Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Cú “huých” mới cho dịch vụ logistics

Đến năm 2020, tỷ trọng đóng góp vào GDP của dịch vụ logistics đạt 5%, tốc độ tăng trưởng đạt 15-20%; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 40%... là một số mục tiêu chính được đề ra tại Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam sắp được Chính phủ ban hành. 
Cú “huých” mới cho dịch vụ logistics
Ảnh: DUCA

Liên quan đến kế hoạch hành động này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Đánh giá của ông về thực trạng của ngành dịch vụ logistics nước ta hiện nay?

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có quá trình phát triển tương đối lâu dài. Cùng với tiến trình đổi mới, mở cửa thị trường, hoạt động này của nước ta thực sự có những bước khởi sắc trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, có thể thấy, trình độ và mức độ phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay vẫn tương đối thấp, thể hiện ở số lượng doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics chỉ vào khoảng 1.300 – 1.500 DN và tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế của ngành dịch vụ này ước khoảng 2 – 3%. Ngoài ra, tỷ lệ thuê ngoài của ngành dịch vụ logistics chưa cao, các DN xuất nhập khẩu, DN thương mại vẫn phải tự thực hiện các dịch vụ logistics, khiến hoạt động này kém hiệu quả. Trong khi đó, cùng với tiến trình mở cửa, thị phần của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ lớn và họ tham gia vào các khâu quan trọng như các hãng tàu biển, hãng hàng không và các DN chuyển phát nhanh… Các DN Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần tương đối nhỏ và ở những công đoạn đơn giản như giao nhận, làm thủ tục hải quan…

Cú “huých” mới cho dịch vụ logistics
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Trước những tồn tại như vậy, trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam được Bộ Công Thương xây dựng và trình Chính phủ ban hành sẽ có những điểm chính gì và khắc phục những tồn tại kể trên ra sao, thưa ông?

Đây là văn bản đầu tiên mà chúng ta có để định hướng chính sách về ngành logistics. Kế hoạch này sẽ tập trung vào những giải pháp ngắn hạn và trung hạn để góp phần cải thiện ngành dịch vụ logistics trong 7 – 8 năm tới. Trong đó, có những giải pháp về xây dựng khung pháp lý, thể chế; hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về logistics, cũng như xây dựng một hệ thống chính sách để hỗ trợ ngành logistics phát triển. Bên cạnh đó, có khung pháp luật để hướng dẫn DN logistics hoạt động đúng luật pháp. Ngoài ra, phát triển cơ sở hạ tầng như cảng biển, nhà ga, kho ngoại quan, các trung tâm logistics…

Kế hoạch cũng đề ra những giải pháp để nâng cao năng lực cho các DN cung cấp dịch vụ logistics nhằm bồi dưỡng cho các DN lớn lên, bắt kịp với bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng sôi động.

Một mục tiêu quan trọng khác của kế hoạch là làm sao để các DN thương mại và xuất nhập khẩu phối hợp chặt chẽ với DN logistics nhằm có sự phân công lao động rõ ràng và mang lại hiệu quả cao nhất. Kế hoạch cũng chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như tuyên truyền, phổ biến để DN thấy được vai trò của các DN logistics trong tiến trình hội nhập sâu rộng hiện nay.

Tập trung xây dựng những DN logistics lớn, giữ vai trò “đầu tàu”, đồng thời xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế để nâng cao khả năng kết nối giữa DN Việt Nam với thế giới là một trong những mục tiêu trọng tâm của kế hoạch. Theo ông, yêu cầu cần thiết để hình thành DN đầu tàu là gì và các trung tâm logistics lớn nên đặt ở đâu?

Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần những DN mang tính tiên phong. Đối với lĩnh vực logistics, chúng ta đang thiếu những DN lớn và thiếu sự đầu tư dài hạn, bài bản, mang tính chất quyết sách. Logistics sẽ là ngành đầu tư sinh lợi lớn nhưng hiện nay, những DN nhìn thấy nguồn lợi đó không đủ tiềm năng để khai thác. Trong khi đó, DN có vốn lớn, trình độ kinh nghiệm lại chưa mặn mà với lĩnh vực này. Do đó, kế hoạch hành động này quan tâm đến việc làm sao có được DN đầu tàu, đầu tư vào logistics để tạo ra làn sóng, tạo ra sự quan tâm lớn của cộng đồng DN.

Với các trung tâm logistics, Việt Nam là đất nước có lợi thế lớn về vị trí địa lý khi nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Trong khi đó Đông Nam Á lại nằm ở ngã ba của các cường quốc, khu vực sản xuất lớn trên thế giới. Biển Đông cũng là tuyến đường hàng hải bận rộn nhất trên thế giới cho các luồng hàng hóa di chuyển qua đó. Chúng ta có cơ hội trở thành trung tâm trung chuyển, tập kết hàng hóa để từ đây phân phối đi các khu vực khác nhau như Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Mỹ, châu Đại Dương… Do đó, các trung tâm logistics lớn phải thỏa mãn các yếu tố: Nằm ở những vị trí thuận lợi (tốt nhất là nằm gần biển) và gần các trung tâm sản xuất lớn. Hiện có 2 vị trí đáp ứng được yêu cầu này là khu vực Đông Nam bộ và ven biển Bắc bộ như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội. Đó là những vị trí đặt các trung tâm logistics quốc tế. Việt Nam cũng có kế hoạch xây dựng các trung tâm logistics tầm khu vực, vùng miền cũng để kết nối, hỗ trợ xuất nhập khẩu ở khu vực đó.

Bên cạnh nỗ lực của các bộ, ngành trong việc ban hành cơ chế chính sách, ông có lời khuyên gì cho các DN để góp phần cùng các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành dịch vụ logistics đạt 5%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logisticss đạt 40%?

Đối với các DN cung cấp dịch vụ logistics, đây là thời gian chạy đua với các DN FDI nên phải làm sao lớn nhanh, mạnh để đuổi kịp họ, nếu không, thị trường Việt Nam sẽ không còn là mảnh đất cho ta khai thác nữa. Do đó, phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trường, nâng cao năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực…

Đối với các DN xuất nhập khẩu, đây là chỗ dựa cho các DN logistics Việt Nam vì số lượng DN này rất lớn, lên đến hàng trăm nghìn DN. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa các DN còn lỏng lẻo, chưa tạo ra được nhận thức ưu tiên sử dụng dịch vụ của DN Việt. Do đó, cần tạo ra tâm lý DN Việt ưu tiên sử dụng dịch vụ Việt. Có thể DN Việt Nam còn có những điểm yếu, chất lượng dịch vụ chưa thực sự cao nhưng vì tinh thần dân tộc, vì sự hỗ trợ cùng phát triển mà nên ưu tiên sử dụng dịch vụ của DN logistics Việt Nam để giúp các DN có điều kiện cải thiện, cùng phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Linh - Phương Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động