Dân cày có ruộng: Lịch sử và hiện tại

Năm nay, Việt Nam long trọng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9- ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn nêu rõ: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Dân cày có ruộng: Lịch sử và hiện tại
Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

1. Lời mở đầu của bản Tuyên ngôn lịch sử này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra để thấy được giá trị của độc lập tự do mà chúng ta vừa giành được.

Chính vì những ý nghĩa thiết thực đó, một trong những điều mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện ngay sau khi nước nhà độc lập đó là dân cày có ruộng.

Lịch sử chứng minh rằng, chỉ bằng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tập hợp quanh Cương lĩnh Việt Minh mà dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập và người nông dân có cơ hội thực hiện ước mơ ngàn đời của mình. Hồ Chí Minh hiểu lòng dân muốn gì sau khi đất nước đã độc lập: “Có độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc là vô nghĩa”. Quan niệm về hạnh phúc có thể là vô biên, nhưng với người nông dân lúc đó và đời nào cũng vậy, trước nhất phải là ruộng đất.

Từng chọn luận án nghiên cứu về vấn đề nông dân và ruộng đất ở Đông Dương, nên khi trở thành người đứng đầu nhà nước, Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động đầu tiên của Chính phủ là tăng gia sản xuất dựa vào sức lao động của người nông dân để khắc phục hậu quả của nạn đói và nạn nhân chủ yếu là những người nông dân nghèo khổ. Tấm bằng khen đầu tiên của Nhà nước dành cho thành tích của người nông dân đắp đê chống lụt. Những sắc lệnh đầu tiên được ký là bãi bỏ các thứ thuế đánh vào người nông dân.

Tới năm 1953, đã có hơn 300.000 ha được tạm cấp cho nông dân, tức là gấp rưỡi số ruộng được chia cho nông dân thời Cải cách ruộng đất. Ở Nam bộ, nơi quyết không thực hiện cải cách ruộng đất, còn được bổ sung số đất rất lớn do các điền chủ được vận động hiến điền nên ruộng, đã tạm chia cho nông dân lên tới hơn 560.000ha cho ngót 520.000 nông dân trong độ tuổi lao động. Như vậy, với phương thức tạm cấp từng bước tư liệu sản xuất đã đến tay người nông dân mà không phương hại đến khối đoàn kết toàn dân đang hợp sức tiến hành cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Những gì đã diễn ra sau 5 chiến dịch phát động kéo dài cho đến hơn 2 năm sau ngày kháng chiến toàn thắng (1956) đã trở thành một thời đoạn lịch sử được ghi nhận là một cuộc vận động nông dân “long trời lở đất” (như cách ví của bộ máy tuyên truyền đương thời) với nhiều bài học lịch sử đa chiều. Những sai lầm trong tổ chức thực hiện kết hợp với chiều hướng khuynh tả trong chủ trương “chỉnh đốn tổ chức” đã mang lại một tổn thất to lớn và hằn sâu trong ký ức một thời.

2. Nhưng, đừng bao giờ vì thế mà quên ý nghĩa cao cả của mục tiêu “ruộng đất cho dân cày” mà cải cách ruộng đất chỉ là một bước hoàn tất không trọn vẹn. Những gì diễn ra trước đó cho thấy, có một lượng ruộng đất rất lớn (gấp rưỡi số đất được chi trong cải cách ruộng đất) đã được tạm cấp cho nông dân mà không cần phải “đấu tố”. Nhưng, những người dân cày truyền kiếp nghèo khổ được nhận ruộng lại là một nguồn lực vô cùng to lớn đối với chiến trường đang cần đến sự hy sinh để giành thắng lợi quyết định. Hình ảnh những người nông dân mặc áo lính ngồi trong chiến hào ở Điện Biên Phủ trước giờ xuất trận đọc lá thư nhà báo tin gia đình được nhận ruộng, nhận trâu để chỉ chốc lát nữa là họ xông lên trước mũi tên hòn đạn của quân thù “lấy máu đỏ ta tưới luống cày” giúp thế hệ sau hiểu được phần nào cái ý nghĩa lớn lao đó.

Dân cày có ruộng: Lịch sử và hiện tại

Thu hoạch lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long

Rồi sau chiến thắng Điện Biên, việc người nông dân Thanh Hóa đói to vì đã dốc cả thóc giống cho chiến trường cho thấy sự hy sinh vô bờ bến của người nông dân với nghĩa cả của dân tộc…

Dẫu sao thì cải cách ruộng đất cũng là mốc tượng trưng cho việc thực hiện mục tiêu lịch sử “người cày có ruộng”. Giờ đây, khi nhắc đến cải cách ruộng đất cũng đừng quên một bài học ngày càng sâu sắc về một tinh thần dám chịu trách nhiệm, dám nhận lỗi trước nhân dân, dựa vào dân để sửa sai...

3. Lịch sử còn phải ghi nhận một thành tựu mà ít ai còn nhớ. Có ruộng đất trong tay, người nông dân đã đẩy năng suất lên những kỷ lục mới: Nếu như trước cách mạng (1945), năng suất lúa ở Bắc bộ trung bình khoảng 13- 15 tạ/ha, thì năm đầu sau sửa sai (1957) đã đạt 17 tạ/ha, rồi 20,5 tạ/ha (1958) và gần 23 tạ/ha (1959) đứng đầu năng suất trong khu vực Đông Nam Á đương thời.

Người nông dân mới hứng khởi nhận ruộng, đạt được cái điều mà họ đã mơ ước từ ngàn đời, nhưng cách mạng lại muốn đem đến cho họ cái điều tốt đẹp hơn mà chưa bao giờ họ biết tới, viễn cảnh về không còn kinh tế cá thể đã nhanh chóng thu tất cả những gì vừa cấp cho người nông dân để đưa họ vào hợp tác làm ăn tập thể. 15 năm tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc (1960-1975), rồi tiếp đó thêm 5 năm trên cả nước (1976-1980) đã để lại một dấu ấn không phai mờ về sức chịu đựng và sự hy sinh của người nông dân chấp hành đường lối của Đảng.

Từ năm 1966, Ban Bí thư đã ra thông tư 176 đề cập tới “3 khoán”. Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm Thái Bình đã đề cập đến việc thực hành dân chủ và tài chính công khai. Năm 1967, Bí thư Kim Ngọc phá rào bằng phương thức “khoán gọn”, “khoán hộ”, thực chất là giao lại quyền sử dụng ruộng đất cho dân cày…, nhờ đó sản lượng tăng gấp 4 lần 2 năm trước đó (1965)... Lo sợ làm ăn cá thể sẽ từng ngày từng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản, “khoán Kim Ngọc” bị phê phán để rồi 10 năm sau, Chỉ thị 100 mới ban hành thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Nông thôn, nông nghiệp và nguời nông dân bắt đầu chuyển mình… cùng cả nước bước vào Đổi mới (Đại hội VI, 1986) để tự “cởi trói”.

Với nghị quyết 10 khởi động công cuộc đổi mới nông thôn, đất canh tác đã tập thể hóa được giao hẳn cho hộ xã viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, được làm chủ hoàn toàn số nông sản làm ra theo cơ chế kinh tế thị trường. Không chỉ 5% mà cả 100% đất được giao vào tay người nông dân lại cho chúng ta thấy một sự thần kỳ mới.

Ngay những vụ thu hoạch đầu tiên sau Nghị quyết 10, người nông dân Việt Nam đã đưa sản lượng lên ngót 20 triệu tấn và dành ra 1,4 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Con số ấy cứ tăng dần cùng thời gian và cho đến nay luôn trở thành quốc gia hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo.

Và sẽ là không đầy đủ nếu biết rằng, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, bên cạnh sản xuất lúa gạo, người nông dân cùng các thành phần doanh nghiệp khác còn làm ra biết bao điều thần kỳ trên các lĩnh vực sản xuất và chế biến khác như: Cà phê, hồ tiêu, nuôi hải sản... Và tất cả những thành tựu đó đều bắt nguồn từ đất và ứng xử của con người đối với đất.

Khái niệm “địa chủ” giờ đây đã lùi xa thành thuật ngữ lịch sử. Những người chủ đất hôm nay sẽ tồn tại và phát triển nhờ năng lực thích ứng với kinh tế thị trường để làm ăn ngày một lớn, tích tụ ruộng đất ngày một cao. Chính việc trao quyền có giá trị gần như quyền sở hữu tư nhân trong việc sử dụng tư liệu sản xuất là nhân tố quyết định cho những thành tựu ấy…
Dương Trung Quốc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động