Hiệp định thương mại tự do với kinh tế Việt Nam: Thách thức tăng trưởng mới

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã tham gia ký kết 10 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có 6 FTA đa phương và 4 song phương. Đây được coi như những "con đường lớn” cho hàng Việt lan tỏa ra khắp thế giới. Báo Công Thương xin giới thiệu một số FTA có tác động lớn đến các hoạt động thương mại, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam.

Khi các FTA có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội được hưởng lợi từ thuế suất giảm.

FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (EEUV FTA): Đưa kim ngạch XNK hai bên lên 10 - 12 tỷ USD

Được ký ngày 29/5/2015, EEUV FTA là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với 5 nước trong Liên minh Kinh tế Á - Âu gồm: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan. Theo cam kết, hai bên sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm vào khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.

Các nước EEU sẽ dành cho Việt Nam ưu đãi, tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản và hàng công nghiệp như dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến. Đặc biệt, Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi FTA có hiệu lực.

Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho EEU đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

Sau khi EEUV FTA có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên được dự đoán sẽ đạt 10 - 12 tỷ USD vào năm 2020. Theo ước tính của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh sẽ tăng khoảng 18 - 20%/năm.

FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): Việt Nam ưu đãi cho 200 mặt hàng của Hàn Quốc

Ký kết chính thức từ ngày 5/5/2015 và chuẩn bị có hiệu lực, FTA này sẽ giúp Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu tương đương với 95,4% số dòng thuế. Trong đó, Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi, cắt giảm thuế quan với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực; các mặt hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí…

Tiêu biểu với mặt hàng tôm, Hàn Quốc sẽ miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm trong năm đầu tiên và tăng dần lên đến mức 15.000 tấn/năm sau 5 năm. Sau năm thứ 6, lượng hạn ngạch sẽ duy trì như lượng của năm thứ 6. Hay như cá ngừ Việt Nam cũng sẽ được hưởng ưu đãi với lộ trình 10 năm; cá da trơn, rô phi, cá chép, cá quả có lộ trình 3 năm…Về mặt hàng trái cây, Hàn Quốc sẽ giảm thuế cho dứa, ổi, xoài, măng cụt, đu đủ, sầu riêng… theo lộ trình 10 năm.

Việt Nam cũng cam kết ưu đãi cho 200 mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu lên tới 737 triệu USD. Về dịch vụ, ngoài các cam kết trong WTO và FTA giữa ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam sẽ mở cửa thêm cho Hàn Quốc 2 phân ngành là: Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị; dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác không kèm người điều khiển. Phía Hàn Quốc cũng sẽ tạo thêm cơ hội cho Việt Nam về 5 phân ngành: Dịch vụ pháp lý; chuyển phát; bảo dưỡng và sửa chữa đường sắt; hỗ trợ dịch vụ vận tải đường sắt; nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên.

FTA Việt Nam - Chile (VCFTA): Lần đầu tiên Việt Nam đạt thặng dư thương mại với Chile

VCFTA được bắt đầu đàm phán từ tháng 10/2008 và kết thúc vào tháng 11/2011. Tuy nhiên, do thủ tục phê chuẩn nội bộ của mỗi nước mất khá nhiều thời gian nên đến tháng 1/2014 hiệp định mới chính thức có hiệu lực.

VCFTA đề cập đến khía cạnh hàng hóa, như các quy định về tạo thuận lợi cho tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật, rào cản kỹ thuật, phòng vệ thương mại...

Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ 87,8% số dòng thuế (91,22% kim ngạch nhập khẩu tại thời điểm 2007) cho Chile trong vòng 15 năm. Đổi lại, Chile sẽ xóa bỏ thuế quan cho 99,62% kim ngạch xuất khẩu (ở thời điểm năm 2007) của Việt Nam trong vòng 10 năm, trong đó 81,8% kim ngạch và 83,54% dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được cắt giảm thuế ngay và nhanh từ mức 6% là dệt may (203 dòng thuế giảm ngay về 0%, 17 dòng thuế giảm 0% sau 5 năm), thủy sản (36 dòng thuế giảm ngay về 0%, 28% dòng thuế giảm 0% sau 5 năm), thủy sản, cà phê, chè, máy tính và linh kiện (giảm thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực). Quy tắc xuất xứ của hiệp định cũng tương đối đơn giản, đa số hàng hóa chỉ cần có tỷ lệ nguyên vật liệu được sản xuất từ các nước thành viên (Việt Nam hoặc Chile) chiếm từ 40% trở lên hoặc qua chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số là được hưởng ưu đãi thuế quan.

VCFTA đã đem lại hiệu quả rõ rệt, chỉ sau chưa đầy 1 năm có hiệu lực, kim ngạch thương mại hai chiều đã có bước nhảy vọt, năm 2014 đã tăng 65% so với năm 2013, đạt 890,5 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt trị giá 522,3 triệu USD, nhập khẩu từ Chile đạt 368,2 triệu USD. Đây là năm đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam đạt thặng dư thương mại trong quan hệ buôn bán với thị trường này.

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA): Tạo đà cho hàng Việt vào Nhật Bản

Là Hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam VJEPA được ký kết 25/12/2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Hiệp định VJEPA là một thỏa thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các nội dung cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo VJEPA, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần từ 6,1% năm 2015 xuống còn 3,7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.

Đến năm 2026, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA): Năm 2018, Việt Nam xóa bỏ thuế quan cho 85% dòng thuế

Với mục tiêu hội nhập 12 thị trường nhỏ thành một thị trường lớn, AANZFTA được ký kết ngày 27/2/2009 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

AANZFTA là hiệp định khu vực đầu tiên mà ASEAN có mức độ cam kết toàn diện với một đối tác ngoài khối. Theo Hiệp định, các bên cam kết từng bước tự do hóa thuế quan và xóa bỏ ít nhất 90% thuế suất của tất cả các dòng thuế theo lộ trình. Đặc biệt, Australia và New Zealand đã đồng ý tạo thuận lợi cho dòng luân chuyển hàng hóa thông qua việc áp dụng các điều khoản cụ thể về quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, các biện pháp SPS, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp chuẩn. Đây là cam kết có ý nghĩa lớn với hàng hóa Việt Nam bởi Australia và New Zealand là hai trong những nước có yêu cầu về SPS, về tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ nhất trên thế giới.

Về phía mình, danh mục cắt giảm thuế quan của Việt Nam chiếm tới 90% số dòng thuế, trong đó 85% số dòng thuế sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2018 và 5% sẽ xóa bỏ vào năm 2020. Các mặt hàng thuộc Lộ trình nhạy cảm thường của Việt Nam sẽ được giảm thuế dần dần xuống mức thuế suất cuối cùng 5% vào năm 2022, bao gồm hải sản, thịt cá đóng hộp, một số loại dược phẩm, khí dầu mỏ, nhựa nguyên liệu, săm lốp, giấy, một số loại sắt thép, sản phẩm sắt thép, phụ tùng, động cơ ôtô, xe máy, ôtô trọng tải lớn, xe chuyên dụng, xe máy phân khối lớn.

Các mặt hàng thuộc Lộ trình nhạy cảm cao của Việt Nam sẽ được duy trì mức thuế suất cao, bao gồm các mặt hàng là thịt gà, hoa quả (cam, quýt), rượu bia, thuốc lá điếu, đường, sắt thép, ôtô chở người, xe tải dưới 10 tấn, tàu thuyền đánh bắt thủy sản.

Mặt khác, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2016 cho một số sản phẩm như thịt bò, thịt cừu, sữa nguyên liệu, sản phẩm sữa, gỗ ván dăm cho Australia và New Zealand.

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG): Cán cân thương mại Việt - Ấn được thu hẹp đáng kể

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ được ký kết tháng 8/2009, bao gồm 24 điều với nội dung chính là thiết lập lộ trình cam kết giảm thuế đã được các nước ASEAN và Ấn Độ thống nhất. Ngoài ra, AITIG cũng quy định về quy tắc xuất xứ, thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp, các biện pháp phi quan thuế, minh bạch hóa, chính sách, rà soát, sửa đổi cam kết, biện pháp tự vệ, ngoại lệ.

Với tư cách là nước thành viên mới của ASEAN (CLMV), Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 5 năm so với các nước ASEAN và Ấn Độ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được hưởng đầy đủ ưu đãi từ cam kết giảm thuế của Ấn Độ và các nước ASEAN khác.

Danh mục giảm thuế thông thường (NT) của Việt Nam gồm 80% số dòng thuế sẽ giảm xuống 0% vào ngày 31/12/2017. Tiếp đó, 9% tổng số dòng thuế sẽ được linh hoạt giảm xuống 0% từ ngày 31/12/2020 (NT2). Danh mục loại trừ (EL) của Việt Nam gồm 485 dòng thuế, là những sản phẩm không thuộc đối tượng cắt giảm thuế. Với diện loại trừ rộng, hầu hết các sản phẩm mà Việt Nam có nhu cầu bảo hộ đều được đưa vào Danh mục EL.

Ấn Độ cam kết cắt giảm thuế quan đối với nhiều mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như hàng may mặc, dày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, than đá, cao su, sắt thép v.v. Ngoài ra, theo yêu cầu của Việt Nam, Ấn Độ nhất trí giảm thuế đối xuống còn 45% đối với cà phê và chè đen, 50% đối với hạt tiêu vào năm 2018. Đây là các sản phẩm được cho là rất nhạy cảm với Ấn Độ nhưng lại có lợi ích xuất khẩu đặc biệt đối với Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN
Cạnh tranh công bằng trước ngưỡng cửa hội nhập
Thông tin hội nhập: Gắn với lợi ích doanh nghiệp
Bộ Công Thương chủ động đổi mới trong tuyên truyền về hội nhập
Hoạt động xúc tiến thương mại: Giúp doanh nghiệp tăng khả năng hội nhập
Phượng - Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo người dùng không sử dụng các trạm sạc điện thoại công cộng để tránh tiếp xúc với phần mềm độc hại, lấy cắp thông tin.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ? Nhiều cơ quan truyền thông dự đoán về sự sụp đổ.
Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel để trả đũa hành động tấn công nhằm vào Đại sứ quán Iran tại Syria vừa qua.
Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận tình hình ở miền Đông diễn biến xấu.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa vào Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa vào Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa nhằm vào Israel. Có thể có đợt tấn công mở đầu từ phía Iran.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá khi các mũi tấn công của Nga đang áp sát.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động