Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Dấu ấn của Bộ Công Thương

Nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải dành cho phóng viên Báo Công Thương cuộc trao đổi về những kết quả đạt được trong triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), cũng như giải pháp thực hiện thời gian tới.
Dấu ấn của Bộ Công Thương
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải (thứ hai từ phải sang) ấn tượng với sản phẩm của Công ty CP đường Quảng Ngãi

Thứ trưởng có thể chia sẻ khái quát về những kết quả sau 8 năm triển khai CVĐ của Bộ Công Thương?

Nhận thức rõ về vai trò và trách nhiệm trong việc tập trung thực hiện CVĐ theo đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ, trong 8 năm qua, Bộ Công Thương đã triển khai CVĐ rộng khắp trên các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Cụ thể, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh bằng cách phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan truyền thông; đăng tải hơn 10.000 tin, bài về CVĐ, giúp doanh nghiệp (DN) có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, người tiêu dùng hiểu rõ hơn và tin tưởng chọn lựa hàng hóa Việt.

Bộ Công Thương cũng tích cực tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) trong nước với 1.025 đề án và 511,5 tỷ đồng kinh phí được phê duyệt trong giai đoạn 2013 - 2017. Thông qua việc triển khai các hội chợ triển lãm, phiên chợ hàng Việt, chương trình XTTM đã hỗ trợ tích cực cho DN phát triển thị trường nội địa. Đặc biệt, tạo kênh phân phối, hệ thống bán lẻ ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, các địa phương còn khó khăn.

Chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường cũng tiếp tục được các địa phương triển khai, góp phần phát triển hệ thống phân phối, giúp người dân tiếp cận được sản phẩm, hàng hóa Việt có chất lượng, giá hợp lý. Đến nay, số điểm bán hàng bình ổn toàn quốc đã vượt con số 11.000, trong đó chủ yếu tiêu thụ nông sản và hàng hóa thiết yếu.

Bộ Công Thương cũng tích cực thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ giai đoạn 2014 – 2020 với hơn 223 dự án, nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hàng Việt Nam; xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam; kết nối cung cầu hàng hóa; tổ chức lớp đào tạo kỹ năng bán hàng; quản lý thị trường…

Để đưa CVĐ vào chiều sâu, kết nối cung - cầu hàng hóa là một trong những hoạt động trọng tâm. Xin Thứ trưởng cho biết những kết quả của hoạt động này?

Kết nối cung - cầu được Bộ Công Thương xác định là một trong những hoạt động triển khai CVĐ thiết thực; một trong những giải pháp quan trọng để phát triển đồng bộ các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tích cực kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Từ năm 2010 đến nay, hàng trăm hội nghị kết nối cấp vùng, miền đã được tổ chức. Trong khuôn khổ Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ, từ năm 2015, các đơn vị đã tổ chức gần 40 hội nghị kết nối cung cầu với gần 1.000 biên bản thỏa thuận được ký kết. Qua báo cáo của các địa phương, kết nối cung cầu đã góp phần giúp hàng hóa sản xuất trong nước thâm nhập thành công vào hệ thống phân phối, siêu thị với tỷ lệ 70-80%. Một số siêu thị như Co.opMart, Big C, VinMart… có tỷ lệ hàng Việt chiếm trên 90%.

Đặc biệt, hoạt động kết nối cung - cầu còn giúp hàng Việt thâm nhập thành công vào hệ thông phân phối tại nước ngoài như Big C, Lotte Mart, Aeon, Emart với tổng giá trị hàng năm lên đến hàng tỷ USD. Các nhóm hàng có lợi thế là nông - lâm - thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng...

Xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” cũng là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ nhằm hình thành hệ thống phân phối hàng Việt ổn định. Hoạt động này mang lại kết quả ra sao, thưa Thứ trưởng?

Từ năm 2014 đến nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt xây dựng 92 điểm bán hàng Việt Nam tại 52 tỉnh, thành phố trên cả nước. Các điểm bán hàng Việt Nam được yêu cầu ưu tiên xây dựng tại vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp… nhằm hỗ trợ người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hàng sản xuất trong nước có chất lượng với giá cạnh tranh.

100% hàng hóa tại Điểm bán hàng Việt Nam là hàng hóa được sản xuất trong nước, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác sản phẩm.... và thực hiện dưới sự giám sát của Sở Công Thương địa phương. Điểm bán hàng Việt Nam cũng tiến tới là điểm phát luồng hàng hóa trong khu vực, tập kết đặc sản vùng, địa phương, điểm bán hàng bình ổn thị trường…

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá trình đưa vào vận hành, đến nay, nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động dành nguồn ngân sách địa phương, vốn xã hội hóa để mở rộng các điểm bán. Cụ thể: Hà Tĩnh triển khai xây dựng 3 điểm, Tuyên Quang 2 điểm, TP. Đà Nẵng 2 điểm, Hà Nội 2 điểm, Phú Thọ 4 điểm, Hòa Bình 7 điểm, Thanh Hóa 10 điểm...

Giải pháp nào sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho CVĐ, thưa Thứ trưởng?

Thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa CVĐ cũng như hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của hàng hóa sản xuất trong nước, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các hoạt động như tiếp tục hỗ trợ xây dựng chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” trên các kênh truyền thông; tổ chức Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc; đẩy mạnh Chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt Nam trên cả nước; tiếp tục xây dựng mô hình Điểm bán hàng Việt Nam…

Năm 2018 và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương cũng tập trung cho các hoạt động kết nối cung - cầu như kết nối giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài với DN Việt Nam; kết nối DN nhỏ và vừa với hệ thống phân phối; kết nối DN Việt với người tiêu dùng. Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, tăng cường các hoạt động quản lý cạnh tranh và phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng sản xuất trong nước, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Phương Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động