Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025: Cơ hội và thách thức mới đối với Việt Nam

Nhân dịp Tuần ASEAN và kỷ niệm 21 năm ngày Việt Nam tham gia ASEAN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã có bài viết nêu bật cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam khi tham gia ASEAN nói chung, Cộng đồng Kinh tế ASEAN nói riêng. Báo Công Thương xin trân trọng đăng tải nội dung bài viết này.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025: Cơ hội và thách thức mới đối với Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (thứ 5 từ trái sang) tham dự Hội nghị AEM 48

Gia nhập ASEAN năm 1995 là bước đi quan trọng trong tiến trình mở cửa, hội nhập của Việt Nam thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng thứ VII về “đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia”, “tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào nước ta đầu tư, hợp tác kinh doanh” và “gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế khác khi cần thiết và có điều kiện”. Trong 21 năm qua, Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế ASEAN một cách tích cực, chủ động và cùng các nước thành viên ASEAN xây dựng nền móng quan trọng để Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được hình thành vào ngày 31/12/2015.

Đến nay, ASEAN đã trở thành một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua.

Về thương mại, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với ASEAN tăng trưởng bình quân 14,5%/năm trong thời gian qua, từ khoảng 3,3 tỷ USD năm 1995 lên 42,1 tỷ USD năm 2015 (tăng gần 13 lần). ASEAN đã trở thành đối tác thương mại đứng thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc).

Về xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, tốc độ tăng trưởng bình quân thời gian qua đạt 17,1%, đưa kim ngạch xuất khẩu từ gần 1 tỷ USD năm 1995 lên 18,3 tỷ USD năm 2015 (tăng hơn 18 lần). Hiện ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (sau Hoa Kỳ và EU). Trước năm 2010, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang ASEAN 2 nhóm mặt hàng chính là dầu thô và gạo (chiếm trên 50% tổng kim ngạch). Hiện nay, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN đã đa dạng hơn nhiều, ngoài dầu thô và gạo, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang ASEAN nhiều mặt hàng khác như điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su…

Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng trưởng bình quân của kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN thời gian qua đạt 13,4%, đưa kim ngạch nhập khẩu từ 2,3 tỷ USD năm 1995 lên 23,8 tỷ USD năm 2015 (tăng hơn 10 lần). Hiện ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hóa lớn thứ 3 cho Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong nhiều năm qua, chiếm tỷ trọng trên 60% kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN, chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: Xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng điện gia dụng và linh kiện; linh kiện và phụ tùng ôtô; hóa chất và sản phẩm hóa chất…

Nhìn chung, trong quan hệ thương mại với ASEAN, Việt Nam đang là nước nhập siêu.

Trong quan hệ về đầu tư, ASEAN là nguồn cung FDI quan trọng của Việt Nam, đồng thời cũng là cầu nối cho nhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN. Những thành viên ASEAN có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam là Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trong khi đó, ASEAN cũng là thị trường truyền thống của các nhà đầu tư Việt Nam, đứng đầu là Lào và Campuchia.

Đằng sau những con số trên là nỗ lực không ngừng của Việt Nam để hội nhập kinh tế ASEAN trong suốt thời gian qua với cột mốc quan trọng là sự hình thành chính thức của AEC. Tại thời điểm AEC được thành lập, nhiều cam kết quan trọng đã có hiệu lực đối với ta:

Về thương mại hàng hóa, theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ta đã đưa thuế suất về 0% đối với khoảng 90% số dòng thuế và sẽ phải xóa bỏ khoảng 97% số dòng thuế, xóa bỏ hạn ngạch thuế quan trước năm 2018. Ở chiều ngược lại, khoảng 99% hàng xuất khẩu của ta sang các nước ASEAN-6 đã được miễn thuế nhập khẩu từ năm 2010. Ngoài ra, ASEAN đang đẩy mạnh việc thực hiện các cơ chế giải quyết hàng rào phi thuế quan như tham vấn, đối thoại. Các hoạt động thuận lợi hóa thương mại cũng được thúc đẩy với nhiều sáng kiến quan trọng như Cơ chế hải quan một cửa ASEAN, tự chứng nhận xuất xứ, Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN... đang được vận hành từng bước. Hiện nay, Việt Nam cùng 6 nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan đã triển khai toàn bộ hoặc một phần xây dựng cơ chế một cửa quốc gia của mình và đang là một trong số các nước ASEAN đi đầu trong việc kết nối với cơ chế một cửa ASEAN. Việt Nam cũng đã tham gia và đang triển khai dự án thí điểm về tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN. Nhờ đó, thương mại hàng hóa trong ASEAN trở nên thuận lợi hơn, từng bước hướng tới hiện thực hóa mục tiêu thành lập cơ sở sản xuất chung và thị trường chung ASEAN trong khuôn khổ AEC.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025: Cơ hội và thách thức mới đối với Việt Nam
Ảnh: Vụ Chính sách thương mại đa biên

Về thương mại dịch vụ, trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), ta đã cùng các nước ASEAN đưa ra cam kết theo 9 Gói cam kết về thương mại dịch vụ chung, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính, 9 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không, phù hợp với chiến lược phát triển các ngành dịch vụ của ta và pháp luật hiện hành. ASEAN cũng đang nỗ lực hoàn thành các Gói cam kết tiếp theo và đàm phán nâng cấp Hiệp định AFAS thành Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN trong tương lai. Cam kết của Việt Nam cũng như các nước ASEAN về dịch vụ để thực hiện AEC là cao hơn cam kết gia nhập WTO của ta (WTO+) nên sẽ tác động gia tăng luồng thương mại dịch vụ nội khối, đặc biệt là trong các lĩnh vực ưu tiên hội nhập như vận tải hàng không, công nghệ thông tin, y tế, du lịch và logistics.

Nhằm tạo thuận lợi cho sự di chuyển của lao động có kỹ năng trong khu vực, ta cùng ASEAN đã ký kết Hiệp định di chuyển thể nhân ASEAN năm 2012 và 8 thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong khuôn khổ ASEAN về các dịch vụ chuyên môn như dịch vụ kỹ thuật (2005), dịch vụ điều dưỡng (2006), dịch vụ kiến trúc (2007), chứng chỉ giám sát khảo sát (2007), người hành nghề y (2009), người hành nghề nha khoa (2009), thỏa thuận khung về kế toán (2009) và sau đó được kế thừa bởi MRA về kế toán (2014), nghề du lịch (2012). Các cam kết này chỉ nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển lao động có tay nghề trong ASEAN, không áp ụng với lao động phổ thông.

Về đầu tư, ta và ASEAN đã ký kết Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) năm 2009 và đang tiếp tục rà soát, loại bỏ các hạn chế về đầu tư. Nỗ lực này sẽ giúp gia tăng đầu tư nội khối, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và việc làm của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đồng thời tác động gián tiếp đến sức thu hút đầu tư nước ngoài từ ngoài khối vào ASEAN, tác động gián tiếp đến việc gia tăng luồng thương mại giữa các nước ASEAN và nhu cầu cải thiện môi trường đầu tư của mỗi nước. Việc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2014 là một bước đi quan trọng của Việt Nam trong việc chuẩn bị tăng cường cho hội nhập trong lĩnh vực đầu tư và đón xu hướng tăng cường đầu tư trong khuôn khổ AEC. Trong lĩnh vực xúc tiến và tự do hóa đầu tư, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN đạt được những kết quả nhất định như xuất bản sách hướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp, báo cáo đầu tư ASEAN hàng năm; tổ chức các hội thảo, diễn đàn về xúc tiến đầu tư; xây dựng trang thông tin ASEAN về đầu tư…

Nhìn chung, việc thực hiện các cam kết xây dựng AEC đã mang lại nhiều lợi ích cho chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng ASEAN. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hội nhập kinh tế khu vực sẽ không kết thúc vào năm 2015. Nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập sâu rộng hơn, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC đến năm 2025 với 5 đặc trưng: (i) Một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; (ii) Một ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng động; (iii) Nâng cao kết nối và hợp tác chuyên ngành; (iv) Một ASEAN có sức bật, phát triển toàn diện, hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm; (v) Một ASEAN toàn cầu.

Nghị quyết Đại hội Đảng XII mới đây cũng đã khẳng định chủ trương “thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước”, “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”, “mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”.

Việc hội nhập sâu hơn vào AEC trong giai đoạn tới sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam.

Về cơ hội, hàng rào thuế quan được loại bỏ, các hàng rào phi thuế được cắt giảm tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động kỹ năng của Việt Nam được lưu chuyển dễ dàng hơn trong khu vực ASEAN. Không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường trong nội khối với khoảng 625 triệu dân và GDP hàng năm đạt gần 3.000 tỷ USD, ASEAN là khu vực giao thoa của nhiều hiệp định thương mại song phương giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối và với các khu vực khác trên thế giới. Do đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận các thị trường ngoài khối có quy mô kinh tế lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Hồng Kông thông qua các FTA ASEAN+1 đã có và Hiệp định ASEAN-Hồng Kông, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong tương lai.

Việc hội nhập sâu hơn về dịch vụ sẽ giúp thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong nước, nhất là các ngành dịch vụ có lợi thế tiềm năng của nước ta như dịch vụ du lịch, vận tải hàng không, logistics. Điều này sẽ góp phần tích cực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của ta.

Việt Nam cũng sẽ có thêm cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN và các đối tác ngoài ASEAN thông qua cải thiện và tăng sức hấp dẫn của thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước có năng lực cũng có cơ hội đẩy mạnh đầu tư ra các nước ASEAN.

Củng cố AEC đồng nghĩa với việc củng cố vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, giúp chuyển đổi nền kinh tế và từng bước tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thông qua AEC, Việt Nam sẽ tận dụng được các cơ hội khai thác các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế và tăng cường kết nối với các nước ASEAN và đối tác.

Về thách thức, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh đến từ việc tự do hóa, mở cửa thị trường, nhất là trong điều kiện các nước ASEAN có các lợi thế so sánh khá tương đồng với Việt Nam. Nếu sức cạnh tranh yếu, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó trên thị trường nội địa và khó có khả năng vươn ra, chiếm lĩnh trên thị trường các nước thành viên ASEAN khác. Doanh nghiệp năng lực kém sẽ không được chọn để tham gia các khâu có lợi nhuận cao của chuỗi cung ứng, do đó sẽ chủ yếu tham gia các công đoạn gia công. Người lao động trình độ thấp sẽ khó vươn lên các vị trí quản lý hay trở thành các chuyên gia có mức lương cao, khó di chuyển tự do và tận dụng tốt các cơ hội mở ra theo các cam kết hội nhập kinh tế khu vực. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tích cực, sức ép này sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp trong nước buộc phải cải thiện năng lực cạnh tranh, lao động trong nước phải nâng cao trình độ để có thể tham gia các thị trường ASEAN và các thị trường khác trong khu vực.

Việc thực thi các cam kết trong ASEAN cũng đòi hỏi Việt Nam rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhưng đồng thời, cũng có tác động tích cực là tăng cường tính minh bạch, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, giúp nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn.

Để tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức, quá trình hội nhập AEC cần đi đôi với việc phát huy nội lực, tăng cường sức cạnh tranh quốc gia. Giải pháp quan trọng nhất là xây dựng năng lực dài hạn của doanh nghiệp, người lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn diện.

Để thực hiện giải pháp này, Chính phủ cần thúc đẩy cải cách hành chính tập trung vào tạo thuận lợi thương mại như vận hành thông suốt Cơ chế một cửa quốc gia và tiếp tục kết nối với các nước để hình thành Cơ chế một cửa ASEAN và khắc phục các bất cập trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang bị đánh giá thấp so với các nước: Minh bạch hóa chính sách, thủ tục thuế, hải quan. Chính phủ cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đồng thuận xã hội đối với mục tiêu xây dựng AEC; nghiên cứu đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả hoạt động này với xã hội, đặc biệt các doanh nghiệp; tăng cường sự tham gia của các cơ quan thông tấn, truyền thông trong việc quảng bá thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế tới mọi đối tượng. Đồng thời, Chính phủ cần nghiên cứu, tổ chức sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng chương trình giáo dục theo hướng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế để cải thiện về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, các kỹ năng sống, thể lực… của lao động trong nước nhằm tham gia hiệu quả vào phân công lao động trong khu vực ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần chú trọng thu hút sự hỗ trợ, đầu tư về cả vốn, kỹ thuật và chuyên gia từ các nước phát triển hơn trong nội khối để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, tạo đà cho Việt Nam phát triển cân bằng hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Về phía doanh nghiệp và người dân, mỗi doanh nghiệp và mỗi người dân cần chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, chuẩn bị cho mình một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế, có tư duy sáng tạo, đổi mới và sự nhạy bén trong kinh doanh, có kế hoạch xây dựng năng lực, đặc biệt về thương hiệu hay uy tín và chất lượng để kinh doanh quy mô, dài hạn trong tương lai.

Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas đã thiệt mạng trong một đợt không kích của IDF đầu tháng 3/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km? Điều này phụ thuộc vào các loại vũ khí tấn công của AFU.
WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

Ngày 27/3, WTO dự đoán thuế hải quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số như phim trực tuyến và tải phần mềm sẽ đánh vào người tiêu dùng và DN vào năm 2026.
Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là ai?

Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là ai?

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố tân Chủ tịch là ông Dominik Meichle, Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân.

Tin cùng chuyên mục

Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

CEO Dave Calhoun quyết định rời đi khi Boeing lún sâu vào khủng hoảng. Điều này gây sức ép cho Hội đồng quản trị phải tìm người kế nhiệm đưa công ty vượt khó.
Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tăng cường đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như: Văn hóa - du lịch, kinh tế thương mại, hợp tác đầu tư...
Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế, song các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới

Bộ KH&ĐT phối hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các cơ quan liên quan khởi động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê nước ngoài bỏ chạy do chịu nhiều tổn thất và nguy cơ ở tiền tuyến.
Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Cuộc khủng hoảng vận tải Biển Đỏ đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các tuyến đường qua Kênh đào Suez.
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư.
Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Vận tải biển chiếm khoảng 90% thương mại thế giới và chịu trách nhiệm cho gần 3% lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực.
Infographics: Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada

Infographics: Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada

Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada không ngừng được phát triển, củng cố trên nhiều lĩnh vực thông qua những cơ chế, chính sách của Chính phủ hai nước.
Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, nước này có khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước do nguồn cung nội địa tăng.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza sau khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết liên quan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát khi Quân đội Nga tiến vào phía Bắc Berdychi.
Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Kênh đào Suez - Biển Đỏ là tuyến đường vận chuyển quan trọng kết nối châu Á và châu Âu với gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua.
Infographics: Nhiều kỳ vọng trong hợp tác thương mại Việt Nam và Phần Lan

Infographics: Nhiều kỳ vọng trong hợp tác thương mại Việt Nam và Phần Lan

Những năm qua, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Phần Lan có những bước tăng trưởng ấn tượng, trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực.
Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Tòa án quận Basmanny của Moscow đã phê chuẩn lệnh bắt giữ thêm 3 nghi phạm được cho là có liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 26/3/2024: Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 26/3/2024: Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng.
Mở rộng không gian hợp tác, đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định

Mở rộng không gian hợp tác, đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định

Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định, đồng thời mở rộng không gian hợp tác.
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Canada thông qua CPTPP

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Canada thông qua CPTPP

"Diễn đàn kinh doanh: Tăng cường quan hệ kinh tế Việt Nam-Canada trong khuôn khổ CPTPP" sẽ tạo những kết quả tích cực cho quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Việt Nam - Áo tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tận dụng hiệu quả cơ hội từ EVFTA, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu hai bên tiếp cận thị trường của nhau.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động