"Doanh nghiệp phải tự cứu mình trước khi trời cứu"

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị "Doanh nghiệp Việt Nam năm 2016” với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam - động lực phát triển của kinh tế đất nước” tổ chức sáng nay (29/4) tại TP.Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị

1.000 doanh nghiệp, đại diện cho khoảng 500.000 doanh nghiệp trên cả nước đã tham dự Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong xây dựng đất nước, đi đầu vẫn là đội ngũ doanh nghiệp (DN). Dù thời gian qua đã có nhiều chính sách ban hành hỗ trợ phát triển, nhưng thực tế vẫn còn nhiều rào cản lớn, vì vậy Chính phủ muốn trực tiếp lắng nghe những ý kiến từ DN.

Thủ tướng yêu cầu, sau khi nghe ý kiến của DN, lãnh đạo các Bộ, ngành có quan điểm rõ ràng về giải quyết những khó khăn đã nêu ra. Tại Hội nghị này, các thành viên Chính phủ, Cơ quan Tư pháp, Quốc hội đều có mặt, gặp không chỉ để nghe mà để giải quyết trực tiếp các khó khăn, vướng mắc. Tinh thần của Chính phủ là thực hiện đúng Hiến pháp, đổi mới sự lãnh đạo, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của DN. Chính vì vậy, phải tháo gỡ mọi rào cản, đặc biệt là chống tiêu cực, tham nhũng, không hình sự hóa các quan hệ hành chính và kinh tế.

Theo Thủ tướng, kết quả của Hội nghị này sẽ tạo niềm tin mới cho DN. Chân thành cầu thị thẳng thắn sẽ là phương châm xuyên suốt, nhất quán trong đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng DN với mục đích tạo điều kiện tốt nhất để DN phát triển.

Hội nghị đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp

Thủ tướng nhấn mạnh các điểm tồn tại: Việc ban hành các luật và văn bản hướng dẫn còn chậm để doanh nghiệp phải chờ đợi; có những trường hợp văn bản hướng dẫn không rõ ràng, tính tương thích không cao hoặc còn cảm tính, thiếu định lượng dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về một vấn đề; chưa có cơ chế hiệu quả khuyến khích doanh nghiệp đột phá, thông qua áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo ra sản phẩm có thương hiệu lớn; công tác cổ phần hóa đã chỉ đạo quyết liệt nhưng còn nhiều vướng mắc về cơ chế; hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp, khả năng kết nối của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế; tình trạng phí chồng phí, thanh tra, kiểm tra chồng chéo, tình trạng một số cán bộ, đảng viên tiêu cực, gây phiền hà làm mất nhiều thời gian, tiền bạc của DN; thực tế triển khai các cải cách thủ tục hành chính chưa đạt như mục tiêu đề ra...

Thủ tướng lưu ý doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược phát triển, hội nhập của mình, xây dựng văn hóa hội nhập, văn hóa doanh nhân, gìn giữ liêm chính trong phát triển, phải chủ động, sáng tạo, ""tự cứu mình trước khi trời cứu". Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng, bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh tất cả các loại hình, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình (ngoại trừ một số doanh nghiệp an ninh, quốc phòng), thành phần kinh tế đều bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực như vốn, tài nguyên, đất đai, thị trường và cơ hội kinh doanh. Đồng thời, Nhà nước bảo đảm sự ổn định lâu dài của chính sách, để doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư, “không sớm nắng chiều mưa về chính sách”.

Đặc biệt, Chính phủ sẽ bảo đảm kinh tế vĩ mô, môi trường hòa bình, thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Các cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành chính sách phải quy định rõ ràng. Người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm đến cùng quyết định của mình. Các quy định về điều kiện phải minh bạch, lượng hóa được, dễ hiểu để nhà đầu tư, doanh nghiệp tự đánh giá được để tuân thủ.

“Các quy định phải nhận khó khăn về cơ quan nhà nước, tạo ưu tiên cho người dân và doanh nghiệp, theo tinh thần Nhà nước kiến tạo, cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng lưu ý, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập của xã hội, khơi nguồn đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh nên cần có chính sách riêng để nhóm doanh nghiệp này phát triển hội nhập. Đảng, Nhà nước “coi doanh nghiệp tư nhân là một động lực phát triển kinh tế”.

Cho rằng nhận thức, cam kết của các bộ, ngành đối với doanh nghiệp rất quan trọng, Thủ tướng khẳng định: Chính phủ cũng như ngành Công an không có chủ trương hình sự hoá các quan hệ kinh tế, nhưng sẽ xử lý nghiêm các vi phạm như xả chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người dân. Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp hoạt động công ích, hoạt động có tính rủi ro lớn, làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng Nhà nước có cơ chế quản lý phù hợp. Nhà nước sẽ giảm dần, tiến tới loại bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý. Phải bỏ hết những quy định cũ trái với quy định của luật đã được Quốc hội thông qua...

Một trong những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Thủ tướng cho biết, sẽ giảm 1% lãi suất trung, dài hạn, trong một số lĩnh vực ưu tiên; yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xem xét có gói hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học công nghệ.

Mỗi địa phương phải công khai đường dây nóng, website, hướng dẫn thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Tăng cường chống tham nhũng, quan liêu. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vừa được Thủ tướng ký ban hành (ngày 28/4/2016), với tinh thần lớn là các chỉ tiêu đạt mức ASEAN-4.

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp nêu cao tinh thần dân tộc, nói không với gian lận, trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, làm ăn bất chính, vô cảm với đồng bào.

Chính phủ sẽ có một nghị quyết chuyên đề về phát triển doanh nghiệp, Thủ tướng cho biết và khẳng định: Doanh nghiệp lớn mạnh thì đất nước hùng cường.

Theo báo cáo của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, kể từ ngày có Luật Doanh nghiệp, ở Việt Nam đã có 941.000 DN được đăng ký thành lập. Tính đến ngày 31/12/2015, cả nước có 513.000 DN còn hoạt động (chiếm 54,5%), 428.000 DN ngừng hoạt động hoặc giải thể vì nhiều lý do khác nhau (chiếm 45,5%). DN ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số DN ngừng hoạt động hoặc giải thể nói trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của DN không mấy lạc quan. Trong số các DN đang hoạt động ở thời điểm cuối năm 2015, 42% DN hoạt động có lãi, hơn một nửa (58%) DN thua lỗ hoặc hòa vốn.

Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC: "Báo chí truyền thông phải đồng hành cùng doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu sản phẩm Việt Nam, phải đóng vai trò tôn vinh doanh nghiệp”.

Ông Vũ Tiến Lộc đề nghị, 5 năm tới nên được xác định là 5 năm quốc gia khởi nghiệp, 5 năm cả nước tập trung toàn lực phát triển DN. Chính phủ ban hành một nghị quyết về chương trình hành động quốc gia phát triển DN cho cả nhiệm kỳ, bảo đảm thực hiện được hai yêu cầu xuyên suốt là củng cố niềm tin, vực dậy tinh thần, phục hồi và phát triển doanh nghiệp. Phải có những giải pháp chính sách và hành chính quyết liệt để giảm mạnh rủi ro và chi phí, đặc biệt là chi phí không chính thức. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với những đổi mới, động lực mới, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển DN. Ông Vũ Tiến Lộc thông tin thêm, ngày 25/4 mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có mệnh lệnh dứt khoát thực hiện đúng yêu cầu của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, không cho phép các Bộ bàn lùi.

Tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội DN vừa và nhỏ nêu 8 kiến nghị; trong đó có ban hành Luật về hội và thành lập Ban Chỉ đạo khởi nghiệp quốc gia, giảm thuế thu nhập DN, tạo điều kiện cho DN tiếp cận các quỹ bảo lãnh tín dụng, thuê đất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Các ý kiến doanh nghiệp, hiệp hội, ngành nghề phát biểu tại Hội nghị nhất trí cho rằng: Thời gian qua, môi trường đầu tư, kinh doanh có phần khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều rào cảo, trở ngại. Trong đó, bao gồm việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp không đúng thời hạn (1/7/2016), có nguy cơ tạo “khoảng trống pháp lý”; một bộ phận cán bộ, công chức có thái độ cửa quyền, “hành là chính”, còn tồn tại nhiều giấy phép con; các rủi ro và gánh nặng chi phí cả chính thức và không chính thức khá lớn; khả năng cạnh tranh trước làn sóng hội nhập mạnh mẽ. Chi phí vốn, lãi suất còn ở mức cao, chưa hợp lý; còn tồn tại nhiều khoản thuế, phí.

Đại diện Hiệp hội DN Hoa Kỳ tại Việt Nam nhấn mạnh mong muốn tiến trình cải cách của Việt Nam tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Chính phủ cải cách hạn chế dùng tiền mặt, giao dịch trực tiếp, cải cách thuế, hải quan... Đây là mấu chốt trong tham nhũng.

Đề cao vai trò quan trọng của thị trường bán lẻ, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ông Diệp Dũng - Chủ tịch Hợp tác xã Thương Mại Saigon Co.op - đề nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ, bảo vệ thị phần, DN bán lẻ trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, nhà nước cần xây dựng chiến lược quốc gia phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam; cải tiến quy định về mua bán sáp nhập.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may đang đứng trước nhiều thách thức khi nhiều đơn vị phải đóng cửa. Hiệp hội đưa ra những kiến nghị như: Chính phủ cần điều chỉnh lại quy hoạch ngành đến năm 2020 vì không còn phù hợp và đã lạc hậu; đề nghị Bộ Công Thương quy hoạch các khu tập trung để xử lý nước thải; Bộ Tài nguyên và Môi trường không nhất thiết phải áp dụng chung một chuẩn về môi trường. Bất cập lớn nhất hiện nay của các DN dệt may là khâu kiểm tra từ hải quan khi một miếng vải mẫu 5m chuyển từ nước ngoài về cũng phải kiểm theo Thông tư 37 hàng chục lần mới xong - gây khó khăn cho DN.

Đa số các doanh nghiệp cùng chung kiến nghị: Cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa với mục tiêu chất lượng thể chế của Việt Nam không thua kém các nước tiên tiến trên thế giới. Kiên quyết loại bỏ những quy định, điều kiện và giấy phép kinh doanh không còn phù hợp đang làm cản trở quyền tự do kinh doanh của người dân và đang làm tăng rủi ro, chi phí cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ giảm lãi suất, miễn, giảm, hoãn một số khoản thuế, phí, tạo môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; coi doanh nghiệp như đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng quản lý.Nói như Chủ tịch Ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà: "Mong Chính phủ điều hành nền kinh tế như một dàn nhạc giao hưởng, ở đó, Thủ tướng là nhạc trưởng, các bộ, ngành là nhạc công và các doanh nghiệp là ca sĩ để chúng ta cùng tạo nên một bản nhạc kinh tế thật hay”.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời DN tại hội nghị

Sau khi các DN có ý kiến, lãnh đạo các Bộ, ngành đã phát biểu tại hội nghị, theo các Bộ trưởng, buổi gặp ngày hôm nay không chỉ để nghe mà sẽ đưa ra những hướng giải quyết thiết thực cho DN như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng ngay từ đầu hội nghị.

Liên quan đến các công việc của ngành, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết sẽ đưa dịch vụ hành chính công trực tuyến lên cấp độ 3, cấp độ 4. Bộ cam kết sẽ rà soát các loại giấy phép con do Bộ quản lý, đơn giản hóa 35 thủ tục hành chính. Về xuất nhập khẩu, tiếp tục thực hiện theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Liên quan đến Tập đoàn Dệt may, Bộ Công Thương đã có chủ trương và tiến hành quy hoạch lại ngành dệt may, trước mắt sẽ quy hoạch lại ngành da giày. Bộ sẽ tiếp thu ý kiến của DN và điều chỉnh lại Thông tư 37 về việc nhập khẩu vải vào Việt Nam.

Về một số kiến nghị của DN tại hội nghị cũng được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời thẳng thắn, trong đó có vấn đề thị trường bán lẻ. Bộ trưởng cho biết, đến nay Bộ Công Thương đã xây dựng chiến lược về ngành bán lẻ, có ưu tiên DN trong nước nhưng vẫn cấp phép cho DN FDI.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ tiếp tục rà soát, kiến nghị Chính phủ các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường, loại bỏ các nút thắt thể chế đang làm sai lệnh méo mó thị trường. Tạo sân chơi bình đẳng giữa các DN, bảo đảm DN mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng... Bộ trưởng cam kết giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu, giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong môi trường đầu tư kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cam kết sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt lĩnh vực thuế và hải quan, giảm số lượng nộp thuế, hiện đại hóa, kê khai điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và nhấn mạnh việc đào tạo cán bộ về năng lực, đạo đức.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong bối cảnh hiện nay bản thân các DN cần phải xây dựng văn hóa doanh nhân, nâng cao năng lực… Muốn làm được những điều này, cần phải đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp.

Ngay trong chiều cùng ngày,Thủ tướng đã họp với các Bộ, ngành, địa phương để bàn cách xử lý, giải quyết những kiến nghiệ của doanh nghiệp chưa được trả lời tại Hội nghị. Sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết chuyên đề "Doanh nghiệp Việt Nam - động lực phát triển kinh tế của đất nước".

Thùy Dương - Ngọc Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Chiều 21/4/2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động