháp đồng bộ
Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) tham gia thảo luận

Đồng bộ giải pháp đảm bảo ATTP

Đồng tình với những kết quả được UBTVQH đưa ra, nhưng cũng không ít ý kiến của các đại biểu cho rằng, cần nhiều giải pháp hơn nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN về ATTP.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai – đoàn Tiền Giang cho rằng, ATTP không phải là vấn đề mới phát sinh mà đã được lên tiếng nhiều năm nay. Nhiều hoạt động đẩy mạnh hiệu quả QLNN về ATTP đã được triển khai nhưng hiệu quả thu được chưa cao. Hàng chục nghìn vụ ngộ độc về mất an toàn thực phẩm đã diễn ra những năm vừa qua, hàng loạt bệnh phát sinh từ tích tụ thực phẩm không an toàn ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Để nâng cao hiệu quả QLNN về vấn đề ATTP, theo đại biểu, cần thiết lập đường dây nóng với đầu số dễ nhớ để người dân phản ánh về những vụ việc mất ATTP. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm soát chặt chất xả thải từ các khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung. Các tỉnh, thành phố cần nghiêm túc xem xét đưa tiêu chí ATTP là một tiêu chí bắt buộc khi xây dựng nông thôn mới.

Đại biểu Dương Minh Ánh – đoàn Hà Nội cho rằng, để có được sản phẩm rau quả tươi sống, thực phẩm an toàn thì nguồn nước, nguồn không khí, đất trồng phải sạch. Nhưng hiện nay, nước từ sông Đáy, sông Nhuệ ô nhiễm nên đã ảnh hưởng đến việc trồng trọt, chăn nuôi của các tỉnh ven 2 con sông này. Do đó, các cơ quan chức năng cần có các giải pháp “cứu” các con sông, từ đó đảm bảo cuộc sống cho 12 triệu người dân sống ven sông.

Bên cạnh đó, đại biểu Dương Minh Ánh cho rằng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ rượu tự nấu, rượu truyền thống hiện nay có nơi đã đến mức báo động đỏ. Theo thống kê, 80% rượu tiêu thụ trên thị trường không có nhãn mác và không kiểm soát được chất lượng, sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, giống nòi của người Việt Nam. Vì vậy, cần tăng chế tài xử phạt đối với cơ sở, cá nhân vi phạm; sửa Luật ATTP thành xử lý hình sự mới đủ sức răn đe.

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với báo chí, đại biểu Lưu Thành Công – đoàn Vĩnh Long cho rằng, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đã rất tập trung cho công tác thực hiện ATTP, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế xung quanh lĩnh vực này. Đơn cử, công tác tuyên truyền dù thực hiện nhiều nhưng mới chỉ tuyên truyền trên bình diện rộng, chưa đi vào chiều sâu, nên vì lợi nhuận vẫn còn một số hộ kinh doanh, cá nhân đưa thực phẩm bẩn vào thị trường tiêu thụ. Quan trọng hơn, trang thiết bị phục vụ cho ATTP còn rất thiếu và một số văn bản quy định của Chính phủ xung quanh lĩnh vực này còn chưa bao quát hết.

Do vậy, trong thời gian tới, để kiểm soát ATTP, cần hoàn thiện được bộ tiêu chí đánh giá, kiểm tra các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, các chợ nông sản ở địa phương vì lĩnh vực này còn đang bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm, đạo đức của người sản xuất kinh doanh gắn với việc tuân thủ pháp luật. Đặc biệt, Chính phủ cần có hỗ trợ tín dụng cho khâu sản xuất lớn, liên kết theo chuỗi sản xuất để có thể kiểm tra vấn đề ATTP một cách hiệu quả nhất.

Phương Lan - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động