Không dễ để các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ đạt VietGAP

Đến hết ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Viêt Nam theo quy định tại Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Theo đó, từ cuối năm 2014, ngành nông nghiệp Tiền Giang đã vận động, hỗ trợ các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh áp dụng và tiến tới chứng nhận VietGAP vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, để các hộ nuôi cá tra này đáp ứng được yêu cầu đạt chứng nhận VietGAP là điều không dễ.
Không dễ để các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ đạt VietGAP
Ngay từ cuối năm 2014, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã vận động, hỗ trợ các hộ nuôi cá tra trên địa bàn áp dụng và tiến tới chứng nhận VietGAP

Cá tra trước “vòng vây” tiêu chuẩn

Hiện nay, con cá tra Việt Nam có không ít hơn 9 bộ tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững quốc tế của các tổ chức phi chính phủ “bao vây”. Tuy nhiên, tựu chung lại thì các tiêu chuẩn này đều dựa trên cơ sở là tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) với bốn khía cạnh cơ bản là an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe động vật và an sinh xã hội. Trong đó, mỗi tổ chức sáng lập hệ thống chứng nhận đi sâu vào một khía cạnh nào đó để hình thành nên các bộ tiêu chuẩn khác nhau, và sau đó họ thực hiện những biện pháp tác động để các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm đạt được các loại chứng nhận này.

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, nhất là tôm nước lợ và cá tra chủ yếu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau trên thế giới yêu cầu sản phẩm thủy sản phải đạt được các chứng nhận khác nhau. Cụ thể, người tiêu dùng Tây Âu yêu cầu sản phẩm phải dán nhãn GlobalGAP, còn thị trường Mỹ yêu cầu chứng nhận GAA và hiện nay các nước Hà Lan, Đức, Thụy Sỹ đang đặc biệt quan tâm tiêu chuẩn dán nhãn ASC. Tuy nhiên, thị trường Đông Âu, châu Phi… lại không cần sản phẩm phải đạt được chứng nhận nuôi trồng thủy sản bền vững mà quan trọng nhất là sản phẩm phải đạt chất lượng theo yêu cầu của họ.

Những yêu cầu khác nhau này không những gây bối rối cho người nuôi cá tra mà ngay cả cơ quan quản lý trung ương và địa phương cũng khó khăn trong việc định hướng cho người nuôi cá tra áp dụng tiêu chuẩn nào là có hiệu quả nhất. Nhằm giải quyết phần nào bối rối trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành bộ tiêu chuẩn VietGAP cho cá tra, trong đó có đầy đủ những yêu cầu nuôi thủy sản bền vững của các bộ tiêu chuẩn quốc tế khác. Mục đích của VietGAP là giúp nâng cao chuỗi giá trị cho cá tra từ trang trại đến bàn ăn, góp phần để cá tra phát triển ổn định và bền vững, đảm bảo lợi ích người nuôi cũng như nhà chế biến xuất khẩu, là cơ sở để người nuôi cá tra trong nước tiến tới thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế khác như GlobalGAP, GAA, ASC...

Không dễ áp dụng đại trà

Nhằm giúp ngành cá tra phát triển ổn định và bền vững, ngày 29/4/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, trong đó quy định các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Viêt Nam trước ngày 31/12/2015. Trước tình hình này, ngay từ tháng 9/2014, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã vận động, hỗ trợ các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh áp dụng và tiến tới chứng nhận VietGAP vào cuối năm 2015 để các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, để các hộ nuôi cá tra này đáp ứng được 104 tiêu chí để đạt chứng nhận VietGAP còn nhiều khó khăn.

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, thực tế triển khai VietGAP cho các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh cho thấy, điều cần làm đầu tiên để nuôi cá tra theo VietGAP là các hộ nuôi cá tra phải ghi chép chi tiết, lưu giữ hồ sơ về quá trình cải tạo ao, sử dụng thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh, xử lý chất thải… theo biểu mẫu. Tuy nhiên, do trình học vấn các hộ nuôi cá còn hạn chế, việc tiếp cận VietGAP của các hộ dân gặp khó khăn, chưa kể nhân lực ngày càng khan hiếm và nhiều hộ phải thuê công nhân với trình độ văn hóa thấp nên việc ghi chép dù đơn giản cũng trở thành khó khăn.

Không dễ để các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ đạt VietGAP
Để các hộ nuôi cá tra này đáp ứng được yêu cầu để đạt chứng nhận VietGAP là điều không dễ.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay Hợp đồng thuê đất hợp pháp cũng là tiêu chuẩn khó khi các hộ nuôi cá tra đều vay vốn ngân hàng nên không giữ được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hay nhiều ao nuôi cá tra có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản.

Đối với tiêu chí hồ sơ giống, hiện nay nguồn cá giống sản xuất từ cá tra bố mẹ được xác nhận chất lượng còn rất khan hiếm, các hộ nuôi buộc phải mua giống trực tiếp từ các hộ ương cá tra giống, hay phải mua giống qua nhiều khâu trung gian để có cá giống thả nuôi. Việc chứng minh cá tra giống được sản xuất từ cá tra bố mẹ chất lượng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, các cơ sở ương giống không có giấy đăng ký kinh doanh nên cũng không được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương kiểm tra điều kiện ương giống theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ giống VietGAP yêu cầu phải có loại hồ sơ này.

Đối với hệ thống xử lý chất thải, hầu như tất cả hộ nuôi cá tra đều không có ao xử lý nước thải, không có ao chứa bùn để xử lý chất thải ao nuôi cá tra theo yêu cầu của VietGAP. Hiện tất cả các hộ nuôi cá tra đều thực hiện thay nước hàng ngày, trong khi quy trình xử lý nước sinh học trong ao lắng với cá, rong, cỏ… cần thời gian ít nhất 7 ngày thì nước thải mới đạt chất lượng theo quy định trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.Việc lấy mẫu nước thải để kiểm tra chất lượng nước trước khi thải ra môi trường cần một nguồn kinh phí rất lớn để lấy mẫu, vận chuyển, phân tích mẫu cũng làm tăng đáng kể chi phí cho các hộ nuôi.

Ngoài ra, hộ nuôi cá tra thực hiện VietGAP phải đặt các biển báo, cảnh báo nguy hiểm, nâng cấp nhà kho, nhà ở, nhà vệ sinh công nhân; xây dựng quy trình nuôi tốt, quy trình vệ sinh, bảo vệ sức khỏe động vật thủy sản; ký hợp đồng lao động, lập bảng chấm công, bảng lương cho người lao động làm thuê…., với tổng cộng đến 104 tiêu chí phải đáp ứng. Mỗi tiêu chí phải đáp ứng như vậy đều làm tăng không ít chi phí cho các hộ nuôi.

Tiêu chuẩn khó khăn là một phần nhưng điều quan trọng nhất khiến nhiều hộ nuôi cá tra chưa mặn mà trong việc áp dụng nuôi và chứng nhận VietGAP, bởi cho đến nay sản phẩm cá tra VietGAP vẫn chưa được thị trường thế giới công nhận và giá bán cá tra VietGAP vẫn không khác cá tra nuôi theo kiểu truyền thống trong chi phí nuôi cá tra theo VietGAP cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Đời, hộ nuôi cá tra ở ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã từng nói với cán bộ tư vấn thực hiện VietGAP của ngành nông nghiệp tỉnh: “VietGAP trong nuôi cá tra là chủ trương của Nhà nước, tôi vẫn chấp hành, nhưng nếu các chú yêu cầu tôi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như trong VietGAP thì tôi không làm nổi và không làm VietGAP nữa”.

Kết nối VietGAP với thị trường

Nếu đứng trên phương diện quản lý ngành hàng cá tra thì tư tưởng đầu tư nhiều hơn nhưng giá bán sản phẩm không tăng là chưa đúng, bởi VietGAP mang lại lợi ích lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam, tiến tới nâng cao giá trị toàn chuỗi cá tra. Tuy nhiên, về góc độ các hộ nuôi cá tra, khi đầu tư thêm không ít công sức, tiền của vào cùng một diện tích nuôi cá tra nhưng trước mắt sản lượng giảm (do phải dành một diện tích ao nuôi làm ao xử lý nước thải), giá bán không cao hơn so với sản phẩm sản xuất truyền thống thì rõ ràng không đủ động lực khiến họ nhiệt tình với VietGAP.

Muốn VietGAP được nông dân nuôi cá tra đồng tình ủng hộ thì các Bộ, ngành có liên quan cần có giải pháp giải quyết đầu ra ổn định, khẳng định một thương hiệu riêng để phân biệt với sản phẩm cá tra sản xuất theo kiểu truyền thống, với giá cả hợp lý hơn. Giá trị của cá tra VietGAP phải được nhìn nhận và khẳng định từ các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, từ cả thị trường trong nước và thế giới.

Cần phải nhanh chóng xúc tiến khâu quảng bá, đàm phán và thừa nhận của quốc tế đối với VietGAP để giúp giá trị cá tra VietGAP tăng lên, từ đó người dân mới toàn tâm toàn ý vào VietGAP bên cạnh những tiêu chuẩn khác như BAP, GlobalGAP, ASC... Những năm qua, nhiều mô hình VietGAP đã đạt những thành công bước đầu nhưng để nhân rộng cần phải có sự quyết liệt của nhiều Bộ, ngành nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ cá tra VietGAP. Ngoài ra, nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nuôi cá tra VietGAP và các nhà máy chế biến xuất khẩu liên kết với nhau theo quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thì các mô hình nuôi cá tra VietGAP mới tồn tại bền vững theo thời gian.

Chi cục Thủy sản đã rà soát các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện hỗ trợ thực hiện VietGAP theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc ban hành chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Kết quả có 04 hộ và 05 nhóm hộ nuôi cá tra (các hộ có sản lượng không đủ 500 tấn cá/năm, có vị trí gần nhau được gom thành 1 nhóm) đủ điều kiện hỗ trợ thực hiện VietGAP với tổng diện tích hơn 34,7 ha, sản lượng 12.600 tấn. Từ tháng 9/2014 đến nay, Chi cục Thủy sản đã đào tạo kiến thức và đang tư vấn, hướng dẫn các hộ nuôi cá tra ghi chép sổ nhật ký sản xuất, thực hiện các thủ tục theo 104 tiêu chí của VietGAP và hỗ trợ mua một số loại dụng cụ đo môi trường, bảng hiệu, bảng cảnh báo môi trường cần thiết.

Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa ký bản ghi nhớ (MoU) với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản (ASC) về việc cam kết thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm tại Việt Nam thông qua phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC. Trong đó, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ giảm thiểu các tác động đến môi trường từ việc nuôi trồng thủy sản. Tùy theo trên nhu cầu, các trang trại đã được chứng nhận VietGAP có thể đạt được một tiêu chuẩn quốc tế khác như ASC, giúp các cơ sở nuôi dễ dàng tiếp cận được các thị trường quốc tế và đảm bảo cho nghề nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm hơn.

Thành Công
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình đang có chuyến thăm, tổ chức xúc tiến đầu tư tại một số nước châu Âu, trong đó có Hungary.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Hải Dương phấn đấu có trên 85.000 người có trình độ đại học trở lên vào năm 2030

Hải Dương phấn đấu có trên 85.000 người có trình độ đại học trở lên vào năm 2030

Hải Dương phấn đấu nâng số người có trình độ từ đại học trở lên đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh lên trên 85.000 người.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và du lịch hè 2024.

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Thành ủy Tam Kỳ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Bí thư Thành ủy Tam Kỳ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Ông Trần Nam Hưng - Bí thư Thành ủy Tam Kỳ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thừa Thiên Huế: Cần sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Thừa Thiên Huế: Cần sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Chiều 22/4, Đoàn công tác Cục Đường bộ Việt Nam đã làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác đảm bảo an toàn giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Đà Nẵng: Hướng tới phát triển mô hình nhà ga sân bay thông minh đầu tiên tại Việt Nam

Đà Nẵng: Hướng tới phát triển mô hình nhà ga sân bay thông minh đầu tiên tại Việt Nam

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng tiếp tục đầu tư áp dụng công nghệ vào quy trình vận hành để hướng tới phát triển mô hình nhà ga sân bay thông minh đầu tiên tại Việt Nam.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Giới thiệu trực tuyến hơn 300 tài liệu, hình ảnh Điện Biên theo dòng lịch sử

Giới thiệu trực tuyến hơn 300 tài liệu, hình ảnh Điện Biên theo dòng lịch sử

Ngày 26/4/2024 sẽ diễn ra Triển lãm trực tuyến Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ với hơn 300 tài liệu, hình ảnh.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Thiếu cát, VSIP Cần Thơ đề nghị lấy tro xỉ làm vật liệu san lấp

Thiếu cát, VSIP Cần Thơ đề nghị lấy tro xỉ làm vật liệu san lấp

Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đề xuất sử dụng tro xỉ từ nhà máy điện than thay thế cát làm vật liệu san lấp tại dự án VSIP Cần Thơ.
Thừa Thiên Huế: Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID

Thừa Thiên Huế: Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID

Ngày 22/4, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn tỉnh.
Sắp diễn ra giải Quần vợt bãi biển Vô địch Quốc gia năm 2024 Cúp VTV8

Sắp diễn ra giải Quần vợt bãi biển Vô địch Quốc gia năm 2024 Cúp VTV8

Giải Quần vợt bãi biển Vô địch Quốc gia năm 2024 do VTV8 phối hợp với Liên đoàn Quần vợt Việt Nam; Sở VHTT&DL Thanh Hóa tổ chức vào tháng 5/2024 tại TP.Sầm Sơn.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng nhà máy xử lý rác thải

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng nhà máy xử lý rác thải

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung trên địa bàn.
Nắng nóng gay gắt, Quảng Ngãi tăng cường giải pháp chống hạn

Nắng nóng gay gắt, Quảng Ngãi tăng cường giải pháp chống hạn

Tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các đơn vị, địa phương vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn hợp lý để chủ động phòng, chống hạn hán.
Lào Cai: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Lào Cai: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Sáng nay (20/4), tỉnh Lào Cai tổ chức họp trực tuyến nghe các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Cần Thơ: Chiến lược nào để từ

Cần Thơ: Chiến lược nào để từ ''bét bảng'' thành ''đầu tàu'' kinh tế khu vực?

Tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 3,13%, thấp hơn bình quân chung cả nước và thấp nhất Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ diễn ra vào ngày 28/4/2024 tại TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các cơ quan liên quan quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo đúng quy định pháp luật.
Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quảng Nam: Chọn 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản

Quảng Nam: Chọn 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản

Qua bốc thăm ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã chọn ra 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản.
Thanh Hóa: Xử lý nghiêm tình trạng khai thác tận diệt thủy sản

Thanh Hóa: Xử lý nghiêm tình trạng khai thác tận diệt thủy sản

Tỉnh Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm tình trạng các tàu cá khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào, làm cạn kiệt tài nguyên thủy sản đang tái diễn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động