Đưa hàng Việt về Tây Nam bộ: Kỳ II - Hàng Việt “bám rễ” miền Tây

Song song với các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn được thực hiện đều đặn, từ năm 2015, các Điểm bán hàng Việt Nam cố định đã được xây dựng thành công tại các địa phương miền Tây Nam bộ. Đây là điểm nhận diện hàng Việt chính hãng cho bà con, giúp tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt.
Đưa hàng Việt về Tây Nam bộ: Kỳ II - Hàng Việt “bám rễ” miền Tây
Điểm bán hàng Việt tại tỉnh Trà Vinh phân phối lượng hàng hóa hữu hiệu

Hiệu quả cao từ các Điểm bán hàng Việt cố định

Theo khảo sát của phóng viên Báo Công Thương, trong suốt chuyến công tác dọc các tỉnh miền Tây, cho dù tại hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa hay hệ thống hiện đại như siêu thị, người tiêu dùng rất thích sử dụng hàng Việt. Ông Tạ Minh Sơn - Giám đốc doanh nghiệp (DN) tư nhân Tứ Sơn (TP. Châu Đốc, An Giang) - lý giải, đây không chỉ là thành quả sau 7 năm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) triển khai mà tâm lý đó đến từ chính tính cách của người dân vùng sông nước. Hàng hóa có chất lượng, giá hợp lý, chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng thì sẽ được ưu tiên sử dụng.

Để định vị cho người tiêu dùng những địa chỉ hàng Việt chính hãng, đồng thời tạo điều kiện cho các DN sản xuất có được những đại lý bán hàng đáng tin cậy, từ năm 2015 đến nay, thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ, các địa phương khu vực Tây Nam bộ đã xây dựng nhiều Điểm bán hàng Việt Nam cố định, mang lại hiệu quả cao.

Ông Lê Thanh Sơn - Chủ Cửa hàng tạp hóa Hai Sơn (P.8, TP. Bến Tre) - chia sẻ, lợi ích lớn nhất của việc xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định là rất nhiều DN sản xuất đã chủ động tìm đến cửa hàng để mời chào hàng hóa, đầu tư quầy kệ, hỗ trợ trưng bày sao cho bắt mắt nhất. Việc trưng biển Điểm bán hàng Việt Nam với sự bảo lãnh của Sở Công Thương địa phương cũng giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn vào nguồn gốc hàng hóa được bán tại cửa hàng. Ngoài ra, nhờ đặt gần Công ty May Việt Hồng - nơi có 2.300 công nhân với thu nhập ổn định, đây trở thành điểm bán hàng hấp dẫn dành cho công nhân. Doanh thu cửa hàng luôn duy trì ổn định và có xu hướng tăng lên.

Phát huy hiệu quả từ điểm bán này, hiện Sở Công Thương tỉnh Bến Tre đang lên kế hoạch xây dựng 9 Điểm bán hàng Việt Nam trên toàn tỉnh, tập trung tại các khu chợ huyện, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Tại An Giang, ông Võ Vĩnh Đức - chủ Điểm bán hàng Việt Nam tại Cửa hàng Bách hóa Huy Ngân (số 10B, đường Trường Chinh, phường Long Thạnh, TX. Tân Châu) - chia sẻ, từ ngày xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam, hàng hóa được Sở Công Thương hỗ trợ bày lên kệ, ngay ngắn, sạch sẽ, gọn gàng hơn, thuận tiện cho người tiêu dùng lựa chọn và giúp người bán quản lý được lượng hàng. Sau khi xây dựng điểm bán, doanh thu cửa hàng tăng đều đặn khoảng 10 - 15%/tháng.

Ông Võ Nguyên Nam - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang - cho biết: Hiện, Sở Công Thương tỉnh đã xây dựng thành công 11 điểm bán hàng Việt tại 11 huyện và thị xã như Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, An Phú, Phú Tân, Tân Châu, góp phần tạo lập hệ thống phân phối hàng Việt Nam ổn định tại các siêu thị, chợ truyền thống.

Phát luồng hàng hóa hiệu quả cho địa phương

Ngoài việc cung cấp hàng hóa Việt chính hãng, có chất lượng cho người tiêu dùng, mục tiêu xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam cố định là phát luồng hàng hóa địa phương đi các tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Mục tiêu này đang được các điểm bán thực hiện khá tốt.

Điểm bán hàng Việt Nam đầu tiên của Trà Vinh đặt tại cửa hàng của Công ty Lương thực Trà Vinh (đường Nguyễn Thiện Thành, phường 5, TP. Trà Vinh) được đánh giá rất cao, bởi đặt cạnh trường Đại học Trà Vinh, trở thành điểm bán hàng cho hơn 20.000 học sinh tại trường. Nhận thấy đây là đối tượng người tiêu dùng trẻ, có khả năng phân phối hàng hóa về các địa phương, ngoài các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, thực phẩm, văn phòng phẩm… với giá cạnh tranh, điểm bán hàng này còn bày bán nhiều loại đặc sản của Trà Vinh như tôm khô Tiến Hải, củ cải muối Chịt Sa, cơm cháy chà bông Nhật Khánh, bánh tét Trà Cuôn Hai Lý, tàu hủ ky Dũng Linh, bánh trung thu Vĩnh Xương…

Đưa hàng Việt về Tây Nam bộ: Kỳ II - Hàng Việt “bám rễ” miền Tây
Điểm bán hàng Việt Nam tại Siêu thị Tứ Sơn phân phối rau quả sạch đến người tiêu dùng

Lựa chọn này được coi là đúng đắn khi các mặt hàng đang có tốc độ tiêu thụ tương đối khả quan. Em Nguyễn Trần Thanh Hà (sinh viên năm Nhất, Khoa Kinh tế) chia sẻ, xung quanh trường Đại học Trà Vinh có khá nhiều các điểm đại lý nhưng giá bán tại Điểm bán hàng Việt Nam là rẻ nhất. Cho nên, nhiều tháng nay, sinh viên nhà trường chọn đây là điểm mua sắm hàng hóa. Ngoài ra, em còn chọn các loại đặc sản địa phương về làm quà biếu cho gia đình tại An Giang.

Siêu thị Tứ Sơn – Điểm bán hàng Việt Nam cố định đầu tiên tại An Giang - tiếp tục có những bước đi táo bạo khi không những giúp hàng Việt “vượt biên” qua hàng trăm nghìn lượt khách du lịch Campuchia đến với Châu Đốc hàng năm mà còn quyết tâm trở thành điểm phân phối rau, củ, quả an toàn của An Giang đi nhiều địa phương lân cận. Theo đó, từ tháng 7/2016, siêu thị Tứ Sơn đã cho ra mắt quầy bán rau, củ, quả sạch hiện đại trên diện tích 250m2. Nguồn hàng do siêu thị tự trồng tại trang trại khép kín trên diện tích 5.000m2, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. “Ngoài trang trại đầu tiên này, thời gian tới, siêu thị Tứ Sơn quyết tâm mở thêm 3 cơ sở sản xuất rau sạch với diện tích tương đương. Mục tiêu đầu tiên là đủ rau, củ, quả sạch cung ứng cho người dân địa phương, sau đó là đủ cho các địa phương lân cận” – ông Sơn khẳng định.

Rời miền Tây khi những tia nắng cuối ngày dần tắt, mỗi chúng tôi - những người đã có 7 năm đồng hành cùng CVĐ - đều theo đuổi những suy nghĩ rất riêng. Dù rằng mỗi nơi một cách làm nhưng các Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại các tỉnh miền Tây Nam bộ đều khẳng định hiệu quả lớn. Kết quả này giúp tạo đà cho thành công lớn hơn trong thời gian tới, khi mục tiêu của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ là mỗi địa phương xây dựng được ít nhất 1 Điểm bán hàng Việt Nam cố định.

Logo chữ vàng trên nền đỏ - “Điểm bán hàng Việt Nam cố định – Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vẫn ánh lên trong ánh nắng rực rỡ cuối ngày…

Đến cuối năm 2016, đã có 61 Điểm bán hàng Việt Nam được xây dựng thành công trên cả nước. Không chỉ là điểm phân phối hàng Việt hữu hiệu, những điểm bán hàng này còn khẳng định vai trò là kênh phát luồng hàng hóa hiệu quả, đưa đặc sản các địa phương lan tỏa đến người tiêu dùng cả nước.
TIN LIÊN QUAN
Đưa hàng Việt về Tây Nam bộ: Kỳ I - Hành trình chinh phục miền Tây
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kết nối cung cầu, đưa sản phẩm OCOP Ninh Thuận vào kênh phân phối

Kết nối cung cầu, đưa sản phẩm OCOP Ninh Thuận vào kênh phân phối

Ngày 17/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình Kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và Tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Sắp diễn ra phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý

Sắp diễn ra phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý

Phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý năm 2024 với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ được tổ chức vào cuối tháng 4/2024.
Thương mại hóa hàng Việt trên nền tảng số

Thương mại hóa hàng Việt trên nền tảng số

Theo sau chiến dịch Chợ phiên OCOP, sáng kiến Tự hào hàng Việt tiếp tục nhân rộng quy mô, thương mại hóa các sản phẩm hàng nội địa trên nền tảng số.
Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn

Năm 2024, Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp Công đoàn.
Ninh Thuận lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024

Ninh Thuận lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024

Tham gia trưng bày nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng tại Hội Báo toàn quốc 2024, Ninh Thuận mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương tới khách tham quan.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho hàng Việt

Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo sức lan tỏa lớn, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt.
Nước tương Việt lên kệ siêu thị tại Hoa Kỳ

Nước tương Việt lên kệ siêu thị tại Hoa Kỳ

Các sản phẩm nước tương của một doanh nghiệp Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Hoa Kỳ - một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Đưa sản phẩm Quảng Trị vào hệ thống phân phối Saigon Co.op

Đưa sản phẩm Quảng Trị vào hệ thống phân phối Saigon Co.op

Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị đã ký kết chương trình hợp tác về phát triển điểm bán mới và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của địa phương vào hệ thống Saigon Co.op.
Xem nghệ nhân Nguyễn Bá Châu "thổi hồn" vào những chiếc trống đồng tinh xảo

Xem nghệ nhân Nguyễn Bá Châu "thổi hồn" vào những chiếc trống đồng tinh xảo

Đồng được đem vào lò nấu chảy, vớt bỏ tạp chất rồi rót vào khuôn được đúc sẵn, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân, trống đồng với nhiều họa tiết tinh xảo ra đời
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Thanh Hóa: Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thanh Hóa: Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi.
Đà Nẵng: Sáng tạo, tích cực lan tỏa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Đà Nẵng: Sáng tạo, tích cực lan tỏa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Hàng Việt Nam đã được người dân Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn trong tiêu dùng hàng ngày. Đây là kết quả từ những sáng tạo trong công tác xúc tiến thương mại.
“Rộng đường” tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp xanh

“Rộng đường” tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp xanh

Việc các nhà phân phối như: Saigon Co.op, Satra, MM Mega Market… hỗ trợ tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp xanh sẽ giúp đầu ra sản phẩm ổn định.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Sản phẩm làng nghề và đặc sản vùng miền hội tụ về TP. Hồ Chí Minh đón Tết

Sản phẩm làng nghề và đặc sản vùng miền hội tụ về TP. Hồ Chí Minh đón Tết

Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2023” tổ chức trong khuôn khổ hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành 2023.
Đà Nẵng: Lan tỏa hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Đà Nẵng: Lan tỏa hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại Đà Nẵng đi vào thực chất khi người tiêu dùng thành phố ưu tiên lựa chọn hàng Việt trong đời sống.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Sức lan tỏa mạnh mẽ từ một chủ trương lớn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Sức lan tỏa mạnh mẽ từ một chủ trương lớn

Sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong gần 15 năm triển khai CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng VN” chính là cội nguồn sức mạnh mang lại sức sống và hiệu quả.
Doanh nghiệp chung tay sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Doanh nghiệp chung tay sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối đã phối hợp sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam, giúp hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động