Giải pháp nào cho xuất khẩu nông sản trong hội nhập?

Nông sản được nhận định là sẽ mất dần lợi thế trong tương lai, còn ngành chăn nuôi liệu có bị tổn thương và chấp nhận hy sinh khi hội nhập TPP? Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc trao đổi với Báo điện tử Chính phủ xung quanh vấn đề này.
Giải pháp nào cho xuất khẩu nông sản trong hội nhập?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Nông sản đang “mất dần lợi thế”

Trong khi các mặt hàng như điện tử, dệt may tăng trưởng tốt, thì các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như nông, thủy sản có sự sụt giảm mạnh. Ông nhận định như thế nào về thực trạng này?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Hiện nay, nông, lâm, thủy sản đang là thế mạnh của Việt Nam, nhưng nếu xét trong trung và dài hạn thì những mặt hàng này sẽ mất dần lợi thế trong sản xuất và kinh doanh.

Vì vậy, muốn xây dựng nền kinh tế vững mạnh, định hướng của chúng ta vẫn là đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thương mại theo hướng bền vững, lâu dài.

Việc thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho các mặt hàng… là yêu cầu tất yếu. Điều này được khẳng định trong Chiến lược xuất khẩu đến 2020, tầm nhìn 2025.

Ông vừa nói đến việc nông sản sẽ “mất dần lợi thế”. Nguyên nhân vì đâu và giải pháp nào cho xuất khẩu nông sản, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Năm 2014, các mặt hàng nông nghiệp tăng trưởng mạnh, với tốc độ tăng trên 10%, vì vậy, đến năm 2015, sự tăng trưởng này đã đến giới hạn, dẫn đến việc ngành hàng này không có điều kiện tăng trưởng cả về quy mô và số lượng.

Một nguyên nhân nữa khiến cho nông sản mất dần lợi thế chính là áp lực cạnh tranh từ các quốc gia khác, ví dụ rõ nhất là mặt hàng gạo: Trong 9 tháng năm 2015, gạo chịu áp lực cạnh tranh lớn từ Thái Lan, Ấn Độ, Myamar.

Thêm vào đó là nỗ lực tiếp cận thị trường, các chính sách nông nghiệp của các quốc gia… đã khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn và bị co hẹp.

Việc tranh chấp thương mại của các nước, như các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp trong nông sản, thủy sản… cũng gây khó khăn lớn cho việc phát triển thị trường, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như EU, Mỹ.

Và một khó khăn khác đối với ngành nông sản chính là xu thế bảo hộ mậu dịch của nhiều thị trường khiến cho hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm rất cao. Những yêu cầu khắt khe này gây khó khăn cho Việt Nam, vốn là nước có thế mạnh nuôi trồng thủy sản, nhưng lại có điểm yếu là sự ổn định chất lượng sản phẩm chưa cao.

Qua thực tế năm 2015 cho thấy, cuộc cạnh tranh về thị trường đối với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả những ngành hàng có thế mạnh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến… đã đặt ra vấn đề tái cơ cấu sản xuất. Nếu chúng ta không tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng ta sẽ thất bại.

Chăn nuôi cần chính sách đủ mạnh

Năm 2016 được đánh giá là năm của hội nhập, trong khi ngành chăn nuôi lại được nhận định sẽ gặp rất nhiều thách thức, dễ bị tổn thương và chấp nhận hy sinh vì việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ từ hàng chục năm qua. Ông có cho rằng trong năm tới chăn nuôi sẽ thay đổi để có sức “đề kháng” tốt hơn không?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Thực tế, khi chưa có Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các FTA khác, từ năm 2014 đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi của ngành nông nghiệp.

Đầu tiên, về mặt vĩ mô, Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, cũng như các bộ, ngành liên quan đã ý thức được sự khó khăn đặt ra cho ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng khi TPP và các FTA có hiệu lực.

Ai cũng biết, ngành chăn nuôi với quy mô sản xuất cá thể nhỏ lẻ như hiện nay thì hiệu quả và năng lực cạnh tranh rất thấp. Chưa kể đến việc ta quá phụ thuộc vào thị trường bên ngoài về con giống, canh tác, chế biến, nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi…

Rõ ràng, chúng ta đang gặp bất lợi lớn, thậm chí có thể dẫn đến đổ vỡ, thiệt hại rất cao trong nhiều phân ngành của lĩnh vực chăn nuôi.

Thế nhưng, trong giai đoạn năm 2014-2015, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đã có những đề án rất lớn, rất kiên quyết, với đầu mối là Bộ NN&PTNT, về việc định hướng lại ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Đột phá rõ nhất là những cơ chế cụ thể hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và chăn nuôi.

Chúng ta đã thấy các mô hình của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bên cạnh trồng mía đã nuôi bò, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á cũng đầu tư phát triển nuôi bò và chế biến sữa, hay mô hình chăn nuôi-trồng rau sạch của VinGroup…

Chúng ta cũng đang có nhiều chính sách tiêu chuẩn hóa để một mặt nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới để cạnh tranh, mặt khác để tạo điều kiện cho thị trường nội địa bền vững và phát triển đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Phải thừa nhận rằng, chúng ta không thể làm được tất cả và cũng không thể một sớm một chiều có được ngành kinh tế đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp bên ngoài, nhưng chắc chắn chúng ta phải có lựa chọn và có chính sách đủ mạnh, đủ hiệu quả cả về hỗ trợ doanh nghiệp cũng như thực hiện các cam kết hội nhập.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Theo Báo điện tử Chính phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động