GDP 2017: Từ nỗi lo đến sự bứt phá

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017 ghi dấu ấn quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, khi Thủ tướng cho biết ông “hết sức lo lắng” trước tốc độ tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt mức thấp.

Nhìn lại năm 2017, một trong những kết quả nổi bật, có ý nghĩa tổng hợp là việc tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP như kế hoạch đề ra và đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong gần 10 năm qua của Việt Nam.

GDP 2017: Từ nỗi lo đến sự bứt phá
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, Thủ tướng bày tỏ lo lắng khi tăng trưởng GDP thấp trong quý I và nhấn mạnh quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm

Đạt được kết quả này không dễ dàng. Mặc dù ngay cuối năm 2016, tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải bắt tay ngay vào công việc từ ngày đầu, tháng đầu của năm, không để tồn tại tinh thần “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, thế nhưng đến hết quý I/2017, tăng trưởng GDP chưa được như mong muốn.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, các thành viên Chính phủ cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực trong quý I thì tốc độ tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 5,1% là thấp. Nguyên nhân chính là chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ các năm từ 2012. Xuất khẩu nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,7%. Giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Bản thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết ông “hết sức lo lắng” với chỉ tiêu tăng trưởng GDP trong quý I. Thủ tướng cho rằng nền kinh tế nước ta đang đối diện sức ép lớn, chủ yếu là từ vấn đề dài hạn, tồn tại nhiều năm nay, chưa được giải quyết và cộng với tình hình quốc tế hết sức phức tạp. Hai sức ép của nền kinh tế ở thời điểm đó là sức ép về tăng trưởng, sức ép về tỉ giá và nếu không quản lý, điều hành tốt thì khó giữ lạm phát ở ngưỡng 4%.

Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến đã cho rằng sẽ rất khó để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm, hoặc nếu đạt được thì phải “trả giá” bằng ổn định kinh tế vĩ mô bởi chỉ có thể “kích” tăng trưởng thông qua các giải pháp không bền vững. Đây cũng là một nội dung được các đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm tại kỳ họp thứ 3.

Các mục tiêu của năm 2017 còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều vấn đề khác như tình hình thế giới và nhất là những diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai khi cho đến những ngày cuối cùng của năm, cơn bão số 16 với cường độ rất mạnh vẫn tiếp tục đe dọa các tỉnh Nam Bộ.

Tuy nhiên, từ phiên họp thường kỳ tháng 3, các thành viên Chính phủ đều thống nhất cho rằng phải coi việc nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng là quyết tâm chính trị, bởi có như vậy mới bảo đảm các cân đối vĩ mô như ngân sách nhà nước, nợ công, đầu tư, xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống của người dân. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng chúng ta vẫn còn dư địa tăng trưởng lớn trong nhiều lĩnh vực.

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra sau đó một tháng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh quyết tâm đạt tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 như đã đề ra, không thay đổi mục tiêu này. Đến ngày 22/5, Thủ tướng tiếp tục triệu tập cuộc họp với các bộ, ngành về các kịch bản tăng trưởng năm 2017.

Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng kịch bản hàng quý cho từng ngành, lĩnh vực; tháo gỡ từng nút thắt tăng trưởng; thảo luận, thống nhất tại phiên họp Chính phủ hàng tháng và yêu cầu các cấp, các ngành điều hành quyết liệt, có biện pháp cụ thể, phát triển mạnh các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch.

Một số chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chủ yếu là: Khu vực nông nghiệp tăng 3,05%, trong đó xuất khẩu nông sản đạt trên 33 tỷ USD; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,91%, trong đó khu vực công nghiệp tăng 8%, xây dựng tăng 10,5%, khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,19%, trong đó khách du lịch tăng 30%.

Đồng thời, một yêu cầu đặt ra là tăng trưởng GDP phải đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định Chính phủ xác định không tăng trưởng bằng mọi giá và không đánh đổi các nội dung cân đối vĩ mô, môi trường để lấy tăng trưởng và cũng xác định lấy ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu.

Những diễn biến sau đó đã khẳng định hiệu quả của các giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ Chính phủ. Tới quý III, GDP đã tăng bứt phá tới 7,46%, tăng mạnh so với quý I (5,15%) và quý 2 (6,17%), giúp GDP 9 tháng ước tăng 6,41% và mục tiêu cả năm 6,7% trở nên khả thi.

Điều đáng mừng hơn nữa tăng trưởng GDP năm nay hoàn toàn không phụ thuộc vào khai khoáng, dầu thô và cũng không phụ thuộc vào tín dụng. Thay vào đó, động lực tăng trưởng đến từ xuất khẩu khi lần đầu tiên đạt mức 210 tỷ USD với tốc độ tăng khoảng trên dưới 20% (gấp 3 lần mục tiêu đề ra), khu vực công nghiệp phục hồi rõ nét; số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục mới trên 120 nghìn; số vốn FDI đăng ký đạt mức kỷ lục trên 35 tỷ USD và số vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua… Tuy GDP đạt cao nhưng kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định.

Nhìn về dài hạn, việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu phát huy hiệu quả, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu khí. Chất lượng tăng trưởng có bước chuyển biến, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) năm 2017 ước đạt 44,1%, cao hơn năm 2016 (40,7%) và giai đoạn 2011 - 2015 (33,6%).

Các tổ chức quốc tế cũng đồng loạt ghi nhận kết quả tăng trưởng GDP của Việt Nam. Mới nhất ngày 11/12, WB đã nâng mạnh mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay, dự kiến đạt 6,7%, bằng mục tiêu Chính phủ kỳ vọng và cao hơn so với dự báo 6,3% của chính tổ chức này đưa ra trước đó.

Tới ngày 13/12, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,7% cho cả hai năm 2017-2018, cao hơn so với lần công bố trước là 6,3% và 6,5%. Còn theo Bloomberg, Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP nhanh nhất Đông Nam Á trong 2018 với mức 6,6%.

Vấn đề tăng trưởng kinh tế không chỉ ảnh hưởng lớn đến các chỉ số kinh tế vĩ mô. Năm 2017 là năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm 2016-2020; việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra cho năm 2017 sẽ góp phần rất quan trọng, tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu cho 5 năm mà Trung ương Đảng và Quốc hội đã đề ra.

Theo Báo điện tử Chính Phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Trường Sơn phải phát triển cả về tầm vóc, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu Trường Sơn, đóng góp cho đất nước.
100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Đây là báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024.
Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Năm 2023, tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới ước lên đến 260 tỷ USD. Trong nước ghi nhận 5.331 sự cố, thiên tai, thiệt hại ước 9.324 tỷ đồng.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phát triển đội ngũ doanh nhân.
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Từ ngày 13-15/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp này sẽ cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Ngày 10/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Đảng bộ Bộ Công Thương đã tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân.
Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Chiều 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung nhân dịp tới Việt Nam.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Tại Nghị quyết số 65/NQ-CP, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, kiên quyết không để thiếu điện trong cao điểm nắng nóng.
Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.
Triển vọng lạm phát trong nửa sau năm 2024

Triển vọng lạm phát trong nửa sau năm 2024

Theo các chuyên gia, những yếu tố như tỷ giá và giá dầu sẽ tác động đến triển vọng lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2024.
Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng chỉ ra giải pháp trong triển khai quy hoạch vùng và phát triển, liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng với 12 "từ khóa" quan trọng bao trùm và toàn diện.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 9/5.
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, với kết quả này, đây là năm thứ 7 tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò “quán quân” PCI.
Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động