Dự án Luật thủy sản (sửa đổi): Tạo hành lang phát triển thủy sản bền vững

Đây là một trong những nội dung chính yếu của Dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường báo cáo trước Quốc hội sáng nay 6/5/2017.
Dự án Luật thủy sản (sửa đổi): Tạo hành lang phát triển thủy sản bền vững
Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Thủy sản (sửa đổi)

Thừa ủy quyền của Chính phủ, báo cáo Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Luật Thuỷ sản được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thủy sản. Nhờ đó, ngành thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của nông sản. Nếu như năm 2003, xuất khẩu thủy sản từ 2,2 tỷ USD thì năm 2016 đã đạt 7,16 tỷ USD.

Tuy nhiên, sau 13 năm triển khai thực hiện, một số quy định trong Luật Thuỷ sản 2003 chưa theo kịp với sự phát triển nhanh của ngành thủy sản, chưa phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, không còn phù hợp với các luật mới có liên quan.

Bên cạnh đó, sự phát triển ngành thủy sản chưa bền vững; năng lực, kinh nghiệm quản lý và đầu tư trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thuỷ sản còn hạn chế; nguồn lợi thuỷ sản đang có dấu hiệu suy giảm, môi trường sống của các loài thuỷ sản có nguy cơ bị ô nhiễm… là những thách thức lớn đối với ngành thuỷ sản cần phải giải quyết.

"Để khắc phục được các bất cập nêu trên; đồng thời, nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển thủy sản nói riêng; đặc biệt là Nghị quyết 09-NQ/TW năm 2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 26-NQ/TW năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, việc tiến hành sửa đổi Luật Thuỷ sản 2003 là hết sức cần thiết" – Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Quan điểm chỉ đạo sửa đổi Dự án Luật thủy sản phải đáp ứng được 5 yêu cầu bao gồm (1) phải thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước về lĩnh vực thuỷ sản, phù hợp với chiến lược phát triển và cơ cấu lại ngành theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; (2) kế thừa được Luật Thủy sản 2003, các nội dung sửa đổi, bổ sung phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, khắc phục được những hạn chế, bất cập; (3) bảo đảm tính phù hợp, thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; (4) thích ứng với biến đổi khí hậu; đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; (5) đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính; tăng cường phân cấp cho địa phương; xã hội hóa tối đa các dịch vụ công.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, quá trình sửa đổi Luật Thủy sản đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đã tổ chức lấy ý kiến công khai, rộng rãi... và được thẩm tra của của các cơ quan liên quan.

Dự án Luật thủy sản (sửa đổi): Tạo hành lang phát triển thủy sản bền vững
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đọc Tờ trình của Chính phủ

Theo đó, Dự án Luật gồm có 8 Chương, 100 điều (trong đó, kế thừa 12 điều; sửa đổi 50 điều; bổ sung mới 38 điều) với nhiều điểm mới như quy định về Tổ chức cộng đồng quản lý hoạt động thủy sản; đổi tên Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản thành Quỹ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Quy định cấp hạn ngạch giấy phép và thay đổi thời hạn, tiêu chí của giấy phép thai thác thủy sản; Xã hội hóa công tác đăng kiểm tàu cá; Thay đổi phương thức quản lý thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản từ quản lý Danh mục sang quản lý theo điều kiện và tiêu chuẩn, quy chuẩn; Quy định quản lý đối với sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản không dùng làm thực phẩm; Quy định về kiểm ngư trung ương và kiểm ngư cấp tỉnh tại 28 tỉnh, thành phố ven biển..

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT)của Quốc hội cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên Ủy ban cũng đề nghị cơ quan chủ trì cần lưu ý, bổ sung làm rõ một số nội dung như khai thác thủy hải sản ngoài vùng biển Việt Nam cho phù hợp, thống nhất; có 01 chương riêng về quản lý nhà nước trong hoạt động thủy sản trên cơ sở tách Điều 7 và quy định rõ hơn về chức năng, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.

Làm rõ hơn những chính sách phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo và an ninh quốc phòng; đẩy mạnh ứng dụng, phát triển KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực trong chuỗi các hoạt động thủy sản, phát triển nghề cá theo hướng hiện đại, bền vững; xem xét, bổ sung quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ... ; xem xét các quy định về quản lý giống, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản đảm bảo tính khả thi và các nội dung liên quan khác như giao, cho thuê, thu hồi đất, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; quản lý tàu cá, dịch vụ hậu cần trong khai thác thủy sản; chợ đầu mối thủy sản...

Dự kiến, Dự án Luật Thủy sản sẽ được thông qua tại kỳ họp này, do đó, Ủy ban KH, CN&MT cũng đề nghị các đại biểu thảo luận cho ý kiến về Quỹ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; lực lượng kiểm ngư...

Theo chương trình, chiều nay, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường để nghe báo cáo về Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi); Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Cảnh vệ và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Cảnh vệ.

Phương Lan - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động