Hạt nhân phát triển kinh tế vùng

P.V

P.V

Hà Giang là một tỉnh có tài nguyên đa dạng, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan môi trường độc đáo, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, trở thành hạt nhân tạo đà tăng trưởng kinh tế vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Hạt nhân phát triển kinh tế vùng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

Thế mạnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang với nhiều lợi thế riêng cho phát triển kinh tế- xã hội và tạo động lực phát triển cho cả vùng đã trở thành mối quan tâm chung của lãnh đạo từ trung ương đến vùng và bản thân các địa phương trong vùng.

Trước hết, Hà Giang là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng trong quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; với 274 km đường biên giới giáp với Trung Quốc; là điểm kết nối giữa Đông Bắc và Tây Bắc… cùng với những tiềm năng về tài nguyên thiên, sẽ tạo cho Hà Giang cơ hội phát triển trong hành lang kinh tế các tỉnh biên giới phía Bắc; đồng thời giữ vai trò là “phên dậu” trong chiến lược bảo đảm quốc phòng- an ninh, bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Bên cạnh đó, về nông nghiệp, tính đặc trưng của 3 tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng là thế mạnh để phát triển các cây, con mang tính đặc thù. Hà Giang là tỉnh sở hữu số lượng phong phú tài nguyên khoáng sản và tiềm năng lớn về thủy điện từ hệ thống sông, suối chảy nhiều, độ dốc lớn.

Hà Giang cũng được đánh giá là địa phương có thế mạnh về kinh tế biên mậu với cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy đang được đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, tỉnh còn có các cửa khẩu phụ như: Săm Pun (huyện Mèo Vạc), Xín Mần (huyện Xín Mần), Phó Bảng (Đồng Văn) đã được quy hoạch để đầu tư nâng cấp và công nhận là cửa khẩu song phương trong tương lai. Hệ thống chợ, đặc biệt là các chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, chợ các xã biên giới đã và đang được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ, thương mại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Khi nói đến tiềm năng phát triển của Hà Giang, không thể không nói đến du lịch với nhiều lợi thế về tài nguyên sinh thái tự nhiên và văn hóa đa dạng để phát triển các loại hình du lịch.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:

Năm 2014, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, tỉnh Hà Giang đã tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng và ổn định, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 6,32%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; giá trị hàng hóa xuất- nhập khẩu đạt 250 triệu USD; thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.440 tỷ đồng. Để phát huy tiềm năng lợi thế, thu hút đầu tư phát triển địa phương, trở thành nhân tố thúc đẩy phát triển của cả vùng Đông Bắc và Tây Bắc, Hà Giang cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, trọng điểm là quy hoạch chi tiết từng vùng, có quy hoạch chính sách đột phá. Thu hút đầu tư phải gắn chặt với bảo đảm trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Thực hiện liên kết với các địa phương trong vùng, đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông, đặc biệt là kết nối vào đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai.

Hạt nhân phát triển kinh tế vùng

Mặc dù sở hữu nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế- xã hội, song, cũng như hầu hết các địa phương trong vùng, Hà Giang gặp phải nhiều khó khăn nội tại.

Ông Trần Đức Quý- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang- cho biết, trước hết, Hà Giang có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, là một trở ngại lớn trong mối liên kết phát triển kinh tế- xã hội trong khi nguồn lực đầu tư của địa phương còn hạn chế. Đặc biệt, hệ thống giao thông đường bộ còn thấp kém; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp còn thấp trong khi quy mô, năng lực của các doanh nghiệp địa phương nhỏ bé, trình độ công nghệ và thiết bị còn ở mức thấp; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý…

Đặc biệt, theo ông Trần Đức Quý, một trong những hạn chế lớn là mối liên kết phát triển kinh tế- xã hội giữa tỉnh Hà Giang với các tỉnh trong khu vực Đông Bắc và Tây Bắc chưa thật sự rõ nét, tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy tối đa.

Để giải quyết vấn đề này, phát huy vai trò nhân tố thúc đẩy phát triển vùng, trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016, Hà Giang xác định cùng với sự nỗ lực nội tại, cần tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng liên tỉnh, nhất là hệ thống đường giao thông, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, các địa phương trong vùng Đông Bắc, Tây Bắc tiến hành xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết mạch kết nối giữa Hà Giang với các tỉnh; đồng thời nghiên cứu xây dựng sân bay lưỡng dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trước mắt bảo đảm kết nối đường hàng không với các đường bay nội địa, từng bước khai thác các đường bay quốc tế.

Với nhiều yếu tố thuận lợi như: Cửa khẩu Thanh Thủy đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế; Công viên địa chất toàn cầu- cao nguyên đá Đồng Văn- được phát huy giá trị, Chính phủ xác định Hà Giang là vùng trọng điểm phát triển cây dược liệu và vùng trọng điểm du lịch quốc gia. Chính phủ chủ trương đầu tư tuyến đường cao tốc kết nối với tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hà Giang… nhằm gia tăng tính kết nối phát triển kinh tế của Hà Giang với các tỉnh trong khu vực và các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước.

Về cơ chế, chính sách phát triển, lãnh đạo tỉnh Hà Giang cho rằng, cần bảo đảm tính đồng bộ trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển chung toàn vùng, trong đó, thống nhất kiến nghị Trung ương Đảng, Chính phủ về cơ chế ưu đãi, khuyến khích phát triển kinh tế- xã hội đủ mạnh cho các vùng đặc thù. Đặc biệt, để phát triển sản xuất, kinh doanh, Hà Giang xác định cần có giải pháp bảo đảm tính liên kết chặt chẽ chuỗi giá trị, nhằm phát huy tối đa những lợi thế so sánh của từng địa phương trong vùng. Ngoài ra, cần bảo đảm tính đồng bộ quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của mỗi địa phương phù hợp với các quy hoạch chung; bảo đảm kết nối thông tin về tình hình đầu tư trên địa bàn các địa phương trong vùng…

Để phát triển trên cơ sở hai lợi thế quan trọng là du lịch và kinh tế biên mậu của Hà Giang, Phó Trưởng Ban phụ trách Ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Xuân Cừ - khẳng định: Ngoài việc tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng danh mục đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh riêng, cần phối hợp với các công ty lữ hành và liên kết với các tỉnh trong khu vực để hình thành các tour, tuyến du lịch mới nhằm thu hút và giữ chân được du khách. Bên cạnh đó, cần tăng cường, kết nối với các tỉnh trong khu vực và các cửa khẩu quốc tế với cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy cũng là việc làm rất quan trọng, sẽ là động lực tạo nên môi trường phát triển kinh tế nhộn nhịp cho vùng.

Cũng theo ông Trương Xuân Cừ, Hà Giang và các tỉnh trong vùng cần xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt, coi trọng công tác đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ y tế là người địa phương để gắn bó lâu dài với địa phương; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo; triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án của Đảng và nhà nước đối với đồng bào các dân tộc.

TIN LIÊN QUAN
Hà Giang: Cam kết thực hiện những gì tốt nhất cho doanh nghiệp
Con đường Hạnh Phúc: Dấu ấn lịch sử
Hà Giang: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu
P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Tuy nhiên việc bán tín chỉ carbon hiện còn một số vướng mắc nhất định.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Để đạt mục tiêu đạt ít nhất 3 tỷ USD trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngay từ những tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động