Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của Việt Nam đang diễn ra sôi động với rất nhiều sự kiện đòi hỏi các Bộ ngành cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về HNKTQT, nhằm giúp cho các cán bộ quản lý Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo tầng lớp nhân dân kịp thời nắm bắt thông tin, hiểu và thực hiện tốt hơn nữa các cam kết HNKTQT. Báo Công Thương xin trích đăng ý kiến của một số hiệp hội, DN về công tác này.

Ông Hồ Nghĩa Dũng- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam:

Cần thông tin chi tiết, cụ thể

Việc đẩy mạnh tuyên truyền trong lĩnh vực hội nhập được các bộ, ngành, cơ quan truyền thông thực hiện khá sớm. Tuy nhiên, các thông tin còn chung chung, chưa đi sâu và chưa cụ thể đối với từng hiệp định.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Trong khi đó, các DN ngành thép hiện nay đang rất quan tâm tới các dòng thuế trong các hiệp định, lộ trình thực hiện như thế nào… để chuẩn bị cho sản xuất, kinh doanh được tốt hơn. Đặc biệt, Hiệp hội rất quan tâm tới các cơ chế, chính sách và những diễn biến của thị trường để hỗ trợ cho các DN trong ngành thép, đồng thời cũng là điều kiện cần để Hiệp hội trở thành cầu nối cung cấp thông tin cho giới truyền thông khi cần. Có một số hiệp định đã được ký kết, một số báo đã liên hệ tới Hiệp hội để chia sẻ ý kiến, nhưng chúng tôi không thể trả lời được, vì không nắm được thông tin chính xác các dòng thuế trong các hiệp định đối với ngành thép.

Theo tôi, cần định hướng đi sâu vào tuyên truyền chi tiết, rõ nét các nội dung của từng hiệp định như: Hiệp định nào đang chuẩn bị đàm phán, đang đàm phán, đàm phán đến độ nào, hoặc hiệp định nào đã ký, trong đó có những nội dung cụ thể, chi tiết.

Bà Đặng Phương Dung- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Cần sự gắn kết giữa cơ quan truyền thông với hiệp hội ngành hàng

Công tác tuyên tuyền về hội nhập thời gian qua khá rầm rộ và đã đạt được hiệu quả nhất định.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Với các hiệp định như: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam- EU, FTA Việt Nam- Hàn Quốc…, ngành dệt may được nhận định sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do nhiều dòng thuế sẽ giảm về 0%. Hiện số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng gia tăng, nhằm đón đầu các FTA. Do đặc thù, dệt may là ngành hội nhập kinh tế quốc tế rất sớm. Phần lớn DN dệt may đã dành nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu những thuận lợi và thách thức từ các hiệp định sắp được ký kết để có đối sách phù hợp cũng như các giải pháp căn cơ nhằm đón đầu cơ hội.

Khi các FTA có hiệu lực, DN Việt Nam cần phải hiểu rõ về các hiệp định thương mại. Theo tôi, cần phải tuyên truyền rất cụ thể cho DN về các hiệp định thương mại. Trong từng hiệp định thương mại, cần phải chú ý đến điểm nào, mục nào có tác động nhiều và trực tiếp đến ngành hàng đang sản xuất xuất khẩu. DN cũng như các tổ chức ngành hàng cần phải xử lý thông tin thế nào để tận dụng được lợi thế, hạn chế được những điểm bất lợi.

Ông Phan Hữu Đễ - Cố vấn cao cấp Hiệp hội Cà phê- ca cao:

Định hướng cụ thể về hội nhập

Tại thời điểm này, nhiều FTA đa phương, song phương giữa Việt Nam và các nước, khu vực đã được ký kết, mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa, nhất là hàng nông sản. Chính vì vậy, việc thông tin cho DN tiến tới hội nhập sâu rộng là rất cần thiết.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Cà phê là mặt hàng nông sản nhạy cảm, bản thân Hiệp hội và DN đã quan tâm tới các thông tin về hội nhập từ lâu để chủ động đối phó. Để tận dụng tối đa từ các FTA, cần tăng cường tuyên truyền về thuế nhập khẩu, xuất khẩu; các giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước; xác định vai trò và tầm quan trọng của DN trong việc xây dựng chuỗi liên kết để tiêu thụ sản phẩm ra thị trường thế giới... Thông tin về hội nhập rất quan trọng, nếu thiếu thông tin sẽ làm mất đi nhiều cơ hội cho địa phương và DN.

Hàng năm, Vicofa có tổ chức các lớp học về năng lực cạnh tranh của ngành cà phê ở TP.Hồ Chí Minh, Đăk Lăk…, trong khóa học cũng lồng ghép các vấn đề mới. Hiện trên website của Vicofa cũng có nhiều thông tin về hội nhập để DN có thể tiếp cận.

Theo tôi, đối với các DN trong ngành cà phê, cái DN cần không phải là nhận thức chung chung mà phải cụ thể các cơ chế, chính sách, ví dụ từng FTA sẽ tạo ra cơ hội và thách thức cụ thể gì. Tức là, phải định hướng lại việc cung cấp thông tin hội nhập cho DN.

Ông Diệp Thành Kiệt- Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam:

Nên tạo kênh thông tin riêng về hội nhập

Theo tôi, việc tuyên truyền về các FTA đã ký kết, đang ký kết và chuẩn bị ký kết thì các phương tiện thông tin đại chúng đã truyền đạt tốt. Tuy nhiên, đối với các công việc cần chuẩn bị từ Chính phủ, khuyến cáo cho DN... lại chỉ ở mức tương đối. Lâu lâu mới có một vài bài viết nhận định sâu, xác thực của lãnh đạo Bộ Công Thương. Đây là những thông tin hay, cụ thể, giúp DN có sự chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập. Riêng với việc tuyên truyền cho người dân biết họ được gì, hưởng lợi những gì khi hội nhập vẫn còn mơ hồ. Nhiều người dân không hiểu việc hạ thuế nhập khẩu ngoài đối tượng hưởng lợi là DN, người dân cũng được thụ hưởng.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Đối với ngành dệt may, da giày, thời gian qua, công tác tuyên truyền đã phần nào đáp ứng được nhu cầu. Chẳng hạn, thông tin tuyên truyền khi Việt Nam ký FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu, với Hàn Quốc đã có tác động tích cực đến DN, thông tin cho DN biết được lợi ích gì, phải làm gì khi FTA đã ký?

Ngoài ra, việc tuyên truyền không nhất thiết phải làm theo kiểu “dâng tới nơi” mà nên tạo các kênh để giúp DN nghiên cứu sâu. Vì không có bài báo nào có thể mang đến hiểu biết cho tất cả các ngành hàng. Do đó, Bộ Công Thương nên có một cổng thông tin riêng về hội nhập để DN tải thông tin về nghiên cứu. Nếu được, nên xây dựng một đường dây nóng để DN hỏi khi có nhu cầu tìm hiểu thêm.

TS.Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam:

Doanh nghiệp thủy sản ít tham gia hội chợ nước ngoài

Mặc dù độ bao trùm và phổ biến các thông tin về hội nhập nói chung trong thời gian qua của Bộ Công Thương đã thường xuyên, liên tục, nhưng với riêng ngành nông nghiệp vẫn chưa phủ hết, nhất là với ngành thủy sản. DN, người nuôi trong ngành thủy sản chỉ đơn thuần làm theo cảm tính, theo tin đồn, chứ không biết thực tế nhu cầu của thị trường thế giới để sản xuất cho đúng.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Trên thế giới có rất nhiều hội chợ, triển lãm liên quan đến lĩnh vực thủy sản, nhưng chỉ các cơ quan quản lý mới biết hết, các DN chỉ tham gia được số ít trong số hàng trăm các hội chợ, triển lãm. Hiện nay các DN ở nông thôn đa phần là nhỏ và vừa, việc tiếp cận các nguồn thông tin rất hạn chế, sản xuất đa phần theo phong trào, mang tính mùa vụ, nên dẫn đến tình trạng được mùa rớt giá thường xuyên.

Theo tôi, thông tin tuyên truyền về hội nhập nói chung nên được phổ biến rộng rãi hơn nữa và tập hợp về các hiệp hội ngành hàng để có kế hoạch phổ biến cụ thể đến từng đối tượng, có chiến lược hoạt động cụ thể. Các bộ, ngành cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để việc tuyên truyền được kịp thời, chính xác và không bị bỏ sót thông tin.

Ông Trần Tuấn Dương - Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát:

Nên tạo nhiều diễn đàn

Thời gian gần đây, trong quá trình đàm phán FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á- Âu, cũng như cam kết của Việt Nam trong các FTA ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tham khảo ý kiến các DN, hiệp hội nhiều hơn. Đây là điều đáng ghi nhận khi mở rộng hợp tác giữa cơ quan có thẩm quyền và DN, hiệp hội…

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả hơn, giúp DN cũng như hiệp hội nắm bắt được thông tin chính xác của các FTA, theo tôi, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong hội nhập cần tham khảo ý kiến hiệp hội, DN rộng rãi hơn nữa và tạo ra nhiều diễn đàn để tiếp nhận những ý kiến tham gia, giúp các cơ quan truyền thông định hướng tốt hơn và chính xác hơn.

Bên cạnh đó, các DN mong muốn phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tuyên truyền cụ thể hơn về các biểu thuế, cập nhật nhanh hơn và chi tiết hơn về những FTA. Tốt hơn nữa là phản ánh bằng những bài viết mang tính phân tích, bình luận về những điều kiện của FTA ảnh hưởng như thế nào tới từng ngành nghề, từng DN, tạo thuận lợi cho DN cập nhật được thông tin chính xác, kịp thời để có phương hướng sản xuất, xuất nhập khẩu tốt hơn.

Ông Nguyễn Văn An- Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Hòa:

Phát huy vai trò của hiệp hội trong tuyên truyền

Với những FTA mà Việt Nam đã ký kết gần đây, chúng tôi chủ yếu đón nhận thông tin thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và một số văn bản từ VCCI. Nhìn chung, công tác truyền thông của các bộ chuyên ngành trong lĩnh vực này chưa sâu sát, thông tin chưa tức thời, chưa đến được ngay với các DN. Các hội thảo với mục đích trao đổi, truyền tải rõ cho DN cũng chưa được tổ chức nhiều, rất ít hội thảo từ Bộ Công Thương hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Thưc tế hiện nay, có những DN hiểu biết tốt về FTA, nhưng cũng có rất nhiều DN còn “lơ mơ”, trong khi đây lại là vấn đề “sống còn” với các DN. Vẫn biết rằng, các DN phải chủ động tìm hiểu thông tin, nhưng thiết nghĩ, các cơ quan quản lý nên đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, trong đó, chú trọng phát huy vai trò của các hội, hiệp hội- “cầu nối” giữa các DN và các cơ quan quản lý nhà nước. Hiệp hội chính là nơi tập hợp nhiều nhất các DN liên quan đến từng ngành nghề khác nhau, do đó việc tuyên truyền các chính sách mới thông qua hiệp hội sẽ trở nên sát với thực tế hơn. Sau đó, hiệp hội nên có những hướng dẫn chi tiết đến lãnh đạo của các DN.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng, do đó cần phân tích rõ các lợi ích cũng như thách thức mà các ngành hàng sẽ phải đối mặt khi các FTA có hiệu lực.

Ông Trần Đình Thăng - Giám đốc Công ty TNHH Nhật Việt (Hải Phòng):

Doanh nghiệp chủ động tiếp cận thông tin

Công ty Nhật Việt hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giày dép. Với 1.000 nhân viên, trung bình sản lượng đạt từ 2,5- 2,6 triệu đôi/năm, trong đó 70 - 75% phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, sản phẩm thương hiệu Vento của Nhật Việt đã có mặt tại 27 nước trên thế giới. Các thị trường lớn Nhật Việt đã hướng đến thành công như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Đông, ASEAN.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác tuyên truyền trong lĩnh vực hội nhập hiện nay còn yếu cả về chất và lượng; chưa đi đúng vào cái DN cần. Nhiều khi DN trong nước nắm bắt các thông tin, chính sách, luật pháp liên quan tới hội nhập còn sau các DN nước ngoài. Cái DN cần là công tác tuyên truyền không chỉ nói chung chung, mà phải đi sâu vào phân tích để thấy được lợi ích kinh tế đằng sau các FTA. Trong mỗi ngành hàng sản xuất trong nước, công tác tuyên truyền cần hiểu sâu được mặt ưu, mặt nhược. Truyền thông sẽ cung cấp cho DN nhiều thông tin từ thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, nhiều DN Việt Nam quy mô còn nhỏ lẻ, nếu không được sự hỗ trợ của nhà nước thì sẽ thua ngay trên sân nhà. “Tử tế” trong sản xuất, kinh doanh, “làm thật” chính là điều mà DN trong nước cần chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy để có thể hội nhập đúng nghĩa.

Ông Nguyễn Quang Huy- Giám đốc Kinh doanh Maichau Ecologe:

Tuyên truyền về hội nhập trong lĩnh vực du lịch còn yếu

Công tác tuyên truyền của ngành du lịch trong lĩnh vực hội nhập rất yếu, không tương xứng với tốc độ công nghệ và phương tiện tuyên truyền.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Công tác này chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN du lịch. Đặc biệt, sau những sự kiện ký kết FTA mới đây của Việt Nam với các nước và nhất là cuối năm, Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành lập, hiện nay chúng tôi còn rất mù mờ về các cơ hội và thách thức nên chưa biết chuẩn bị gì, như thế nào.

Vì vậy, ngành du lịch cần nhận được sự tuyên truyền sâu rộng hơn về các hiệp định ký kết với khu vực; các sứ quán, lãnh sự quán phải tích cực hơn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt. Tận dụng các kênh ngoại giao văn hóa và mời các doanh nghiệp lữ hành tham gia công tác quảng bá, xúc tiến ở thị trường quốc tế… Ngoài ra, để khắc phục những hạn chế trong công tác tuyên truyền hội nhập cần phải xây dựng được chiến lược PR hình ảnh đất nước, con người; phải có chiến lược marketing dài hạn và kế hoạch hành động hàng năm, cơ quan chủ quản phải tập hợp các tác nhân: Cơ quan điều hành, các đơn vị DN du lịch, các hiệp hội trong nước, mời báo chí trong và ngoài nước tham gia phản biện...

Ông Trần Anh Sơn- Tổng giám đốc Công ty Nông sản xuất nhập khẩu Nghệ An:

Doanh nghiệp vẫn tự “bơi”

Do tiếp cận với thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế rất ít, các DN ở Nghệ An không có nhiều sự chuẩn bị cho công tác hội nhập. Ở Nghệ An còn thiếu các cuộc đối thoại giữa các ban, ngành, giữa các DN với nhau; không có các cuộc hội thảo, giới thiệu cơ hội mở rộng thị trường cho DN; các kênh truyền thông hầu như chưa giúp được DN trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư... Hệ quả là DN phải tự “ bơi” trong hàng loạt thông tin đa chiều.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Cần phải đưa đến cho DN những thông tin chính thống, hiệu quả, qua đó, DN tìm được những bạn hàng đáng tin cậy. Ví dụ, công ty chúng tôi chuyên xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn. Đây là ngành hàng nông sản chủ lực của Nghệ An, song thiếu kênh thông tin giúp DN tiếp cận với các thị trường trên thế giới. Lâu nay, công ty chỉ có bạn hàng là Trung Quốc, hầu như “tất cả trứng đều nằm trong một giỏ”, cho nên khi có biến động thì việc xuất khẩu rất nhiều khó khăn vì phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường.

Để việc tuyên truyền ngày càng tốt hơn, phục vụ thiết thực hơn cho DN, trước hết, ngành Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, các ngành liên quan có nhiều hơn những chương trình xúc tiến đầu tư, các trang thông tin điện tử. Nhưng cũng phải nhìn nhận 1 nghịch lý, đó là tuyên truyền thì vẫn tuyên truyền nhưng nhiều DN vẫn không mặn mà quảng bá sản phẩm lên những trang mạng chính thống.

Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.Hồ Chí Minh:

Để doanh nghiệp dễ dàng cập nhật thông tin

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Theo khảo sát của Hiệp hội, gần 50% DN thiếu thông tin hội nhập, trên 70% DN cần nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý (từ 7- 8%/năm, trung và dài hạn)… Để DN tham gia vào các FTA, đủ sức cạnh tranh, rất cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, cấp bách cải cách khung pháp lý, cải cách hành chính, chống tham nhũng, hỗ trợ nguồn vốn, phổ biến hướng dẫn các thông tin hội nhập, hỗ trợ đào tạo và đổi mới công nghệ…

Ngoài ra, dưới góc độ thông tin, báo chí hiện nay đã hỗ trợ rất tích cực cho các DN trong quá trình hội nhập, đánh động cho DN về sự cần thiết, cấp bách, các cơ hội, thách thức của quá trình hội nhập. Tuy nhiên, các vấn đề thông tin tuyên truyền hiện chỉ dừng lại ở mức chung chung, vì thế các DN cũng chỉ nắm được thông tin một cách khái quát. Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có một hệ thống thông tin hội nhập tập trung, tất cả quy về một đầu mối, xây dựng kênh thông tin online để có thể trao đổi trực tiếp với DN; các tài liệu hội nhập cần tập hợp thành một cuốn sổ tay để DN có thể dễ dàng cập nhật nhất.

Ông Đinh Hữu Thạnh- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Giao nhận vận tải Con Ong:

Thông tin cần thiết thực hơn

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Các thông tin mà chúng tôi nhận được qua các hội thảo chỉ mang tính khái quát. Tiếp xúc với các khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu, chúng tôi nhận thấy khách hàng còn chưa nắm được cụ thể việc hội nhập gồm những gì… Bản thân công ty chúng tôi là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các thông tin liên quan đến quá trình hội nhập một cách chính thống, để từ đó có thể cung cấp cho khách hàng những tư vấn giá trị. Vì vậy, công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông cần làm tốt hơn nữa, giúp các DN tiếp cận thông tin nhạy bén hơn.

Để công tác tuyên truyền được tốt hơn, chúng tôi nghĩ, nên giao cho các hiệp hội ngành dọc, để nghiên cứu sâu hơn các tác động liên quan cụ thể tới từng ngành, rồi từ đó tuyên truyền phổ biến một cách cụ thể, sát sao hơn. Ngoài ra, cần lập website tuyên truyền về hội nhập với đầy đủ các thông tin sắp xếp theo ngành dọc, phổ biến rộng rãi về website đó cho cộng đồng doanh nghiệp được biết. Bên cạnh đó, nên có cơ quan chuyên trách làm đầu mối cung cấp thông tin về quá trình hội nhập, các hiệp định được ký kết và các khả năng từ các hiệp định đang đàm phán để DN có một sự chuẩn bị tốt hơn cho việc hội nhập, có thể thắng trên sân nhà và tự tin tận dụng cơ hội từ việc hội nhập.

Ông Hồ Minh Khải- Giám đốc Công ty TNHH MTV nông nghiệp Cờ Đỏ (Cần Thơ):

Doanh nghiệp cần tham tán thương mại hỗ trợ

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Thực tế vẫn còn rất nhiều thông tin về hội nhập các DN chưa thực sự hiểu hết vì bản thân DN không thể đọc, xem hết được các báo, đài. Riêng với FTA Việt Nam- Hàn Quốc đã ký mới đây, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã tuyên truyền khá cụ thể, rõ ràng và liên tục.

Dưới góc độ DN, tôi cho rằng, Bộ Công Thương và các cơ quan truyền thông nên tập hợp các ý kiến về hội nhập liên quan đến ngành nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu gạo, gửi trực tiếp đến các DN để DN biết được lĩnh vực này thuế suất ra sao, giảm ở thị trường nào, thị trường đang có nhu cầu về mặt hàng gạo gì... Ngoài ra, các mạng lưới các tham tán thương mại ở nước ngoài cần có sự hỗ trợ hơn nữa cho các DN xuất khẩu trong nước. Chẳng hạn, với những tham tán ở các nước có nhu cầu nhập hàng nông sản như gạo, rau củ, thủy sản… thì nên thông tin về các địa phương trong nước để DN biết. Các tham tán cũng có thể tìm hiểu thị trường, nhu cầu của nước bản địa sau đó phối hợp với DN bản địa tư vấn cho DN Việt Nam. Vì trên thực tế, không phải DN Việt Nam nào cũng đủ lực để thành lập các văn phòng đại diện tại nước ngoài nên việc tìm kiếm thông tin của đối tác rất khó khăn.

Ông Võ Thanh Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Khánh Hòa:

Cung thông tin chưa đáp ứng đủ cầu

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Công tác truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của DN. Đặc biệt, thông qua nhịp cầu các các tùy viên, tham tán thương mại, DN có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích; tuy nhiên, hiệu quả của kênh này chưa cao.

Thực tế, DN gần như phải tự thân vận động. Còn rất nhiều thông tin mà DN cần biết, nhưng chưa được đáp ứng trên các kênh truyền thông trong nước. Hoặc có nhiều chính sách thương mại, luật thương mại, luật kinh tế quốc tế... chưa được đăng trên các kênh truyền thông. Trong khi đó, DN hoạt động xuất nhập khẩu bắt buộc phải nắm chắc luật thương mại, luật kinh tế quốc tế; đồng thời cũng phải nắm bắt, cập nhật diễn biến thị trường, kinh tế thế giới để chủ động điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những thông tin cần thiết ấy hầu như rất ít, hoặc là thông tin chậm, độ nhạy bén trong phân tích, đánh giá, định hướng cho DN trong nước chưa cao…

Những câu hỏi của báo chí là cả một diễn đàn lớn, cần các nhà quản lý, các nhà chuyên môn và DN phải đàm luận, chia sẻ với nhau. Cần khẳng định: Công tác tuyên truyền trong lĩnh vực hội nhập với DN là rất quan trọng, rất cần thiết và luôn luôn cần thiết. Cung thông tin hiện nay chưa đáp ứng được cầu, chất lượng chưa cao. DN luôn mong muốn và tin tưởng vào các chương trình truyền thông trên lĩnh vực hội nhập sẽ kề vai sát cánh cùng DN phát triển.

Phóng viên Thành Chung - Cổng thông tin điện tử Chính Phủ:

Phóng viên cần được tập huấn về hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Thực tế thời gian qua, thông tin về hội nhập đăng tải không thường xuyên trên báo chí, nhất là những FTA mà Việt Nam đang đàm phán. Nguyên nhân theo tôi là nhiều nội dung trong quá trình đàm phán phải bảo đảm tính cơ mật nên báo khó tiếp cận được thông tin, mang đến cho DN và xã hội. Do vậy, trên các mặt báo mới chỉ phản ánh được thông tin từ phía cơ quan chức năng, chưa có nhiều phân tích, đánh giá cụ thể về những cơ hội, thách thức từ những FTA mang lại.

Tự do thương mại là vấn đề toàn cầu, liên quan tới hàng loạt vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội, sở hữu trí tuệ... Để những phóng viên thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền của mình, các cơ quan quản lý cần tập huấn cho họ về chuyên môn, nghiệp vụ, khái niệm mới... liên quan tới hội nhập. Hơn nữa, các phóng viên cần được cập nhật những thông tin về quá trình đàm phán các FTA giữa Việt Nam với các nước và khu vực.

Ngoài cơ quan truyền thông, theo tôi, các cơ quan quản lý cũng cần tạo điều kiện, cung cấp thông tin cho các viện nghiên cứu, các trường đại học, các hiệp hội… bởi chính họ là những đơn vị tư vấn, cung cấp thông tin mang tính kỹ thuật chuẩn xác nhất tới các DN.

Phóng viên Lê Phương - Hệ phát thanh đối ngoại - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV5):

Báo chí thiếu thông tin đầy đủ

Hiện nay, có không ít DN Việt Nam vẫn chưa có kiến thức, hiểu biết chính xác về hội nhập, nhất là lợi ích và thách thức của DN khi Việt Nam tham gia vào tiến trình này. Do đó, báo chí là kênh thông tin quan trọng để mỗi người dân nói chung và DN nói riêng tiếp cận với các chính sách mới, các yêu cầu khi hội nhập.

Để truyền tải hiệu quả thông tin từ các FTA mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết đến DN thì các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương, cần cung cấp cho các cơ quan báo chí những thông tin chính thống, đầy đủ, chính xác nhất xung quanh các FTA; đặc biệt là cho báo ngành. Báo Công Thương nên có các loạt bài phỏng vấn các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, ý kiến đa chiều của các DN Việt Nam và nước ngoài về việc hội nhập; coi đó là những ví dụ điển hình, cụ thể để các DN chưa nắm rõ có thể hiểu một cách cụ thể hơn.

Bộ Công Thương cũng nên cung cấp các thông tin cụ thể về những thị trường tiềm năng, các thị trường mà Việt Nam đã, đang và sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế; các cơ hội giao thương cụ thể, để DN có nền tảng kiến thức cơ bản về các thị trường này. Từ đó giúp DN đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập và tìm kiếm đối tác, mở rộng hợp tác ở nhiều lĩnh vực.

Ông Huỳnh Minh Huệ- Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực:

Thông tin thị trường gạo còn hạn chế

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục phổ biến những thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, các FTA, truyền đạt ở mức độ tương đối các rào cản, vướng mắc, lợi ích của hội nhập mang lại cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc phổ biến thông tin thị trường, nhất là một số thị trường thực sự cần thiết cho ngành lúa gạo, vẫn còn hạn chế, chưa phổ biến được sâu rộng đến các doanh nghiệp (DN) trong ngành xuất khẩu gạo.

Thực tế, gạo là một ngành rất đặc thù, nếu thông tin tuyên truyền không đầy đủ, vô hình trung sẽ gây cho DN rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu. Đơn cử, có một số thông tin trên báo chí chưa chính xác, gây không ít bất lợi cho ngành gạo. Do đó, tôi cho rằng, báo chí nên hết sức thận trọng với mỗi thông tin đưa ra, nhất là với ngành gạo.

Bộ Công Thương cần có biện pháp hỗ trợ thêm như phổ biến các thông tin của từng thị trường, có phân tích kỹ về nhu cầu, giá cả cho DN nắm bắt. Ngoài ra, thời gian tới, Bộ Công Thương nên hỗ trợ tích cực hơn trong công tác xúc tiến thương mại cho ngành gạo ở một số thị trường trọng điểm.

Phan Thị Thanh Xuân- Tổng thư ký Hiệp hội Da giày:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mơ hồ về hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền cần chủ động và tích cực hơn

Công tác tuyên truyền về hội nhập hiện đã khá rầm rộ. Các phương tiện truyền thông đều đề cập đến vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, về phía DN, thực sự còn lỗ hổng lớn trong việc tiếp nhận thông tin về hội nhập. Ngành da giày hiện có đến 70% là DN nhỏ và vừa, sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, sản xuất hàng gia công. Các DN mải “bận rộn” tìm kiếm khách hàng giải quyết vấn đề sản xuất hiện tại mà chưa quan tâm đến đón bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại. Cũng có một số DN nắm được thông tin, nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập nhưng chưa có đủ nguồn lực để triển khai..

Để cung cấp thêm thông tin về hội nhập cho các DN trong ngành, Hiệp hội cũng đã phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề phổ biến thông tin về hội nhập giúp DN hiểu được cơ hội thị trường đang đến.

Trong công tác tuyên truyền về hội nhập, các cơ quan truyền thông cũng cần hiểu được rằng trong bối cảnh hội nhập như hiện nay tổ chức hiệp hội ngành nghề, xúc tiến thương mại... là những đối tượng dễ tiếp cận, hiểu được rõ DN cần gì, bổ sung gì và khuyến khích DN hưởng ứng, tích cực tham gia. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông, hiệp hội ngành hàng và phải là sự tác động đa chiều với nhau mới thực sự mang lại hiệu quả tuyên truyền như mong muốn. Ngoài ra, còn cần sự kết nối ở mạng lưới thượng tầng để có thể hỗ trợ tốt hơn cho DN.

Nhóm phóng viên (ghi)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động