Công nghiệp ôtô Việt Nam- Giải pháp phát triển ổn định, bền vững

PV

PV

Hình thành doanh nghiệp (DN) quy mô lớn dẫn dắt thị trường, tập trung phát triển các chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước có lợi thế, đồng thời, đề xuất chính sách thuế hỗ trợ cho sản xuất ôtô và đặc biệt, xây dựng Đề án hỗ trợ DN Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ôtô, Bộ Công Thương đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp đưa ngành công nghiệp ôtô phát triển ổn định, bền vững theo chiến lược đã đề ra.   
Công nghiệp ôtô Việt Nam- Giải pháp phát triển ổn định, bền vững
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ôtô Vinfastcủa Tập đoàn Vingroup

Nhiều thử thách

Từ đầu năm đến nay, thị trường ôtô trong nước đem lại nhiều "cung bậc cảm xúc" cho giới kinh doanh và khách hàng. Những đợt giảm giá bán mang đến cho người tiêu dùng niềm vui sở hữu xe hơi nhưng cũng làm "đau đầu" không ít DN sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, mặc dù được đánh giá là giảm giá sâu nhất từ trước đến nay nhưng sức tiêu thụ trên thị trường ôtô lại không cao so với năm trước. Tính đến hết tháng 8/2017, toàn thị trường đạt 22.099 xe mới bán ra, tăng 7% so với tháng trước nhưng lại giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.

Sự không ổn định của thị trường được nhắc đến bởi nguyên do người tiêu dùng và cả DN đều chờ đợi mốc 1/1/2018 khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trong khu vực về 0%, cục diện thị trường sẽ có nhiều thay đổi. Nhìn xa hơn, điều này cũng phản ánh sự phát triển chưa đồng bộ và tương xứng của ngành sản xuất ôtô Việt Nam trước nhu cầu của thị trường, áp lực hội nhập.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp ôtô trong nước hiện diện khá đầy đủ các tên tuổi lớn của công nghiệp ôtô thế giới như: Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz, Hino... ; đưa ra thị trường được hầu hết dòng xe từ thương mại đến du lịch, chuyên dụng.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), năm 2016, sản lượng xe tại thị trường Việt Nam đạt trên 280 nghìn chiếc, tăng 38% so với năm 2015 và 109% so với năm 2014. Một số loại sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…Tính đến hết năm 2016, cả nước có khoảng 173 DN sản xuất, lắp ráp ôtô, trong đó, 56 DN sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 DN sản xuất từ xe cơ sở, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 500.000 xe/năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, DN trong nước khoảng 53%.

Không chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước, với tổng sản lượng của thị trường xe du lịch khoảng 210 nghìn xe/năm trong năm 2016, không ít DN sản xuất ôtô trong nước đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ôtô toàn cầu. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm xe thương mại (xe khách, xe tải, xe buýt), xe chuyên dụng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước với tỷ lệ nội địa hóa cao.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn chưa có sự phát triển một cách bài bản và vững chắc, chưa đáp ứng được mục tiêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu. Những tồn tại có thể chỉ ra: Sản xuất đang dừng ở mức độ lắp ráp đơn giản, chưa có sự hợp tác liên kết giữa sản xuất ôtô và cung cấp phụ tùng; giá bán xe ở mức cao trong khu vực; tỷ lệ nội địa hóa với dòng xe được xem là chủ lực - xe du lịch, vẫn đang ở mức thấp khiến khó tăng dung lượng thị trường để giảm giá bán và cạnh tranh với xe nhập khẩu.

Tạo dựng DN dẫn dắt thị trường

Nhận ra những "điểm nghẽn" trong quá trình vận hành ngành công nghiệp sản xuất ôtô của Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã vào cuộc rốt ráo và mạnh mẽ hơn, thúc đẩy thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra, đặc biệt, giúp công nghiệp ôtô trong nước vững vàng trước cánh cửa hội nhập trong Khu vực ASEAN mở cửa vào năm 2018. Xa hơn, đưa ngành công nghiệp ôtô phát triển ổn định để tạo lực đẩy cho phát triển công nghiệp hỗ trợ và cân bằng cán cân thương mại.

Công nghiệp ôtô Việt Nam- Giải pháp phát triển ổn định, bền vững
Tạo cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước

Tập trung ưu tiên bằng chính sách, cơ chế thuế phù hợp và ưu đãi để hỗ trợ khuyến khích DN, đặc biệt là DN lớn bằng những dự án quy mô, có thể tạo ra hiệu quả và sức lan tỏa với các ngành kinh tế là mục tiêu chính được Bộ Công Thương xác định để thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam. Thời gian gần đây, nhiều cuộc tiếp xúc với Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước đã được Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nhằm lắng nghe kiến nghị, từ đó đề xuất chính sách phù hợp...

Các chính sách đề xuất với Chính phủ tập trung vào xử lý những vướng mắc về vốn, công nghệ, thị trường và mặt bằng. Đơn cử, thời gian qua, Cục Công nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) để đưa ra mức thuế suất, sản lượng và lộ trình cụ thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp ôtô trong nước phát triển ổn định. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề ra những mục tiêu cụ thể nhằm hiện thực hóa Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Cụ thể, hình thành DN quy mô lớn; tập trung chính sách ưu đãi, hỗ trợ DN có Dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên với công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động. Đồng thời, tập trung phát triển sản phẩm xe con phù hợp với người Việt Nam và xu hướng phát triển của thế giới; hướng trọng tâm phát triển chủng loại xe tải, xe khách sản xuất trong nước có lợi thế, kết hợp với sản xuất sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn; phát triển năng lực công nghiệp trong nước để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa, cắt giảm chi phí sản xuất.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đang xây dựng Đề án hỗ trợ DN Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ôtô để tăng năng lực sản xuất và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đối với sản phẩm ôtô.

Dự báo nhu cầu thị trường ôtô trong nước vào năm 2025 có thể lên trên 600.000 xe/năm. Với quy mô này, thị trường có khả năng tự thu hút các nguồn lực để phát triển ổn định. Bên cạnh đó, nếu ngành công nghiệp ôtô trong nước đáp ứng được nhu cầu thị trường, đặc biệt, với các loại xe đến 9 chỗ, năm 2025 có thể giảm được 3-7 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu, đến năm 2030 khoảng 5-12 tỷ USD.
PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiên Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 12% trong quý I/2024

Kiên Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 12% trong quý I/2024

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang ghi nhận kết quả tích cực khi tăng 12,03% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin mới nhất về việc các doanh nghiệp thép gửi đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng và nhận được sự quan tâm lớn.
Đồng Nai: Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ

Đồng Nai: Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Đồng Nai tăng 5,1% so với cùng kỳ, đồng thời kim ngạch xuất khẩu cũng ghi nhận tăng 7,88% so với cùng kỳ.
Quý I/2024: Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Quý I/2024: Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước.
Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024: Tạo cầu nối giao thương cho doanh nghiệp dệt may

Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024: Tạo cầu nối giao thương cho doanh nghiệp dệt may

Triển lãm Quốc tế Vải cao cấp - Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Chuyển đổi xanh - Bền vững hay lợi nhuận?"

Tin cùng chuyên mục

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.
Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Kết thúc quý I/2024, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã ổn định và bắt đầu tăng trưởng, góp sức vào kết quả công nghiệp đạt được của Yên Bái.
Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Gần 1/3 khu công nghiệp đã được thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động. Đây là dư địa rất lớn để Việt Nam phát triển các khu công nghiệp theo mô hình sinh thái.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Quý I năm 2024, ngành kỹ thuật Quân đội đã quán triệt, triển khai toàn diện nhiệm vụ công tác kỹ thuật theo đúng Chỉ lệnh Công tác kỹ thuật của Bộ Quốc phòng.
Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu giảm mạnh ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung, tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ.
Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Tây Ninh tăng khoảng 14%, xuất khẩu tăng 21% cho thấy ngành Công Thương của địa phương đang trên đà tăng tốc.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng ưu tiên hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực.
Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Ngày 25/3/ tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp UNIDO khai giảng khóa đào tạo về tối ưu hoá hệ thống hơi trong công nghiệp cho khu vực phía Nam.
Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Gia Lai ước đạt hơn 8.093 tỷ đồng, bằng 23,1% kế hoạch và tăng 9,8% so với cùng kỳ.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Trên cơ sở tiềm năng sẵn có Vĩnh Long định hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Sau thời gian ảm đạm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thủy sản, gỗ và lâm sản… đã dần khởi sắc khi tăng trưởng với mức hai con số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động