Đổi mới cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công còn chậm

Tại cuộc họp báo chuyên đề về đổi mới cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập diễn ra ngày 26/10/2016 tại Hà Nội, đại diện Bộ Tài chính cho biết, tiến độ triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, cơ quan trung ương cũng như các địa phương còn chậm.
Đổi mới cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công còn chậm
Họp báo chuyên đề đổi mới cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công

Chủ trương của Chính phủ là đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bao gồm cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và về tài chính... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ công...

Nghị định 16 được ban hành, quy định khung về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập để các bộ quản lý ngành căn cứ vào đó xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực cụ thể gồm: Y tế; giáo dục đào tạo; dạy nghề; văn hoá thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Sau hơn 1 năm Nghị định 16 được ban hành, Bộ Tài chính cho biết: Đa số các địa phương vẫn còn chờ Nghị định trong các lĩnh vực cụ thể nêu trên và văn bản hướng dẫn của các bộ mới triển khai phần nhiệm vụ của mình. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan tại các địa phương cũng chưa chủ động đề xuất danh mục dịch vụ sự nghiệp công, quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao...

Căn cứ Nghị định 16/2015/NĐ-CP, các bộ phải xây dựng trình Chính phủ ban hành 07 Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực cụ thể nêu trên. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 02 nghị định được Chính phủ ban hành trong lĩnh vực khoa công nghệ, và lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, còn lại 03 nghị định trong các lĩnh vực y tế, văn hóa - thể thao - du lịch, giáo dục nghề nghiệp mới trình Chính phủ, 01 nghị định trong lĩnh vực thông tin truyền thông đang hoàn thiện, 01 nghị định trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mới đang lấy ý kiến các bộ, ngành lần 2.

Ngoài ra, các bộ, ngành trung ương còn phải xây dựng các Quyết định của Thủ tướng ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước và Quyết định của Thủ tướng ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công của từng bộ, cơ quan trung ương. Nhưng đến nay, mới có 03 bộ có được Quyết định của Thủ tướng phê duyệt danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước là Bộ Y tế, Lao động Thương binh Xã hội, Giao thông Vận tải; 07 bộ khác (Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Thông tin truyền thông, Khoa học công nghệ, Giáo dục đào tạo) mới trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định; 01 bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mới dự thảo và lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương.

05 bộ đã có Quyết định của Thủ tướng ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, dịch vụ việc làm, nuôi dưỡng và điều dưỡng thương binh - người có công, trợ giúp xã hội, khoa học công nghệ công lập thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Các Bộ Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng mới trình Thủ tướng dự thảo Quyết định. Các Bộ Giáo dục Đào tạo, Thông tin Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao - Du lịch mới dự thảo và lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương Quyết định của Thủ tướng.

Đối với các địa phương, hầu hết đã ban hành kế hoạch hành động triển khai cũng như tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền mới có tỉnh Tiền Giang ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước; 05 tỉnh ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc địa phương, gồm Quảng Bình (lĩnh vực báo chí xuất bản, in phát hành); Lạng Sơn (lĩnh vực tài nguyên môi trường, giao thông vận tải); Quảng Ninh (y tế, giáo dục - đào tạo); Khánh Hòa (y tế và giáo dục-đào tạo); Hậu Giang (văn hóa - thể thao - du lịch, dịch vụ việc làm); 01 tỉnh (Quảng Bình) ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Để thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công, Bộ Tài chính kiến nghị trong thời gian tới các bộ, ngành trung ương chưa hoàn thành xây dựng nghị định cũng như quyết định của Thủ tướng trong các lĩnh vực cụ thể thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao cần khẩn trương trình Chính phủ ban hành; các bộ đã được Chính phủ ban hành nghị định cần ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện ngay; Bộ Nội vụ cần nghiên cứu, ban hành thông tư hướng dẫn về nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm; thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm; hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công chưa xây dựng được vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp xác định số lượng người làm việc trên cơ sở định biên bình quân các năm trước.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng cần khẩn trương xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các định mức kinh tế kỹ thuật; tiêu chí, tiêu chuẩn các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương. Các bộ, cơ quan trung ương cần giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc để thực hiện, đồng thời có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp, chuyển đổi, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy hoạch sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan tham mưu khẩn trương xây dựng để ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước của địa phương; ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công do địa phương quản lý. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc để thực hiện, đồng thời có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp, chuyển đổi, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy hoạch sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh vừa tổ chức gặp gỡ và trao số tiền hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn.
Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Kinh tế trưởng của ADB cho rằng, diễn biến tỷ giá hiện vẫn nằm trong biên độ của Ngân hàng Nhà nước, nên chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp.
Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Ngày 17/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã thông qua việc đổi tên thành Lộc Phát Việt Nam.
Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Áp lực cung vẫn ở mức cao trong khi dòng tiền có dấu hiệu “hụt hơi” là nguyên nhân khiến cho VN-Index đóng cửa giảm 22,67 điểm (-1,86%) xuống còn 1.193 điểm.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024, lãi suất tiết kiệm 17/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.

Tin cùng chuyên mục

Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Nhiều ngân hàng tung ra gói tín dụng cho vay mua nhà với lãi suất thấp cùng với hàng loạt ưu đãi như giãn trả nợ gốc, thủ tục giải ngân nhanh chóng.
Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.
Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Thay vì quản lý theo cách “chờ đợi và quan sát” thì Fintech tại Việt Nam cần được chuyển sang cách tiếp cận mới “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Khác với các năm trước, mùa Đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay, kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A), chào bán cổ phần cho nhà đầu nước ngoài vắng bóng.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có các văn bản gửi các bộ, ngành chức năng nhằm tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Triển vọng nào cho thị trường tài chính Việt Nam 2024?

Triển vọng nào cho thị trường tài chính Việt Nam 2024?

Dù còn không ít khó khăn, song triển vọng về thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được dự báo có nhiều yếu tố tác động tích cực, kênh dẫn vốn đa dạng hơn.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.
Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Sau phiên tăng điểm tốt vào cuối tuần trước, đầu tuần thị trường mở cửa trong trạng thái rung lắc mạnh, nhóm vốn hoá lớn là “tội đồ” khiến thị trường giảm sâu.
15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu vàng miếng

15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu vàng miếng

Có khoảng 15 đơn vị, bao gồm cả các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh vàng, đủ điều kiện tham gia đấu thầu vàng miếng.
Thẻ tín dụng có thực sự là “cứu cánh" đối với người trẻ?

Thẻ tín dụng có thực sự là “cứu cánh" đối với người trẻ?

Thẻ tín dụng liệu có phải là "vị cứu tinh" giúp giới trẻ hiện thực hóa ước mơ và người dùng cần phải lưu ý điều gì?
Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2018 đến nay, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản có tỷ lệ tăng trưởng cao, đến cuối năm 2023 đạt khoảng 2,88 triệu tỷ đồng
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024, lãi suất tiết kiệm 15/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Thị trường test vùng hỗ trợ 1.250 điểm thành công và đã có phiên giao dịch bùng nổ ngày cuối tuần, giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn vào nhịp tăng trong tuần tới.
Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in. Thông tư có hiệu lực từ ngày mai (15/4).
Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), đã thông qua kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Nếu hết gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói 45.000 tỉ, thậm chí 50.000 tỉ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp lâm, thủy sản vượt khó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động