Giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai các dự án đầu tư PPP

L.H

L.H

Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) đang là một xu thế tất yếu. Tuy được kỳ vọng như một trong những phương thức phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế một cách hiệu quả nhưng hiện hình thức đầu tư PPP vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai.
Giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai các dự án đầu tư PPP
Ông Phạm Mạnh Thắng - Phó Tổng giám đốc Vietcombank (bên trái) ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện với Sở KH&ĐT TP.HCM để hỗ trợ thẩm định chuyên sâu về phương án tài chính đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP

Tại Hội nghị kết nối nhà đầu tư với ngân hàng (NH) được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới đây, đại diện Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM cho biết: Để thu hút thêm nguồn vốn xã hội hóa, thành phố đã đề ra nhiều giải pháp, cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh, tăng cường thu hút vốn thông qua các hình thức đầu tư như PPP, đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước.

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong cho vay vốn triển khai dự án PPP

Về đầu tư theo hình thức PPP, tính đến tháng 9/2017, TP.HCM có 23 dự án đã hoàn tất ký kết hợp đồng với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 71.127 tỷ đồng. 130 dự án khác đang được TP.HCM tiếp tục triển khai với tổng mức đầu tư dự kiến là 395.847 tỷ đồng.

Đánh giá về việc triển khai các dự án theo hình thức PPP, đại diện Sở KH&ĐT TP.HCM cho biết, hiện còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc về vay vốn, hỗ trợ đầu tư từ các NH, tổ chức tín dụng (TCTD) trong cho vay vốn triển khai thực hiện dự án.

Cụ thể, theo quy định hiện hành, nhà đầu tư cần đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu khi triển khai thực hiện dự án từ khoảng 15-20%, nguồn vốn cần huy động từ các NH, TCTD ước cần khoảng từ 80-85% tổng vốn đầu tư dự án. Như vậy, có thể thấy nguồn lực của các dự án đầu tư hiện nay chủ yếu dựa vào vốn vay NH và là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của dự án.

Trong khi đó, theo đánh giá chung từ phía các NH, TCTD thì các tài sản đảm bảo dự án chủ yếu là vốn vay dẫn đến khó định giá, mất thanh khoản, tiềm ẩn rủi ro chuyển thành nợ xấu do chậm tiến độ, khó thu hồi vốn. Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT thường có vòng đời dự án trung bình khoảng từ 15-20 năm, chưa phù hợp với chính sách cho vay thường là vốn ngắn hạn.

Bên cạnh đó, việc thiếu cơ chế giám sát, phối hợp 3 bên giữa nhà đầu tư, các NH - TCTD và cơ quan quản lý Nhà nước dẫn đến không đảm bảo bên cho vay kiểm soát được tính xác thực, khả thi trong quá trình vận hành dự án như kiểm soát doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nhằm kịp thời đưa ra các phương án điều chỉnh liên quan đến kế hoạch cho vay dự án.

Giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai các dự án đầu tư PPP
Ảnh minh họa

Ngoài ra, theo đánh giá chung hiện nay, lãi suất cho vay trung bình đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP từ phía các NH, TCTD là cao hơn so với lãi suất vốn vay của Bộ Tài chính, dẫn đến khó khăn cho nhà đầu tư trong việc xác định phương án tài chính dự án, tính khả thi triển khai dự án.

Giải pháp thu hút vốn thông qua hình thức PPP

Theo đại diện Sở KH&ĐT, để phát huy hơn nữa lợi thế và tiềm năng của TP.HCM trong việc thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển hạ tầng đô thị và cung cấp dịch vụ công, cần đẩy mạnh, tăng cường hợp tác 3 bên giữa cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư và các NH, TCTD; xây dựng chính sách phù hợp, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành dịch vụ chủ yếu. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư theo hình thức PPP bằng các biện pháp như: thường xuyên nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp đảm bảo lợi ích, thu hút nhà đầu tư, phù hợp theo thông lệ và xu thế quốc tế nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cơ sở pháp lý; đẩy mạnh công tác cải cách về thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.

Ông Phạm Mạnh Thắng - Phó Tổng giám đốc Vietcombank:

Một số giải pháp để triển khai hiệu quả các dự án PPP:

Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định về PPP và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo hướng tiếp thu các bài học từ thực tiễn triển khai trong thời gian qua, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng là hết sức cấp bách.

Thứ hai: TP.HCM cần quyết liệt trong việc bố trí nguồn lực tài chính tối thiểu để làm đối ứng cho các dự án PPP. Mục tiêu của PPP là tạo dựng các dự án có hiệu quả cao để có thể thu hút nguồn vốn từ NH mà không phải bảo lãnh, từ đó giảm thiểu gánh nặng tài chính. Các dự án có quy mô lớn, mang tính đột phá như hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao… cần có vốn góp từ ngân sách để đảm bảo dự án khả thi về mặt tài chính. Ngoài ra, cam kết hỗ trợ mạnh mẽ của thành phố trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng, bàn giao quỹ đất sạch cho chủ đầu tư cũng đóng vai trò rất quan trọng, đẩy nhanh tiến độ thi công của dự án.

Thứ ba: Hướng đến nguồn vốn tín dụng nước ngoài là giải pháp nhằm bù đắp nguồn lực thiếu hụt cho các dự án PPP trong giai đoạn tới. Kinh nghiệm triển khai thành công ở một số nước như Ấn Độ, Indonesia, Philippines… cho thấy trong giai đoạn sơ khai hình thành thị trường và chỉ số tín nhiệm còn thấp thì đa số các nhà cung cấp tài chính đưa ra những yêu cầu bảo lãnh rủi ro về chuyển đổi ngoại tệ, doanh thu...; Khi đã phát triển được thị trường ở mức tốt hơn thì có thể từng bước gỡ bỏ những ràng buộc này.

Thứ tư: Xây dựng hệ thống các ưu đãi đầu tư mạnh mẽ và hấp dẫn của mô hình PPP để thu hút các nhà đầu tư, các NH thương mại trong và ngoài nước cho vay tạo nên tính thiết thực của chương trình PPP trong việc phát triển và huy động vốn cho các dự án hạ tầng: cơ chế cho phép nhà đầu tư kéo dài thời gian thu hồi vốn, miễn giảm một số loại thuế liên quan, xem xét áp dụng quy chuẩn chung thống nhất trong việc quản lý phí, tạo điều kiện cho NH và các doanh nghiệp nước ngoài cho vay hoặc tham gia góp vốn cùng NH và khối tư nhân Việt Nam để tăng cường năng lực tài chính, quản lý dự án và chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, tính công khai, minh bạch trong đầu tư theo PPP hiện nay vẫn chưa thực sự được chú trọng. Việc xây dựng Dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức PPP trong thời gian tới cần nghiên cứu quy định công khai thông tin về đề xuất dự án PPP và các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư; về công khai thông tin dự án PPP trong suốt vòng đời dự án, bao gồm cả thông tin về tiến độ thực hiện công trình.

Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh truyền thông để tạo sự đồng thuận cho xã hội: Thời gian qua, việc thông tin về dự án PPP (chủ yếu là BOT) chưa đến được người dân và các tổ chức xã hội do hình thức tuyên truyền, công bố thông tin chưa thích hợp hoặc người dân chưa quan tâm đến thông tin công bố hoặc các thông tin về dự án PPP đang gây phản cảm trong xã hội. Công tác tuyên truyền và công khai thông tin cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn để các bên liên quan có cách hiểu thống nhất và đồng thuận trong quá trình triển khai và vận hành dự án PPP”.

Vietcombank hiện là NH đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Sở KH&ĐT TP.HCM để hỗ trợ thẩm định chuyên sâu về phương án tài chính đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP, giúp Sở KH&ĐT có sự đánh giá chi tiết về tính khả thi của dự án bên cạnh các yếu tố thẩm định tổng quan khác về tác động kinh tế, xã hội.

Tại hội nghị, ông Phạm Mạnh Thắng - Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết: Ngoài vướng mắc về pháp lý do các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hình thức đầu tư PPP hiện chỉ dừng lại ở mức nghị định, các vướng mắc còn lại liên quan đến nguồn vốn và năng lực của chủ đầu tư.

Cụ thể, theo đại diện Vietcombank, hiện nay, các TCTD trong nước có quy mô nhỏ, nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn nên khả năng cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho các dự án còn hạn chế; Năng lực tài chính của một số nhà đầu tư còn yếu, không góp đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào các dự án theo đúng cam kết, dẫn đến phải dừng dự án. Nhiều phương án tài chính của dự án còn chưa hợp lý, vốn đối ứng tham gia dự án thấp, khi lãi suất tăng do biến động tiền tệ sẽ gây rủi ro lớn đến việc thực hiện dự án; Việc lựa chọn nhà đầu tư cũng còn nhiều bất cập, thực tế hầu hết các dự án BOT giao thông thời gian qua đều được chỉ định thầu, việc này đã hạn chế tính cạnh tranh, làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

“Để thành công trong các dự án PPP, bên cạnh sự nỗ lực của nhà đầu tư, rất cần sự chung tay tháo gỡ của các cơ quan chức năng để cùng vượt qua khó khăn, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư tích cực tham gia các dự án PPP - những lĩnh vực đầy tiềm năng ở Việt Nam” - ông Phạm Mạnh Thắng nhấn mạnh.

L.H
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là những lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Báo cáo thường niên FDI năm 2023: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 32,1%

Báo cáo thường niên FDI năm 2023: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 32,1%

Một điểm nhấn trong báo cáo thường niên FDI năm 2023 là trong khi FDI toàn cầu năm 2023 chỉ tăng 3% thì FDI vào Việt Nam tăng tới 32,1%.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị quan trọng.
ADB: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn

ADB: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn

Theo ADB, lãi suất trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn trong giai đoạn từ ngày 1/12/2023 đến ngày 29/2/2024.
Doanh nghiệp Hàn Quốc lo mất ưu đãi khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc lo mất ưu đãi khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam bày tỏ lo lắng, việc Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024 sẽ khiến họ mất ưu đãi thuế.
Quảng Ninh: Nguồn vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Quảng Ninh: Nguồn vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh xác định đầu tư công tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế bứt phá.
Vay mua nhà lãi suất từ 5%/năm tại BIDV

Vay mua nhà lãi suất từ 5%/năm tại BIDV

BIDV triển khai gói vay vốn nhà ở với lãi suất hấp dẫn nhất thị trường chỉ từ 5%/năm, thời gian vay tới 30 năm, hạn mức tối đa 100% nhu cầu vốn.
Công ty bất động sản hàng đầu Hồng Kông muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam?

Công ty bất động sản hàng đầu Hồng Kông muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam?

Gaw Capital Partners, công ty có vốn tư nhân trong lĩnh vực bất động sản lớn tại Hồng Kông (Trung Quốc), đang muốn đầu tư vào lĩnh vực logistics ở Việt Nam.
Tuyên Quang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Tuyên Quang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Với việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt và không ngừng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng Tuyên Quang đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Thị trường bất động sản Trung Quốc khi nào thoát khủng hoảng?

Thị trường bất động sản Trung Quốc khi nào thoát khủng hoảng?

Thị trường bất động sản vốn mong manh của Trung Quốc bước vào năm 2024 với đà giảm giá chậm lại đối với đầu tư và doanh số bán nhà.
Bitcoin trượt giá trong khi các altcoin khác đều giữ vững vị thế

Bitcoin trượt giá trong khi các altcoin khác đều giữ vững vị thế

Vào ngày 19/3, Bitcoin trượt giá tới 5,7% và đang trên đà giảm lớn nhất trong hai tuần, do làn sóng bán ra tấn công tiền điện tử và các tài sản rủi ro khác.
Giới trẻ Trung Quốc và cơn sốt mua “hạt đậu vàng”

Giới trẻ Trung Quốc và cơn sốt mua “hạt đậu vàng”

Xu hướng tiêu thụ vàng, từ hạt đậu vàng đến trang sức vàng, đang lan rộng khắp Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ trong độ tuổi từ Gen Z.
Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng là hai nội dung có tầm quan trọng hàng đầu của kinh tế Việt Nam.
Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, quy mô dân số 100 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam đang có sức hút rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh hiện thu hút được 12.520 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 57,642 tỷ USD.
Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Tính đến tháng 2/2024, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1.151 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 69,6 tỷ USD, xếp thứ 2/19 ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Khu công nghiệp Sông Khoai của tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm nhà máy sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính với tổng mức đầu tư 57 triệu USD.
Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các tập đoàn nước ngoài, tuy nhiên để biến sự quan tâm đó thành những dự án “tỷ đô” lại không hề đơn giản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động