"Gió hội nhập" thổi trên những cánh đồng

Khi liên tiếp nhận được các hợp đồng xuất khẩu với sản lượng lớn và giá trị cao, nhiều nông dân Việt Nam đã tự chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất, chủ động áp dụng công nghệ… Những “cơn gió hội nhập” đã tràn trên những cánh đồng, thổi vào từng bông lúa, lay động tâm tư của mỗi người nông dân.
Anh Nguyễn Văn Thế (bên trái) bên vườn trái cây trồng theo tiêu chuẩn VietGap

Đổi thay nếp nghĩ

Với người nông dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương, khái niệm hội nhập quá vĩ mô, to lớn. Ngay cả việc Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với nhiều cam kết mở cửa thị trường nông - lâm - thủy sản cũng là vấn đề họ dường như không hiểu, không biết và không quan tâm. Nhưng thực tế, hội nhập không phải là thứ gì đó xa vời vợi. Nó như làn gió mang theo luồng khí tươi mới, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách sản xuất truyền thống, từ đó diện mạo của nông thôn và vị thế người nông dân đã thực sự đổi thay.

Cách Hà Nội vài chục cây số, chúng tôi theo đường quốc lộ 5 về với mảnh đất Hưng Yên nức tiếng “trong ngoài” nhờ quả nhãn. Dù có vô số những cánh đồng cây ăn trái tại xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, nhưng chúng tôi không khó khi tìm đến trang trại nhãn Miền Thiết của anh Nguyễn Văn Thế. Cả khu vườn của anh rộng tới trên 4ha chuyên trồng giống nhãn chín muộn Miền Thiết. Ngoài ra, anh còn trồng xen kẽ với một số loại bưởi chất lượng cao. Vừa dẫn lối thăm vườn, anh vừa chỉ cho chúng tôi xem hàng bưởi Diễn đang ra trái và bưởi Thái đang ra hoa mà anh mới trồng được hơn một năm nay. Nhằm phát triển bền vững và hướng đến xuất khẩu nên người nông dân này đã mạnh dạn áp dụng quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap cho toàn bộ khu vườn. Nhờ vậy, sản phẩm nhãn của anh Thế đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Năm 2014, gần 1 tấn nhãn của anh và 142 hộ liên kết đã được giới thiệu sản phẩm tại Hoa Kỳ và được định giá 16 USD/kg.

Thành công đó đã khiến anh tiếp tục vận động bà con Khoái Châu tham gia liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. “Tôi đã phải vận động bà con rất nhiều để họ nhận thấy lợi ích của việc liên kết và phải sản xuất theo tiêu chuẩn mới có thể xuất khẩu sản phẩm và bán được giá cao”- anh Thế tâm sự.

Năm 2015, anh đã kêu gọi bà con thành lập tổ hợp tác gồm 200 thành viên (chiếm 2/3 diện tích nhãn của xã) sản xuất theo chuỗi với sản lượng 100 tấn phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ. Không dừng lại ở đó, anh Thế còn đang nhân rộng mô hình liên kết trồng nhãn chín muộn với một số bà con ở Sơn La. Nhờ trồng nhãn theo tiêu chuẩn xuất khẩu, gia đình anh Thế đã thu được khoảng 2 tỷ đồng/năm. “Liên kết sản xuất đã ổn định, giờ chúng tôi phải tính tới khâu phân phối” - là lời tâm sự của người nông dân sinh năm 1969 với chúng tôi. Dù không còn trẻ nhưng anh Thế đang ấp ủ một dự án lớn lao cho chính bản thân và quê hương mình. Dự kiến, năm 2016, anh cùng với một số bạn bè sẽ xây dựng khu sơ chế tầm 2ha, có cả kho lạnh để tạo điều kiện kết nối với các doanh nghiệp phân phối.

Mạnh dạn cách làm

Anh Phạm Năng Thành đang xếp chuối chuẩn bị xuất khẩu

Cùng chung ý chí dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi để làm giàu từ chính đặc sản quê hương, anh Phạm Năng Thành - thôn Ninh Tập, xã Đại Tập, huyện Khoái Châu đã thu được 7-8 tỷ đồng/năm nhờ xuất khẩu chuối tiêu hồng. Xuất phát điểm chỉ có vài ha đất bãi ven sông, làm ăn nhỏ lẻ và bán nội địa, đến nay anh đã liên kết với nhiều nông hộ tạo ra “cánh đồng lớn” với diện tích 100 ha, cung cấp cho thị trường 7.000-8.000 tấn chuối/năm. Trong khi nhiều nông dân trồng chuối trên cả nước “khóc ròng” vì không tiêu thụ được thì trang trại “Thuận - Tâm - Thành” của anh lại không đủ chuối để xuất khẩu. Anh hiện là nhà cung cấp chuối đi Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Ả rập, Ai Cập và một số nước châu Âu…

Điểm khác biệt nằm ở chỗ, trang trại của anh áp dụng công nghệ cao và sản xuất theo tiêu chuẩn mà nhà nhập khẩu yêu cầu. Trong đó, anh đã đầu tư hệ thống tưới tự động cho toàn bộ trang trại giúp giảm chi phí thuê nhân công, giảm lượng phân bón và giúp cây hấp thụ hết dưỡng chất. Đặc biệt, hệ thống này do anh chủ động mày mò, nghiên cứu từ trên mạng và tự thiết kế, lắp đặt, nhờ vậy chi phí đầu tư chỉ 20 triệu đồng/ha thay vì phải bỏ ra 40 triệu đồng/ha nếu thuê dịch vụ.

Anh cho biết, để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình, anh đã đầu tư xây dựng một nhà xưởng sơ chế rộng 400m2. Từ khi đi vào hoạt động, công suất của xưởng đã đạt 20 tấn chuối/ngày. “Sau khi sơ chế, đóng gói, các thùng hàng sẽ được xe nâng tự động xếp vào kho lạnh. Nhờ vậy tôi tiết giảm được chi phí thuê người bốc xếp lên đến 2 triệu đồng/container, từ đó giảm được giá thành”- anh Thành chia sẻ.

Không dừng lại ở đây, trong thời gian tới, ah Thành mạnh dạn thành lập công ty để trực tiếp làm việc với các nhà nhập khẩu trên thế giới và bỏ qua khâu trung gian. Hơn nữa, anh dự định sẽ đầu tư phòng nuôi cấy mô để chủ động nguồn cây giống.

Theo nhận định của anh Thành, nhu cầu nhập khẩu chuối từ Việt Nam vô cùng lớn. Mỗi ngày anh nhận được không biết bao nhiêu đơn đặt hàng nhưng không đáp ứng nổi. Tiêu biểu, hiện có nhiều nhà đầu tư Nga muốn nhờ anh tìm quỹ đất để hợp tác hoặc có đối tác yêu cầu anh mỗi tháng phải xuất được 50 container. “Hiện mình mới chỉ nhận mỗi tháng 15-20 container, tức là phải có 3 người như mình nữa mới đủ cung cấp được. Vậy phải liên kết thôi!”- ông chủ chuối 3T giải thích.

Quả nhãn bé nhỏ của vùng đất Hưng Yên, sau khi xuất khẩu được vào Hoa Kỳ, đã khiến người nông dân chân lấm tay bùn nơi đây hồ hởi “đi theo” VietGap. Từ phương trời xa xôi nơi nắng đốt da người như Ả rập hay miền lạnh giá của nước Nga, những nải chuối tiêu hồng Việt đã “gửi” về cố hương thông điệp của giá trị khi áp dụng công nghệ cao vào trồng trọt… Cứ như thế, từng chút một, những hợp đồng xuất khẩu sẽ giúp người nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Đó chính là món quà mà hội nhập mang lại khi con người biết thay đổi để thích nghi và làm tỏa sáng những gì mình đang có.

Hội nhập không phải là thứ gì đó xa vời vợi. Nó như làn gió thổi qua những cánh đồng, mang theo những luồng khí tươi mới, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách sản xuất truyền thống, từ đó diện mạo của nông thôn và vị thế người nông dân đã thực sự đổi thay.
Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động