Hiến kế phát triển kinh tế tư nhân- Bài 3: Cần cuộc cách mạng tư duy và hành động công chức

Các chuyên gia cho rằng, chủ trương, cơ chế chính sách cũng do con người tạo ra và việc triển khai thành hay bại cũng do con người. Vì vậy để tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân (KTTN) phát triển cần một cuộc cách mạng tư duy công chức thực thi.
Hiến kế phát triển kinh tế tư nhân- Bài 3: Cần cuộc cách mạng tư duy và hành động công chức
Một chương trình tọa đàm về thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân do Báo Công Thương tổ chức. Ảnh Cấn Dũng

Thay đổi tư duy quản lý

Theo nghiên cứu riêng của tác giả, hiện thành phần KTTN ở nước ta có 3 dạng chủ yếu: (1) DNTN chuyển đổi từ công ty nhà nước; (2) Các doanh nghiệp do tư nhân thành lập; (3) Các hộ kinh doanh cá thể trong mọi lĩnh vực. Ngoại trừ một số ít các tập đoàn kinh tế tư nhân, doanh nghiệp lớn có tiềm lực, còn đa phần là các thành phần KTTN khác, đặc biệt là DN nhỏ, siêu nhỏ, hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ lớn mạnh; các hộ kinh doanh lớn lên thành doanh nghiệp?

TS. Lương Hoài Nam cho rằng, trước hết phải đẩy mạnh và nhanh hơn nữa về cải cách thể chế, khung pháp lý, cơ chế, chính sách đồng bộ trên cơ sở tôn trọng "nguyên tắc thị trường" nhằm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, tập trung vào các giải pháp hỗ trợ thực chất toàn diện từ lãi suất, ưu đãi về thuế, đất đai, giải phóng mặt bằng...; tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ và các giải pháp tài chính, tín dụng; thực hiện công khai minh bạch các quy hoạch, kế hoạch phát triển. Khắc phục triệt để tình trạng các doanh nghiệp lớn chi phối, lấn át các doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh tế. Tăng cường tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh; Song song với đó là nâng cao năng lực quản trị; đào tạo nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên cho khu vực tư nhân.

Ở góc độ nhà nghiên cứu, TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phân tích thêm, điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển doanh nghiệp nói chung và các thành phần kinh tế đó là thể chế. Đây là câu chuyện lớn và cần có lộ trình. Nhưng nếu có sự quyết tâm, quyết liệt, ý chí chính trị của người đứng đầu đến cả bộ máy chúng ta sẽ làm được. Trong đó cần tập trung vào việc cải tổ bộ máy quản lý nhà nước theo đúng chức năng phù hợp với nền kinh tế thị trường hội nhập; xây dựng đội ngũ công chức theo tinh thần Chính phủ phục vụ và xây dựng cách ứng xử giữa nhà nước với thị trường và với doanh nghiệp.

Liên quan đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục điều kiện kinh doanh, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, dù đã đạt được những kết quả nhất định cần quyết liệt hơn nữa đặc biệt đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến để giảm thời gian, chi phí cho DN và người dân; giải quyết tận gốc vấn đề và tránh tình trạng "một cửa nhiều khóa".

Hiến kế phát triển kinh tế tư nhân- Bài 3: Cần cuộc cách mạng tư duy và hành động công chức
Công tác cải cách hành chính cần đẩy mạnh hơn nữa. Ảnh Cấn Dũng

Chặn đứng tư duy tiêu cực

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, để thay đổi nhận thức sơ cứng của bộ máy, làm chậm bước tiến chung của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng cần xây dựng một bộ máy quản lý tốt trong một thị trường nguồn nhân lực cạnh tranh. Có như vậy chúng ta sẽ có cán bộ tốt, có năng lực, trách nhiệm và sự tận tâm; loại bỏ sự lạm dụng quyền lực và sự xin cho. Nhưng muốn vậy phải có cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ quản lý, trả lương như thế nào để họ đảm bảo cuộc sống, tránh tình trạng tham nhũng vặt bởi xét cho cùng họ cũng là con người.

Còn ông Võ Trí Thành cho rằng, để giải quyết cơ chế xin cho, tránh tiêu cực hay câu chuyện lợi ích bên cạnh chính sách đãi ngộ "đàng hoàng", cần tự do hóa trong chính sách thương mại, đi kèm với đó là các chế tài nghiêm minh. Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào nhận thức, tầm nhìn, trách nhiệm xã hội của cán bộ.

Điều đáng mừng là ngay sau Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, Quốc hội cũng đã họp và thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là hy vọng thúc đẩy KTTN. Theo đó, có nhiều quy định cụ thể với hàng loạt hỗ trợ về các loại thuế; mặt bằng; tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ; ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên môn; hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, thị trường...

Bên cạnh đó, Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng cũng đã xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều hoạt động nhằm thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển KTTN. Đơn cử như việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, gỡ bỏ, sửa đổi các điều kiện kinh doanh; xây dựng cổng thông tin Chính phủ với doanh nghiệp - người dân; rà soát, giảm thuế, phí kinh doanh cho doanh nghiệp; giảm bớt kiểm tra chuyên ngành...

Đã và sẽ có nhiều ý kiến đưa ra nhưng tôi mượn lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc phát triển KTTN để kết thúc loạt bài viết này. Ông nói: “Về phía Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, cần có sự đột phá trong tư duy và hành động, kiên trì đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thật tốt luật pháp, cơ chế chính sách phù hợp với quy luật thị trường và thông lệ, chuẩn mực quốc tế; xóa bỏ mọi định kiến, rào cản; cải cách mạnh các thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển”. Hay nói một cách ngắn gọn để phát triển doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng cần một chính sách minh bạch, công chức tận tâm, doanh nhân hết lòng.
TIN LIÊN QUAN
Hiến kế phát triển kinh tế tư nhân- Bài 2: Đến bộc bạch của các doanh nghiệp xin được "giấu tên"
Hiến kế phát triển kinh tế tư nhân- Bài 1: Từ sự đột phá của Nghị quyết
Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Dự báo đúng nên ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, các cục, vụ kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và xã hội về tình hình sản xuất điện.
Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Việc giữ nước ở các hồ thủy điện để đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2024 là bài học được rút ra từ điều hành cung ứng điện năm 2023.
Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Cuốn sách của Tổng bí thư là công trình có tầm khái quát cao về lý luận, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng, đặc sắc của Đảng ta.
Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Đảng ta luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng và toàn dân; trong đó, BĐBP giữ vai trò nòng cốt.
Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã và đang góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Giữa núi rừng mênh mông ấy, những người lính mang quân hàm xanh với nụ cười ấm áp và ý chí kiên cường trong sự nghiệp bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương vừa tổ chức quán triệt nội dung các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đối ngoại và đại đoàn kết.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Thế kỷ 21 đã và đang đặt ra thời cơ và thách thức to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất định chúng ta sẽ hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh
Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Đảng ta, Đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực
Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực.
Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Văn Sáu, nội dung quan trọng trong bài viết của Tổng Bí thư là khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân để dựng xây đất nước phồn vinh.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng là một lần khẳng định thêm những tư duy, quyết sách kinh tế của Đảng làm nền cho các chặng đường phát triển của đất nước.
Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ngay từ khi mới ra đời, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Ðộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng và nhân dân Việt Nam.
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet, mạng xã hội thuộc nhóm cao nhất trên thế giới.
Công tác thương vụ Việt Nam ở nước ngoài: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế

Công tác thương vụ Việt Nam ở nước ngoài: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã và đang nỗ lực phát huy vai trò “sứ giả” kinh tế để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Ngăn chặn vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng

Ngăn chặn vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng

Cuối năm là thời điểm để các cơ quan, đơn vị tổng kết phong trào thi đua và vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng lại bùng phát.
Ra mắt cuốn sách về ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" của Tổng Bí thư.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Chấn chỉnh tình trạng cán bộ, đảng viên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chấn chỉnh tình trạng cán bộ, đảng viên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã ban hành Báo cáo số 433-BC/TU nêu rõ thực trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

Trải qua chặng đường 98 năm hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng làm tốt vai trò phục vụ nhân dân, cách mạng
Kỳ 2: Công an nhân dân-lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”

Kỳ 2: Công an nhân dân-lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của Công an nhân dân Việt Nam.
Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm, là một trong những mũi nhọn tấn công trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của kẻ xấu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động