Công nghiệp ôtô: Tự tin phát triển trong dài hạn

Năm 2017 khép lại không được như mong đợi với các nhà sản xuất ôtô trong nước khi lượng tiêu thụ không như kỳ vọng. Bù lại, một hành lang pháp lý cụ thể để ngành công nghiệp ôtô phát triển theo chiến lược đề ra đã được ban hành theo hướng thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.  
Công nghiệp ôtô: Tự tin phát triển trong dài hạn
Thị trường ôtô dự báo tăng trưởng ổn định hơn trong năm 2018

Giảm giá, giảm sức mua

Sức "nóng" của thị trường ôtô năm 2016 tưởng sẽ được giữ nhiệt trong năm 2017, nhưng thực tế lượng tiêu thụ xe lại không như mong đợi. Theo Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt (VAMA), tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường ôtô trong tháng 11 vừa qua đạt 24.752 xe, tăng 13% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 13% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường ôtô 11 tháng năm 2017 chỉ đạt tổng cộng 244.670 xe các loại, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm ở tất cả các phân khúc.

Diễn biến của thị trường ôtô năm 2017 được cho là do năm 2016 quá khởi sắc khiến hầu hết DN lập kế hoạch đều đưa ra mức tăng trưởng 5-10%. Tuy nhiên, thực tế thị trường lại không tăng, một phần do tâm lý khách hàng chờ xe xuống giá sau thời điểm 1/1/2018, phần khác do nền kinh tế và khả năng mua sắm của người dân giảm sút, nhất là vào dịp cuối năm.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) - phân tích: Năm 2017, các DN chịu thuế suất thuế nhập khẩu xe là 30% trong khi đến năm 2018 mức thuế này về 0% nên thời gian qua, các DN liên tục giảm giá bán nhằm đẩy hàng, kích cầu mua sắm. Đồng thời, thời điểm cận kề 2018, các DN đã dừng nhập xe để chờ áp dụng mức thuế mới thay vì "ôm hàng" mà không bán được sẽ bị lỗ.

Phù hợp với chiến lược dài hạn

Một trong những điểm sáng của thị trường ôtô năm 2017 là Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô (Nghị định 116) được cho là thể hiện quyết tâm nhất quán của Chính phủ trong ổn định chính sách phát triển công nghiệp ôtô; thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp ôtô trở thành ngành kinh tế chủ lực, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Thực tế, trong 20 năm qua, công nghiệp ôtô dù có những thành quả nhất định nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng và không đạt được mục tiêu đề ra. Bởi thế, với Nghị định 116, nhiều DN, chuyên gia kinh tế và cả người tiêu dùng đều có chung quan điểm rằng đây sẽ là hành lang pháp lý đủ mạnh và rõ ràng nhằm giúp ngành công nghiệp ôtô trong nước phát triển, kéo theo sự phát triển công nghiệp phụ trợ.

Nghị định 116 đã dựa trên tiêu chí bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như sự công bằng giữa các DN đầu tư sản xuất, lắp ráp trong nước với các nhà nhập khẩu, từ đó tạo điều kiện để phát triển một nền công nghiệp ôtô thực sự.

Tổng giám đốc Hyundai Thành Công (TCG) - ông Lê Ngọc Đức - bày tỏ: Các quy định trong Nghị định 116 đều phù hợp với mục tiêu bảo về người tiêu dùng cũng như minh bạch hóa xuất xứ, nguồn gốc của các sản phẩm ôtô. Việc tạo dựng những tiêu chuẩn cho DN hoạt động trong lĩnh vực này giúp nâng cao chất lượng đầu ra; khuyến khích DN mạnh dạn đầu tư dài hạn, đóng góp cho chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. "Trong tương lai, TCG dự định sẽ mở rộng đầu tư các nhà máy sản xuất mới, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cao nhất để tiếp tục thực hiện cam kết với Chính phủ, đóng góp cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam"- ông Đức khẳng định.

Ông Nguyễn Hồng Minh - Tổng giám đốc Thaco - chia sẻ, các DN sản xuất lắp ráp ôtô trong nước cũng phải thực hiện các bước để được cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại theo quy định. Với ôtô nhập khẩu cần có quy định này nhằm bảo đảm bình đẳng với sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu bằng việc sản xuất các chi tiết, phụ tùng có lợi thế nhằm đảm bảo chất lượng, giảm giá thành bán ra, từ đó dần làm chủ công nghệ và tự tin xây dựng thương hiệu ôtô Việt là mục tiêu mà DN sản xuất lắp ráp trong nước đang hướng tới. Sự đầu tư của Thaco vào Nhà máy xe bus vừa khánh thành hay Nhà máy Mazda (sẽ đi vào hoạt động từ tháng 3/2018) cũng như chia sẻ của đại diện TCG nêu trên là những minh chứng cho thấy, DN đã sẵn sàng góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước.

Chính sách cho ngành ôtô hiện nay đã rõ ràng hơn khi xác định DN thực sự tâm huyết, đầu tư lớn để ưu tiên, ưu đãi chứ không ưu đãi chung.
Duy Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.

Tin cùng chuyên mục

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.
Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động