Khó chống thuốc lá nhập lậu, vì sao? - Bài 2: Luật “mâu thuẫn” với luật

Trong khi công tác chống buôn lậu thuốc lá chưa thực sự hiệu quả thì việc xử hình sự hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu đang gặp vướng mắc, thậm chí nhiều vụ việc không xử lý được do các quy định “đá” nhau.
Khó chống thuốc lá nhập lậu, vì sao? - Bài 2: Luật “mâu thuẫn” với luật
Chế tài xử lý thuốc lá nhập lậu còn nhiều chồng chéo, bất cập

Mỗi luật quy định một kiểu

Theo BCĐ 389 quốc gia, trong khi thuốc lá lậu cũng đang dần lấn át thị phần trong nước vì không phải in cảnh báo, không kiểm soát chất lượng và đặc biệt là giá rẻ thì khung pháp lý để xử lý các đối tượng này lại đang lộ nhiều bất cập, chồng chéo, thậm chí “mâu thuẫn” khiến các lực lượng chức năng khó xử lý hình sự các đối tượng này.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn - Phó Tư lệnh Cảnh sát biển - cho hay, buôn lậu thuốc lá trên biển không nhiều, nhưng số lượng thuốc lậu lại lớn, mỗi vụ bắt giữ lên đến hàng trăm nghìn bao trên vùng biển Đông Bắc và biển Tây Nam. Tuy nhiên, do việc xử phạt chưa đủ tính răn đe nên cũng gây khó khăn trong việc phòng, chống nạn buôn lậu thuốc lá.

Theo khoản 22 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 quy định xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh, nhập lậu, vận chuyển trái phép từ 500 bao trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi xử lý những vụ việc số lượng trên 500 bao đến dưới 1.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu khi chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự lại bị “vướng” bởi quy định tai khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tích số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC. Theo đó, đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ sản phẩm thuốc lá nhập lậu, việc xác định số lượng làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự (số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao được coi là số lượng lớn; Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao được coi là có số lượng rất lớn; Số lượng từ 13.500 bao trở lên được coi là có số lượng đặc biệt lớn). Chính vì vậy, không truy cứu trách nhiệm được các đối tượng vi phạm trong những trường hợp vận chuyển từ 500 - 1.500 bao bởi số lượng dưới mức căn cứ định tội của Thông tư 36.

Ông Huỳnh Văn Ú - Trưởng công an huyện Đức Huệ Long An - phản ánh, đến nay nhiều vụ việc cơ quan chức năng vẫn phải áp dụng Thông tư 36 để xử lý các đối tượng buôn lậu, những vụ việc dưới 1.500 không xử lý được do chưa có thông tư hướng dẫn Nghị định 124.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43 (ngày 07/5/2009), bổ sung mặt hàng “Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu” vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Ngoài ra, tại Điều 9 của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012 đã quy định rất rõ ràng “mua bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá nhập lậu” là những hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên Luật Đầu tư 2014 không quy định cấm đầu tư kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu trong khi lại quy định sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. “Việc này gây hiểu nhầm là kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu thuộc ngành nghề có điều kiện và tạo ra khó khăn trong công tác xử lý hình sự đối với kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu trong thực tiễn” - ông Vũ Văn Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam - phản ánh.

Bộ luật hình sự 2015: Lộ rõ những bất cập

Không chỉ Luật Thương mại, Luật Đầu tư và một số Nghị định, thông tư xử lý đối tượng buôn lậu thuốc lá mâu thuẫn. Mới đây, Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 được ban hành có thay đổi bất lợi đến công tác đấy tranh với vấn nạn buôn lậu thuốc lá. Cụ thể: Các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm nói chung và thuốc lá nhập lậu nói riêng được BLHS 2015 điều chỉnh tại 2 điều là 190 - Tội sản xuất buôn bán hàng cấm và Điều 191- tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Cả hai điều này đều bãi bỏ quy định về số lượng lớn, số lượng rất lớn và số lượng đặc biệt lớn khi xác định tội danh và khung hình phạt như quy định trước đây tại BLHS 1999. Theo đó, để xử lý hình sự theo điều 190 và 191 thì hàng giá trị phạm pháp phải tối thiểu bằng 100 triệu đồng đối với khung hình phạt 1 (chưa tính đến yếu tố vận chuyển qua biên giới, bởi trên thực tế rất khó bắt quả tang hoặc không có đủ bằng chứng, chứng minh được hành vi buôn bán, vận chuyển qua biên giới); Giá trị hàng hóa 300 triệu đồng trở lên với khung hình phạt 2 và 500 triệu đồng đối với khung hình phạt 3. Đối với thuốc lá nhập lậu, mức này là rất cao so với mức hiện hành (Khoản 2, điều 7 thông tư 36/2012)

Theo Hiệp hội thuốc lá phân tích, nếu tính giá do các đối tượng buôn lậu bán buôn trung bình đối tượng 2 sản phẩm Jet và Hero với mức giá 15.000đ/bao thì 1.500 bao; 4.500 bao và 13.500 bao sẽ tương đương với 22,5 triệu; 67.5 triệu và 202,2 triệu … giá trị thấp hơn rất nhiều lần so với giá trị hàng cấm tối thiểu để xử lý theo khung hình phạt 1,2,3 tại điều 190 và 191 BLHS 2015 mới là 100 triệu đồng; 300 triệu đồng và 500 triệu đồng.

Không những bất cập trong xử lý hình sự, quy định cơ sở định tội và định khung dựa trên giá trị hàng cấm dẫn đến yêu cầu phải định giá hàng cấm mới có thể xử lý hình sự. Khi định giá tài sản trong tố tụng hình sự, phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp giá thị trường tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm (Nghị định 26/2005/NĐ-CP, và Thông tư 55/2006/TT-BTC). Về bản chất, thuốc lá nhập lậu là mặt hàng cấm, do vậy các giao dịch đối với mặt hàng này đều không hợp pháp, và không được pháp luật công nhận. Bộ luật Dân sự đã quy định rất rõ rằng giao dịch dân sự “có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của luật” thì vô hiệu. Do đó, giá trong các giao dịch dân sự vô hiệu đó cũng sẽ không được công nhận. Vì vậy, việc định giá hàng cấm như quy định tại BLHS 2015 là không đảm bảo nguyên tắc “bảo đảm tính khả thi” của pháp luật như đã được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Luật sư Vũ Cát Tường - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH TC và Cộng sự - cho rằng: Nếu thực hiện, việc định giá để xác định giá trị hàng phạm pháp là thuốc lá lậu phục vụ mục đích xử lý hình sự này sẽ phức tạp, phải qua hội đồng định giá có sự tham gia của đại diện đến từ nhiều cơ quan khác nhau, có yêu cầu định giá, thực hiện khảo sát giá, xem xét tài sản, nghiên cứu thông tin liên quan đến tài sản cần định giá và tổ chức họp định giá; và do đó mất thời gian và tốn kém hơn nhiều so với việc xác định theo số lượng bao trước đây. “Quy định cơ sở định tội và định khung dựa trên giá trị hàng cấm tại BLHS 2015 có thể không đáp ứng được nguyên tắc “tiết kiệm”, “kịp thời” và nguyên tắc “dễ thực hiện” quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” - ông Tường chia sẻ.

(Còn nữa)

TIN LIÊN QUAN
Khó chống thuốc lá nhập lậu, vì sao? Bài 1: “Dân buôn” lộng hành và liều lĩnh
Thanh Hải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thuốc lá nhập lậu

Tin mới nhất

Nóng: Chuyển vụ Mailystyle sang công an để điều tra

Nóng: Chuyển vụ Mailystyle sang công an để điều tra

Vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle là điển hình trong lĩnh vực thương mại điện tử, tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Số hàng hóa vi phạm được tiêu hủy gồm 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu có nhãn hiệu Jet, Hero và Scott.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre đã phát hiện và xử lý gần 190 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 1,8 tỷ đồng.
TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

Sở Công Thương TP. Cần Thơ và Cục Quản lý thị trường đã có buổi làm việc với 3 doanh nghiệp cung cấp xăng dầu trên địa bàn thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Trong hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm về nhãn hàng hóa và niêm yết giá không rõ ràng.
Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Hai cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột vừa bị Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk xử phạt về hành vi bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 232 vụ, phát hiện và xử lý 92 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.
Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Ngày 26/3, Cục Quản lý thị trường Quảng Bình vừa ra quyết định xử phạt, tịch thu 01 máy phát điện nhập lậu của Công ty Ngân Hà.
Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch kiểm tra 42 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn, thời gian từ tháng 4 đến giữa tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa xử phạt 70 triệu đồng đối một công ty kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

Số hàng hoá mà Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiêu huỷ gồm gần 42.000 sản phẩm, trị giá khoảng 1,4 tỷ đồng thuộc 30 quyết định xử phạt hành chính.
Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa quyết định tịch thu 1.700 sản phẩm được sản xuất ngoài Việt Nam không có hóa đơn, chứng từ
Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Ngày 22/3, Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp vừa phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm nhãn hàng hóa, đăng ký sản xuất là Công ty CP phân bón Quốc tế Âu Việt
Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang sẽ tiến hành kiểm tra công tác chấp hành pháp luật đối với 37 tổ chức kinh doanh mua bán xăng dầu.
Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.
Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Ngày 21/3, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Hội đồng tiêu hủy tỉnh Bình Định tổ chức tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá điếu vi phạm, nhập lậu.
Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An đang tạm giữ 104 bao đường cát (5,2 tấn) không có hoá đơn, chứng từ, nghi nhập lậu.
Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Trưởng Ban chỉ đạo 389 nhận xét, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Bình đã tổ chức tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính 850 cái mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng
Tuyên Quang: Tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang tổ chức tiêu hủy 1.385kg mỡ lợn, lô hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 50 triệu đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ gần 800 hộp mỹ phẩm, nước hoa nghi giả mạo nhãn hiệu

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ gần 800 hộp mỹ phẩm, nước hoa nghi giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện và thu giữ gần 800 sản phẩm là mỹ phẩm, nước hoa không có hoá đơn chứng từ, nghi giả mạo.
Phú Yên: Tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Phú Yên: Tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Ngày 20/3, Tổng cục Quản lý thị trường thông tin, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên hợp kiểm tra, tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập trái phép.
Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh gas khu vực miền Trung bức xúc với vấn nạn "cắt tai mài vỏ"

Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh gas khu vực miền Trung bức xúc với vấn nạn "cắt tai mài vỏ"

Các doanh nghiệp bức xúc khi phát hiện vỏ bình gas mang thương hiệu của mình đang tập kết trái phép tại một số nhà kho trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Thái Nguyên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 940 triệu đồng

Thái Nguyên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 940 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiêu hủy tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu với tổng trị giá gần 940 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động