Hội nghị EAS: Khẳng định cam kết tăng cường hợp tác kinh tế

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 5 được tổ chức hôm nay (9/9) tại TP.Pasay, Philippines với sự tham dự của các Bộ trưởng phụ trách kinh tế, thương mại từ 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Liên bang Nga và Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippines Ramon M. Lopez. 

Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh ASEAN vừa kỷ niệm 50 năm thành lập, mở ra dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng khẳng định lại cam kết tăng cường hợp tác kinh tế, chia sẻ thịnh vượng và phát triển toàn diện giữa các nước. Quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế của Cấp cao Đông Á đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận với tổng GDP danh nghĩa đạt 43,67 nghìn tỷ USD năm 2016. Thương mại hàng hóa của ASEAN với 8 nước EAS đạt 1,04 nghìn tỷ USD, chiếm 46,4% hoặc gần một nửa tổng thương mại của ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước EAS vào ASEAN đạt 44,8 tỷ USD năm 2016, chiếm 46,3% tổng FDI vào ASEAN.

Về tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu, các Bộ trưởng Kinh tế EAS cho biết, sau một giai đoạn dài tăng trưởng khiêm tốn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán tăng 3,5% trong năm 2017 (so với mức 3,2% năm 2016) với sự phục hồi của ngành công nghiệp và thương mại, cùng với sự nổi lên của thị trường tài chính. Sự lạc quan bởi tăng trưởng trong quý I cao hơn mức dự báo ở một số nền kinh tế phát triển và đang phát triển, dẫn đến điều chỉnh tăng về dự báo tăng trưởng cho năm 2017. Các nền kinh tế tiên tiến hiện được dự báo tăng 2% (từ 1,7% năm 2016), trong khi tăng trưởng ở các nước mới nổi và đang phát triển là 4,6% (từ 4,3% năm 2016). Triển vọng tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng có tác động lan tỏa tích cực với thương mại thế giới và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu. Chỉ số về triển vọng thương mại thế giới mới nhất (tháng 8/2017 của WTO) cho thấy, tăng trưởng kim ngạch thương mại thế giới sẽ tiếp tục gia tăng trong nửa cuối năm 2017 trong khi FDI toàn cầu được dự báo tăng 5% trong năm nay (từ mức giảm khoảng 2% năm 2016).

Hội nghị EAS: Khẳng định cam kết tăng cường hợp tác kinh tế

Trong số các nền kinh tế tiên tiến, tăng trưởng ở Hoa Kỳ dự kiến vẫn duy trì được sức mạnh với sự kết hợp của môi trường bên ngoài được cải thiện, tăng trưởng đầu tư khả quan và chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ. Những số liệu gần đây cho thấy tăng trưởng đã phục hồi mạnh mẽ trong quý II so với mức tăng yếu của quý I. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định đối với tác động tăng trưởng của chính sách tài khóa, dự kiến sẽ ít mở rộng hơn so với giả định trước đây. Tại Nhật Bản, đà tăng trưởng năm 2016 dự kiến tiếp tục duy trì trong năm 2017 với mức tăng khoảng 1,3%, chủ yếu nhờ tăng tiêu dùng cá nhân, xuất khẩu mạnh và hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương vẫn chậm và lạm phát thấp liên tục, tạo rủi ro cho tăng trưởng trung hạn. Đối với Hàn Quốc, nền kinh tế được dự báo tăng trưởng 2,6% năm 2017 nhờ việc cải thiện xuất khẩu và tâm lý người tiêu dùng. Tuy nhiên, rủi ro giảm tăng trưởng vẫn còn, đáng chú ý là sự điều chỉnh giá mạnh trong thị trường nhà ở và nợ của hộ gia đình tăng cao. Tăng trưởng ở Australia được dự kiến đạt 3,1% năm 2017. Sự phục hồi trong đầu tư và lạc quan trong lĩnh vực tài nguyên sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng tiền lương và việc làm, thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng. Trong khi ở New Zealand, tăng trưởng được dự đoán là 3,1% năm 2017, chủ yếu nhờ môi trường kinh doanh vững mạnh, lực lượng lao động năng động và tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ.

Các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu năm 2017. Tăng trưởng ở Trung Quốc được dự báo là 6,7% năm 2017, tiếp tục đà tăng mạnh năm 2016 và chính phủ tiếp tục các chính sách hỗ trợ để đạt mục tiêu tăng trưởng. Tại Ấn Độ, dự báo tăng trưởng năm 2017 được điều chỉnh giảm từ 7,6% xuống 7,2%, phản ánh cú sốc bất lợi sau sáng kiến phi tiền tệ hóa gần đây. Tuy vậy, tăng trưởng tiền công và lương hưu dự kiến được dự kiến hỗ trợ tiêu dùng trong khi đầu tư tư nhân sẽ phục hồi dần dần với việc thực thi các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Nga được dự báo sẽ nổi lên từ suy thoái kinh tế với tăng trưởng tích cực năm 2017 là 1,4%. Điều này được góp sức từ tăng giá dầu và sự phục hồi của nhu cầu trong nước do nới lỏng các điều kiện tài chính và cải thiện lòng tin của người tiêu dùng.

Trong ASEAN, nền kinh tế được dự báo tăng trưởng 4,8% năm 2017 với các xu hướng tích cực giữa các nước thành viên ASEAN. Nhu cầu nội địa vẫn là động lực chính của tăng trưởng khu vực năm 2017. Tiêu dùng tư nhân được kỳ vọng tiếp tục tăng nhờ hưởng lợi từ điều kiện ổn định trên thị trường lao động, lạm phát tương đối thấp và tiền công tiếp tục tăng, trong khi đầu tư sẽ được hỗ trợ bởi chi tiêu công, nhất là các dự án cơ sở hạ tầng và kích thích tài chính. Môi trường bên ngoài được cải thiện cũng sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng trong khu vực.

Hội nghị EAS: Khẳng định cam kết tăng cường hợp tác kinh tế

Một số rủi ro suy giảm vẫn nằm trong dự báo triển vọng, nhất là các điều chỉnh chính sách ở một số nền kinh tế và có tác động lan tỏa toàn cầu. Ở Hoa Kỳ, quy mô và thành phần của việc mở rộng chính sách tài khóa cũng như tốc độ tăng lãi suất liên bang sẽ ảnh hưởng đến các dự báo tăng trưởng toàn cầu. Triển vọng toàn cầu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, sự đảo chiều của dòng vốn và các kết quả bất lợi của sự biến động tiền tệ. Các nền kinh tế có nợ công tương đối cao, không gian chính sách hạn chế, và các bảng cân đối ngân hàng yếu kém sẽ đặc biệt bị tổn thương. Một nguy cơ suy giảm khác đối với triển vọng toàn cầu là sự thay đổi tiềm năng trong chính sách thương mại toàn cầu, nhất là ở các nền kinh tế tiên tiến là những thị trường xuất khẩu chủ chốt. Trong khi thương mại toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2017 sau diễn biến ảm đạm năm 2016 thì triển vọng kinh tế vẫn còn rất thận trọng với sự gia tăng gần đây của xu hướng chống toàn cầu hóa và những quan điểm bảo hộ.

Nhìn chung, các yếu tố kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế này, một phần là do những cải cách liên tục và những điều chỉnh cơ cấu, sẽ giúp các nước ứng phó với các thách thức đặt ra. Ngoài ra, các nền kinh tế này có thể sử dụng sự kết hợp hợp lý giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phụ thuộc vào hoàn cảnh chu kỳ trong nước để giảm thiểu tác động của các rủi ro suy giảm đối với tăng trưởng. Mặt khác, tầm quan trọng của thương mại toàn cầu cởi mở, minh bạch, không phân biệt đối xử và dựa vào quy tắc luật lệ vẫn duy trì nhằm đảm bảo tăng trưởng toàn cầu bền vững trong trung và dài hạn. Trong trường hợp của ASEAN, khu vực này thúc đẩy đà phát triển của giai đoạn mới trong hội nhập khu vực để tăng cường các liên kết nội khối về thương mại, đầu tư, do đó giảm khả năng bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài khu vực. ASEAN có thể đưa ra ví dụ về cam kết cách tiếp cận chủ nghĩa khu vực mở bằng cách làm việc với các nước tham gia RCEP, đảm bảo kết thúc thành công đàm phán RCEP, nhờ đó gửi đi tín hiệu mạnh mẽ về tầm quan trọng của thương mại tự do trong thúc đẩy và duy trì tăng trưởng.

Tuyết Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Theo nhiều chuyên gia tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang tạo áp lực lên tiền tệ và nền kinh tế của các nước khác trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Nam Phi đối mặt với cơn sóng lạm phát tăng cao

Nam Phi đối mặt với cơn sóng lạm phát tăng cao

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi Lesetja Kganyago đã chỉ ra rằng, Nam Phi đang phải đối mặt với rủi ro lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Israel và Iran sẽ không tấn công đáp trả lẫn nhau; Nga gọi tình hình Trung Đông là rất tồi tệ

Israel và Iran sẽ không tấn công đáp trả lẫn nhau; Nga gọi tình hình Trung Đông là rất tồi tệ

Hãng CNN dẫn nguồn tin từ các cơ quan tình báo cho hay, Israel và Iran không có ý định tiến hành các cuộc tấn công đáp trả lẫn nhau.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động