Đường sắt cao tốc ở Trung Quốc: Biểu tượng kiêu hãnh đang như "quả bom nổ chậm"

Biểu tượng mới đang tỏa sáng trong công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc – những chiếc tàu siêu tốc – có vẻ như đang trở thành biểu tượng cho nhiều vấn đề nổi cộm mà nước này đang phải đối mặt, chẳng hạn như tham nhũng cấp cao, những mối lo ngại về chất lượng xây dựng, hay việc thiếu đi sự đóng góp của người dân trong việc lập các dự án quy mô lớn.
Chất lượng an toàn của đường tàu cao tốc ở Trung Quốc đang như quả bom nổ chậm.

Chất lượng an toàn của đường tàu cao tốc ở Trung Quốc đang như quả bom nổ chậm.

CôngThương - Việc mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc tối tân ở Trung Quốc đang được xem xét lại một cách kĩ lưỡng hơn về mọi mặt bởi những mối lo ngại dấy lên rằng các nhà xây dựng đường sắt ở đây đang bỏ qua các tiêu chuẩn an toàn và mải mê chạy đua theo thời gian để lập kỉ lục trong công cuộc xây dựng đường sắt với tốc độ ngày càng nhanh hơn trước.

Những chiếc tàu cao tốc - một biểu tượng cho sự phát triển với tốc độ chóng mặt của đất nước này - đã từng nhận được nhiều lời ca ngợi từ Tổng thống Mỹ Barack Obama, thậm chí cả mối quan ngại về nguy cơ tụt hậu của nước Mỹ. Nhưng những gì đã xảy ra trong tháng 2 vừa qua, với việc kết án tử hình và giam giữ các quan chức hàng đầu của ngành đường sắt có liên quan tới vụ tham nhũng nghiêm trọng tại đất nước này, đã đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của dự án mở rộng thêm mạng lưới đường sắt cao tốc này.

Vào tuần trước, các nhà lãnh đạo mới của Bộ Đường sắt Trung Quốc đã tuyên bố rằng, để đảm bảo an toàn, tốc độ tối đa của tất cả các tàu cao tốc sẽ bị giảm từ 350 km/h xuống còn khoảng 299 km/h.
 
Không cần vòng vo, Bộ Đường sắt nước này tuyên bố mức độ an toàn của các tàu cao tốc đang ở mức báo động “nghiêm trọng”, đồng thời cho biết họ sẽ tiến hành các đợt kiểm tra độ an toàn của tất cả các mạng lưới giao thông còn lại tại đây. Các nhà chức trách thuộc Bộ Đường sắt cũng cho biết họ sẽ giảm giá vé để tăng số lượng hành khách và cũng sẽ bình tĩnh hơn trong việc xây dựng các tuyến đường cao tốc để tránh “lỗi nhịp”, phát triển quá nhanh so với nhu cầu của người dân nơi đây.

Các câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu vấn đề chi phí và nhu cầu của người dân nơi đây có bị bỏ ngoài tai quá nhiều hay không, khi mà các nhà lãnh đạo của họ liên tục theo đuổi các dự án hoành tráng – những thứ mà theo như nhận xét của các nhà phân tích thì chỉ là để làm đẹp bộ mặt bề nổi hoặc để tăng niềm tự hào quốc gia mà thôi, mặc dù chúng cũng được xem là một trong số những nỗ lực để thúc đẩy sự tăng trưởng thông qua việc đầu tư cho các công trình công cộng có tầm cỡ lớn.

Tuần trước, Bộ Tài chính nước này cho biết, Bộ Đường sắt tiếp tục bị thâm hụt tài chính trong quý I năm nay. Các khoản nợ của Bộ Đường sắt đã lên tới 276 tỷ USD với hầu hết vốn vay từ các ngân hàng Trung Quốc. Ông Patrick Chovanec, một giảng viên của trường đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) nhận định: “Họ đã vay một khoản lớn để đầu tư xây dựng tàu siêu tốc”. Ông cũng cho biết, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xây dựng mạng lưới tàu cao tốc bao gồm cả việc xây dựng 295 nhà ga được bao bọc bởi kính bóng và đá cẩm thạch - như một phần chi tiêu trong gói kích cầu của chính phủ nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.

Ông Zhao Jian - một giáo sư của trường Đại học Giao thông Bắc Kinh, đồng thời cũng là một nhà phê bình kì cựu của dự án tàu cao tốc bày tỏ sự lo lắng trước mức chi phí của dự án này. Ông cho rằng tổng chi phí cho dự án có thể tạo ra một quả bom nợ vô hình đe dọa sự phát triển của hệ thống ngân hàng Trung Quốc: “Tại Trung Quốc, chúng ta sẽ gặp phải một cuộc khủng hoảng nợ nần – một cuộc khủng hoảng nợ nần do các dự án tàu cao tốc. Tôi nghĩ rằng nó sẽ nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng vay nợ mua nhà; bởi vì bạn có thể ở hoặc rời khỏi ngôi nhà đó, nhưng hệ thống đường sắt thì chỉ nằm ở đó. Đó là một gánh nặng. Bạn phải vận hành hệ thống đường sắt và khi bạn đưa nó vào hoạt động, chi phí sẽ rất cao”.
 
Một trong các vấn đề về chi phí mà Trung Quốc sẽ gặp phải khi thực hiện dự án này là ở mỗi phân đoạn của hệ thống sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với mức dự tính ban đầu, do xuất hiện những cá nhân tham nhũng, trong đó bao gồm cả hiện tượng tham nhũng ngay trong quá trình đấu thầu.

Sau khi Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Liu Zhijun bị bắt giữ vì các cáo buộc tham nhũng, câu chuyện về việc làm thế nào một nữ doanh nhân ở tỉnh Sơn Tây có thể thành lập được một công ty đầu tư chuyên nhận hoa hồng từ các công ty nhận được hợp đồng thực hiện các dự án đường sắt cho tàu cao tốc mới bị bại lộ.

Trong tháng 3 vừa qua, các kiểm toán viên của chính phủ nước này đã phát hiện ra một số sai phạm trong việc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải, trong đó bao gồm các hóa đơn giả mà hơn 10 công ty và các giám sát viên thiếu bằng cấp kỹ sư chuyên nghiệp tại một số công ty xây dựng đã khai khống là sử dụng vào việc mua vật liệu xây dựng.

Tiết lộ này đã gây hoang mang dư luận, dẫn tới những câu hỏi về độ an toàn thực sự của hệ thống đường sắt. Nhiều người còn lo ngại rằng liệu những nhà thầu phụ tham gia thi công dự án có “bớt xén” của công để bỏ túi riêng của mình hay không.

Việc xây dựng đường sắt cao tốc đòi hỏi sử dụng lượng tro bay có chất lượng cao trong bê tông. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc liên tục đưa tin về những cáo buộc một số nhà thầu đã sử dụng tro bay có chất lượng kém hơn, không đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn hoặc pha trộn tro bay với các chất khác để “cắt xén” chi phí xây dựng hòng bỏ túi.
 
Các nhà chức trách ở đây luôn tự hào nói rằng tàu cao tốc của họ chạy nhanh nhất thế giới. Nhưng việc giảm tốc độ của các tàu cao tốc theo như tuyên bố vào tuần trước đã đặt họ vào thế cạnh tranh ngang bằng với tốc độ của các tàu cao tốc ở châu Âu và ở Nhật Bản.

Các con tàu cao tốc và đường ray sẽ bị mòn nhanh hơn nếu tàu chạy ở tốc độ cao hơn bình thường, và muốn tàu chạy nhanh thì các đường ray cần phải thẳng hơn nữa. Các nhà chức trách ở đây đang lo ngại rằng người dân và các vật liệu nguy hiểm đang ở quá gần các đường ray, làm tăng các rủi ro thương vong tại khu vực tàu cao tốc đi qua, mặc dù tại một số nơi, người dân đã cắm biển báo. Thêm vào đó, qua kiểm tra sơ bộ, họ nhận thấy ít người đi tàu cao tốc do giá vé được xem là quá cao so với hầu hết người Trung Quốc.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mặc dù Trung Quốc là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới nếu tính tổng thu nhập quốc dân, nhưng đại đa số người Trung Quốc vẫn còn khá nghèo, với ước tính thu nhập bình quân khoảng 4.300 USD 1 người/ năm, thấp hơn mức trung bình của thế giới.

Số đông những người đi tàu là người lao động nhập cư, nhưng khi lựa chọn mua vé tàu về quê, thì dù là mức vé rẻ nhất của tàu cao tốc cũng vượt quá khả năng chi trả của hầu hết trong số họ.

Theo DDDN

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: quả bom

Tin mới nhất

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động