Công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản qua các giai đoạn phát triển

Quá trình áp dụng các chính sách này khá linh hoạt, phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển công nghiệp của Nhật Bản. Cụ thể như sau:
Công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản qua các giai đoạn phát triển

Giai đoạn tái thiết sau chiến tranh (Reconstruction, từ 1945 đến 1950)

Trong giai đoạn này, Nhật Bản phải phục hồi sản xuất sau tàn phá của chiến tranh với những khó khăn đặc trưng là thiếu hụt hàng hóa và dự trữ ngoại tệ, trong khi lạm phát cao khoảng 100-200%. Một trong những chính sách nổi bật trong thời kỳ này là Kế hoạch sản xuất ưu tiên (Keisha Seisan Hoshiki) trong những năm 1946-1948, theo đó, chính phủ ưu tiên phân bổ nguyên liệu thô và tài chính cho ngành công nghiệp thép và than. Chính sách ưu tiên này góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lực sản xuất và chuẩn bị thành công cho sự phát triển của ngành công nghiệp nặng và hóa chất trong giai đoạn tiếp theo.

Chính phủ đã can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng các biện pháp kiểm soát giá kết hợp với trợ giá, phân bổ lãi suất cho vay và nguồn nguyên liệu nhập khẩu có hạn. Tuy nhiên, đến năm 1948, với chính sách ổn định (Dodge Plan), Nhật Bản bãi bỏ trợ cấp và kiểm soát ngân sách để chống lạm phát. Những can thiệp sâu của Chính phủ vào ngành công nghiệp và thị trường không thể áp dụng cho giai đoạn hiện nay của Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận nó đã tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng cao của công nghiệp nước này ở giai đoạn sau.

Giai đoạn bắt kịp và thiết lập (Catch up and set up, từ 1951 đến 1960)

Trong những năm 1950, "chính sách nhắm mục tiêu" được coi là trung tâm và là chìa khóa cho thành công. Một số ngành được nhắm mục tiêu cho "hợp lý hóa" (Gorika) để "bắt kịp" cấp độ quốc tế (có khả năng cạnh tranh quốc tế), như thép, than, đóng tàu, điện, sợi tổng hợp và phân bón hóa học. Đến cuối những năm 1950 là các ngành như hóa dầu, máy công cụ và phụ tùng, thiết bị điện tử. Mặt khác, một số ngành công nghiệp đã được nhắm mục tiêu "thiết lập" (để tạo ra ngành công nghiệp mới) trong giai đoạn này gồm có ô tô, máy móc thiết bị, máy tính và các ngành công nghiệp hóa dầu. Những ngành công nghiệp này được coi là "ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển" với mức tăng trưởng cao hoặc lợi nhuận tăng theo quy mô và được cho là cần sự phối hợp đầu tư của chính phủ.

Đối với những mục tiêu này, chính phủ đã áp dụng các biện pháp chính sách khác nhau: các ưu đãi thuế, thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu, cho phép khấu hao nhanh, miễn giảm thuế đối với máy móc nhập khẩu. Chính phủ đã sử dụng Chương trình đầu tư tài chính và cho vay tài chính (Zaisei Touyushi) để hỗ trợ vốn cho các ngành được ưu tiên. Trên thực tế, các chính sách ở giai đoạn này được thực hiện trong khuôn khổ các biện pháp tạm thời và bãi bỏ theo lộ trình của các doanh nghiệp, nên có sự khác biệt rõ rệt so với các nước Mỹ Latinh, nơi các biện pháp bảo hộ được thực hiện quá mức và kéo dài trong một thời gian dài hơn.

Thời kỳ tăng trưởng cao (1961 đến 1972)

Trong những năm 1960, Nhật Bản đã trải qua thời kỳ tăng trưởng rực rỡ và dần tiến sâu hơn vào hệ thống kinh tế quốc tế. Đây cũng là lúc họ nhận thức được được nhu cầu trở thành thành viên của GATT và OECD.

Để làm được điều này, Nhật Bản phải tiến hành tự do hóa thị trường hàng hóa và vốn. Do đó, mục tiêu của chính sách công nghiệp đã chuyển từ “nuôi dưỡng” sang “tự lập” trên cơ sở tự do hóa thương mại và thị trường vốn. Theo đó, Nhật Bản dần dỡ bỏ những hạn chế nhập khẩu đối với xe buýt và xe tải từ năm 1961, TV màu từ năm 1964, ô tô chở khách vào năm 1965, máy tính tiền vào năm 1973, mạch tích hợp bộ nhớ lớn năm 1974 và máy tính năm 1975.

Tự do hóa thị trường vốn (FDI) bắt đầu vào năm 1967 và được hoàn thành trong 1973, với nỗ lực và khuyến khích các doanh nghiệp bước vào cuộc đua trên thị trường quốc tế trong giai đoạn sau.

Cùng với tự do hóa thương mại là áp lực cạnh tranh gay gắt của nước ngoài, buộc MITI phải tổ chức việc sáp nhập một số ngành thông qua "Kế hoạch nhóm lại" (Grouping Plan) để tăng quy mô kinh tế và năng lực cạnh tranh. Nhưng trong khi việc sáp nhập trong ngành thép giữa Fuji Steel và Yahata Steel vào Nippon Steel thành công thì sáp nhập trong ngành công nghiệp ô tô lại thất bại.

Một nỗ lực khác của MITI trong giai đoạn này là xúc tiến và hiện đại hóa các công ty vừa và nhỏ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế và tạo ra các công ty lớn xuyên quốc gia. Quy định chống độc quyền cũng được đề cập đến trong thời gian này.

Một trong những đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là Hội đồng Cơ cấu Công nghiệp (ra đời năm 1964) đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp. Hội đồng này bao gồm các thành viên từ chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, học giả và nhà báo để thảo luận và thống nhất về chính sách công nghiệp trước khi báo cáo kết quả cho Bộ trưởng MITI. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy Hội đồng này rất hữu ích cho việc phản ánh quan điểm của khu vực tư nhân trong chính sách công nghiệp và kiểm soát quyền lực của chính phủ.

Theo các báo cáo được đệ trình bởi các hội đồng, MITI đã hướng dẫn các khu vực tư nhân thông qua Chính sách Định hướng (Gyosei Shido). MITI chủ yếu định hướng khu vực tư nhân mà không áp dụng các quyền lực pháp lý. Do đó, các biện pháp chính của chính sách công nghiệp ít can thiệp và ít biến dạng hơn với cơ chế thị trường so với các giai đoạn trước đó.

Giai đoạn ”Khủng hoảng dầu mỏ” (từ 1973-1982)

Giai đoạn này, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề như giá dầu tăng cao, đồng Yên tăng giá, xung đột thương mại với Hoa Kỳ ở những mặt hàng như dệt, sắt, thép; cạnh tranh từ các nước công nghiệp mới khiến lợi nhuận của các ngành sụt giảm…

Để ứng phó với các thay đổi này, chính sách công nghiệp thay đổi theo đuổi các mục tiêu không phải là tăng trưởng, mà từ “khuyến công” sang “điều chỉnh cơ cấu”, chủ yếu thông qua Luật biện pháp tạm thời cho việc ổn định các ngành cụ thể (1978) (tinh giản doanh nghiệp) hoặc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh các ngành (thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc cho phép phá sản doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, rút bớt doanh nghiệp ra khỏi các ngành kém hiệu quả).

Tuy nhiên, nửa cuối thập niên 1970, các ngành công nghiệp bắt đầu phàn nàn về sự can thiệp sâu của chính phủ. Các phán quyết chống độc quyền cũng hạn chế quyền lực của MITI trong thực hiện các chính sách công nghiệp nội bộ. Về cơ bản, chính sách công nghiệp Nhật Bản chuyển sang cơ chế thị trường và giảm bớt sự can thiệp của Chính phủ.

Giai đoạn 1983 - nay

Từ sau năm 1983, tình trạng mất cân đối thương mại khiến Nhật Bản buộc phải giảm bớt các can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào thị trường. Tuy nhiên, các chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các giai đoạn trước đó đã tạo tiền đề tốt cho sự phát triển từ đầu nguồn của nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản.

Để tạo ra những động lực mới cho sáng tạo và tăng tưởng công nghiệp, Chính phủ thúc đẩy hợp nhất công nghiệp và cơ cấu lại kinh doanh và thúc đẩy khởi nghiệp. Một số sáng kiến và luật đã ban hành sau năm 2000, bao gồm Luật về các biện pháp đặc biệt về tái tạo công nghiệp, bảo tồn năng lượng: Chương trình Top Runner, Mạng Sáng tạo của Nhật Bản (INCJ) và Chương trình Phổ cập những thiết bị điện gia dụng xanh dựa trên điểm môi trường (eco-point)…

Đinh Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Mặc dù xây dựng sụt giảm, nhưng không làm giảm kỳ vọng về sức tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong quý I/2024,nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp chế tạo.
Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Dự kiến, sau quý II/2024, Nhà máy INVENTEC Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sẽ được khởi công tại HANSSIP, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/3, thu hút hơn 600 người tham dự.
Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng cho rằng, Airbus có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hàng không, sản xuất linh kiện...
Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

3 đề xuất của đại diện Intel Việt Nam với Thủ tướng về việc phát triển công nghiệp bán dẫn đã thu hút sự chú ý tại hội nghị mới đây ở Hà Nội.
igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

Ứng dụng igusGO của igus® dựa trên AI chỉ cần thao tác trong vài giây giúp hỗ trợ các công ty chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 và sản xuất trung hòa CO2.
Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Đến nay, Hà Nội đã có 229 sản phẩm đạt danh hiệu công nghiệp chủ lực. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm có thế mạnh.
Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, các DN trong nước rất cần đến sự hỗ trợ của những DN đầu tàu.
Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Tiếp tục củng cố về ‘chất’ sẽ là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp sớm hội nhập vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ ASEAN và toàn cầu.
Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ… tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI lớn.
Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Từ ngày 16 - 19/5/2024 sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 20 về công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2024).
Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Tại trụ sở Viện Nghiên cứu Cơ khí vừa diễn ra buổi làm việc giữa các đơn vị Việt Nam với các đối tác Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị.
“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

Quý III/2023, ngành công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn tại Việt Nam đã liên tục nhận được những tin vui về sự phát triển và triển khai dự án quan trọng.
Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ.
VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast Auto vừa công bố tổ chức Lễ động thổ Dự án cơ sở sản xuất xe điện tích hợp tại TP. Thoothukudi, bang Tamil Nadu (Ấn Độ) vào ngày 25/02.
Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trong Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội “cất cánh”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động