Hướng đi nào cho hiệp định thương mại giữa EU và Nhật Bản?

Việc tuyên bố về Hiệp định Đối tác kinh tế EU-Nhật Bản (JEEPA) vào ngày 6/7/2017 đã diễn ra hoàn hảo: một ngày trước khi diễn ra Hội nghị Cấp cao G20 tại Hamburg (Đức).
Hướng đi nào cho hiệp định thương mại giữa EU và Nhật Bản?

Vào thời điểm mối quan tâm ngày càng tăng về hội nhập kinh tế và chủ nghĩa đơn phương Hoa Kỳ, Hiệp định JEEPA cho thấy các hiệp định thương mại phức tạp vẫn có thể thực hiện được nếu không có Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là nước duy nhất hoạt động tích cực trong việc định hình thương mại ở châu Á. Tuy nhiên, Hiệp định giữa EU và Nhật Bản cần phải có nhiều ý nghĩa hơn là một thỏa thuận thương mại. Mở rộng thị trường số và mối quan hệ với nhà đầu tư ngày càng khó khăn ở châu Á cần những khuôn khổ mới hơn mà JEEPA nên dẫn đầu vai trò này.

Các cuộc đàm phán phải giải quyết các vấn đề gây tranh cãi như “đổi xe ôtô với pho mai” giữa các nhà sản xuất xe ôtô cạnh tranh nhất thế giới và thị trường bơ sữa được kiểm soát chặt chẽ của EU là một kết quả thành công đáng kể. Nhưng tác động kinh tế của hiệp định sẽ được giới hạn ở khoảng 0,1% GDP bổ sung cho EU và 0,2% cho Nhật Bản. Tác động trực tiếp nhất được cảm nhận rõ nhất trong một số ngành bị quy định chặt chẽ như dược phẩm và thực phẩm cũng như giữa các nhà cạnh tranh về máy móc và điện tử. Trước JEEPA, Nhật Bản đã ủng hộ mạnh mẽ các hiệp định thương mại đa phương, nhưng chậm triển khai các đàm phán song phương. Nhật Bản đối mặt với hiệu ứng “bát mì” của nhiều hiệp định song phương và khu vực ở châu Á, vốn khó đàm phán toàn diện, kết hợp với việc Hoa Kỳ ngày càng quyết đoán hơn và Trung Quốc ngày càng tham gia các đàm phán song phương.

Ở Nhật Bản, xuất khẩu chỉ chiếm 16% GDP, do đó các ngành công nghiệp trong nước và dịch vụ chiếm ưu thế trong chương trình nghị sự hơn là lợi ích của các nhà xuất khẩu, gây khó khăn cho các thỏa thuận bãi bỏ quy định ngay cả khi lợi ích dài hạn rõ ràng. Sự thành công của hiệp định đối tác kinh tế với EU chỉ được kéo dài trong năm 2012 khi Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra chính sách kinh tế hứa hẹn khởi đầu cho nền kinh tế bằng cách in tiền trong khi thực hiện một loạt cải cách cơ cấu. Năm 2016, Nhật Bản kém hiệu quả trong hầu hết các chỉ số hiệu suất chính sách khi so sánh với Đức. Các hiệp định thương mại quốc tế đã được xác định là một trong những động lực tốt nhất cho cạnh tranh, bãi bỏ quy định và năng suất lao động trong nền kinh tế già hóa nhanh chóng của Nhật Bản.

Tuy nhiên, thay vì tập trung đàm phán với EU, khi mức thuế cao hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích từ góc nhìn của các ngành, Nhật Bản đã tiến hành đàm phán TPP với Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác, hứa hẹn cải cách trong nước. TPP cho phép tiếp cận các thị trường chính của châu Á và hấp dẫn bởi Hoa Kỳ nhấn mạnh vào thúc đẩy tự do hóa thương mại và dịch vụ ở mức độ cao, đồng thời thúc đẩy việc bảo vệ quyền tác giả, nhà đầu tư và bảo vệ môi trường.

JEEPA chỉ trở lại ngay sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh chính thức rút Hoa Kỳ khỏi TPP. Trớ trêu thay, hiệp định giữa Nhật Bản và EU tập trung chủ yếu vào thương mại song phương, bây giờ có cơ hội đóng vai trò quan trọng trong mở rộng đàm phán thương mại và đầu tư ở châu Á. EU thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế vì quy mô của thị trường khối này và sức mạnh của Ủy ban EU trong tìm kiếm giải pháp chung. Nhưng trong các lĩnh vực quan trọng khác, như bảo vệ dữ liệu an ninh mạng, EU thiếu sự thúc đẩy và thực thi như của Hoa Kỳ. Để lấp khoảng trống này, sáng kiến “xây dựng một nền kinh tế dữ liệu” trên thị trường chung số hóa EU cần phải tìm hướng vào các hiệp định về thương mại điện tử xuyên biên giới, cải cách quy định quyền tác giả và viễn thông. Việc bảo vệ nhà đầu tư đang được đàm phán là phần cuối cùng của JEEPA, kết quả sẽ trở nên đặc biệt quan trọng vì EU và Nhật Bản gia tăng đầu tư ở khu vực châu Á. Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, EU đang cố gắng giải quyết các bảo lưu ngày càng tăng nhằm bảo vệ nhà đầu tư, vốn đã trở thành một công cụ không rõ ràng được các công ty đa quốc gia sử dụng để phá vỡ các chính sách công trong nước. Bằng cách đề xuất thiết lập tòa án đầu tư đa phương minh bạch, tiêu chuẩn hóa, dễ tiếp cận cho các nhà đầu tư nhỏ, tập trung vào bảo vệ lợi ích cộng đồng trước lợi ích của nhà đầu tư, EU hy vọng đặt ra tiêu chuẩn mới cho lĩnh vực này.

Tuy nhiên, ở một châu Á ít hội nhập hơn so với EU, việc xây dựng thể chế như thế thường nhận được sự hoài nghi cao, bởi vì tòa án thường trực có thể hạn chế chủ quyền quốc gia thậm chí nhiều hơn nhu cầu bồi thường của nhà đầu tư. Ở châu Á, nhu cầu giải quyết tranh chấp cần phải linh hoạt, đơn giản và có định hướng bồi thường. Đây sẽ là thành tựu lớn nếu JEEPA có thể đóng góp giải pháp khả thi giữa các yếu tố cạnh tranh nhau.

Việc tạo ra một khuôn khổ đầu tư theo định hướng trong tương lai sẽ đặc biệt quan trọng vì hai lý do: Thứ nhất, các nhà chức trách của Trung Quốc đang thắt chặt khuôn khổ pháp lý với một sự quan tâm không nhỏ tới lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng hỗ trợ tích cực đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở châu Á, thương mại điện tử, số hóa. Thứ hai, các sáng kiến tương tự trong khuôn khổ TPP, JEEPA hoặc ASEAN đều đang bị trì trệ. Do đây là một số vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư của Nhật Bản và EU ở châu Á, một khuôn khổ được đàm phán tốt về đầu tư và giải quyết tranh chấp có thể trở thành cơ sở quan trọng cho các hiệp định trong tương lai.
Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bước tiến đầu tiên hướng tới giá carbon toàn cầu

Bước tiến đầu tiên hướng tới giá carbon toàn cầu

Tổ chức Hàng hải Quốc tế của LHQ (IMO), cơ quan quản lý ngành vận tải biển, về cơ bản đã vừa cam kết tạo ra mức giá carbon toàn cầu đầu tiên trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến? Ukraine tích cực xây dựng hệ thống phòng thủ đề phòng Nga tấn công
Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Người ta lo ngại về hiệu ứng lan tỏa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi một tàu container đâm vào một cây cầu ở thành phố Baltimore của Mỹ.
Nga tăng cường nhập khẩu xăng; Mỹ mua dầu cho kho dự trữ khẩn cấp quốc gia

Nga tăng cường nhập khẩu xăng; Mỹ mua dầu cho kho dự trữ khẩn cấp quốc gia

Nga gần đây đã tăng cường nhập khẩu xăng từ Belarus trong tháng 3 để giải quyết nguy cơ thiếu hụt tại thị trường nội địa.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea.

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất điện của EU đạt bước tiến mới

Sản xuất điện của EU đạt bước tiến mới

Sản xuất điện của Liên minh châu Âu (EU) đạt bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng ít carbon vào năm 2023.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas đã thiệt mạng trong một đợt không kích của IDF đầu tháng 3/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km? Điều này phụ thuộc vào các loại vũ khí tấn công của AFU.
WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

Ngày 27/3, WTO dự đoán thuế hải quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số như phim trực tuyến và tải phần mềm sẽ đánh vào người tiêu dùng và DN vào năm 2026.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân.
Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

CEO Dave Calhoun quyết định rời đi khi Boeing lún sâu vào khủng hoảng. Điều này gây sức ép cho Hội đồng quản trị phải tìm người kế nhiệm đưa công ty vượt khó.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tăng cường đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như: Văn hóa - du lịch, kinh tế thương mại, hợp tác đầu tư...
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê nước ngoài bỏ chạy do chịu nhiều tổn thất và nguy cơ ở tiền tuyến.
Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Cuộc khủng hoảng vận tải Biển Đỏ đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các tuyến đường qua Kênh đào Suez.
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư.
Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Vận tải biển chiếm khoảng 90% thương mại thế giới và chịu trách nhiệm cho gần 3% lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực.
Cầu Francis Scott Key ở Mỹ bị tàu hàng đâm sập

Cầu Francis Scott Key ở Mỹ bị tàu hàng đâm sập

Sáng 26/3 (theo giờ địa phương), một đoạn cầu Francis Scott Key (cầu Key) ở bang Maryland, Mỹ đã bị sập do một tàu chở hàng đâm trúng.
Bitcoin bất ngờ trở lại mốc 70.000 USD

Bitcoin bất ngờ trở lại mốc 70.000 USD

Giá Bitcoin bất ngờ tăng vọt trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 3 và trở lại mốc 70.000 USD.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza sau khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết liên quan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát khi Quân đội Nga tiến vào phía Bắc Berdychi.
Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Kênh đào Suez - Biển Đỏ là tuyến đường vận chuyển quan trọng kết nối châu Á và châu Âu với gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua.
Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Tòa án quận Basmanny của Moscow đã phê chuẩn lệnh bắt giữ thêm 3 nghi phạm được cho là có liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 26/3/2024: Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 26/3/2024: Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động