Thủ tục hành chính làm nản lòng nhà đầu tư

Thủ tục hành chính rườm rà trong các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư, thuế, đất đai tài nguyên môi trường… là những “nút thắt” cần được tháo gỡ trong thời gian tới nhằm cải thiện môi trường kinh doanh...
Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp đang làm “nản lòng” nhà đầu tư

Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp đang làm “nản lòng” nhà đầu tư

CôngThương - Ngày 20/8, với tư cách là thành viên Ban cải cách quy định hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề "Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư".

“Ma trận” quy trình thủ tục hành chính

Việc thực hiện các dự án đầu tư hiện nay được áp dụng theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan. Theo đó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã được mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh với việc xóa bỏ một loạt hàng rào cản đầu tư không phù hợp.

Tuy nhiên, quá trình triển khai các văn bản pháp luật đã nảy sinh nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn, nhiều quy định chồng chéo, văn bản hướng dẫn không đồng bộ dẫn đến việc các địa phương khác nhau, trình tự đầu tư khác nhau.

Theo kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI thực hiện công bố tháng 3/2013 vừa rồi tại 8.053 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành và 1.540 doanh nghiệp FDI thì thủ tục đầu tư, đất đai và xây dựng là nhóm thủ tục được đánh giá phiền hà hàng đầu cho các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Đình Cung- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thủ tục hành chính hiện nay phiền hà, rắc rối đặc biệt là trên lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng. “Chúng ta muốn có những cải cách mang tính đột phá thì phải cải cách nhanh trên quy mô lớn. Phải tìm ra điểm nhấn để đo lường sự thay đổi, cải cách”, ông Cung nhấn mạnh.

Hiện nay, các thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư khá nhiều và phức tạp, không rõ thực hiện thủ tục nào trước, thủ tục nào sau. Bản thân việc thống kê các thủ tục hành chính mới được thực hiện một cách riêng lẻ, chưa có sự xâu chuỗi thành quy trình cụ thể ở cấp độ quốc gia. Riêng giai đoạn đầu tiên khi bước vào thị trường đã bao gồm ít nhất 18 thủ tục hành chính “con” chính thức trong bốn lĩnh vực đầu tư, đất đai, môi trường và xây dựng.

Điều này khiến cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đang phải dành nhiều công sức để tìm hiểu và thực hiện các thủ tục liên quan đến dự án đầu tư. Nhà đầu tư và doanh nghiệp rất khó có thể xác định phải bắt đầu từ thủ tục nào, do mỗi địa phương áp dụng một quy trình khác nhau.

Chẳng hạn, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Hà Tĩnh để được nghiên cứu lập dự án thì nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục theo trình tự từ chấp thuận chủ trương đầu tư, giới thiệu địa điểm đầu tư đến Quyết định cho phép khảo sát và phê duyệt quy hoạch dự án đầu tư. Ở Hà Nội, nhà đầu tư lại phải thực hiện theo trình tự lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Còn tại Thừa Thiên- Huế, nhà đầu tư phải thực hiện theo trình từ từ Chấp thuận chủ trương nghiên cứu dự án, cấp chứng chỉ quy hoạch đến chấp thuận cho phép triển khai dự án…

Ngoài ra, yêu cầu thông tin hồ sơ giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn có sự trùng lắp, thậm chí phải đáp ứng những yêu cầu phức tạp hơn quy định.

"Có một thực tế là hiện nay giữa các cơ quan nhà nước khác nhau chưa có sự chia sẻ thông tin cần thiết về hồ sơ của nhà đầu tư. Ngay cả trong một cơ quan sở ngành có nhiều thủ tục hành chính khác nhau tại phòng ban khác nhau thì nhà đầu tư vẫn phải nộp hồ sơ mà thành phần bao gồm nhiều loại hồ sơ lặp lại, thậm chí phải nộp cả giấy phép là sản phẩm của chính sở ban ngành đó đã ban hành từ một thủ tục hành chính trước đó khi thực hiện thủ tục hành chính khác”- ông Đậu Anh Tuấn- Phó trưởng ban phụ trách Ban Pháp chế VCCI cho biết.

Đại diện phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Hồng Khoái cũng bày tỏ bức xúc, các thủ tục hành chính khá phức tạp. Hiện, doanh nghiệp có dự án về trung tâm ứng dụng châm cứu Việt Nam từ năm 2007 nhưng cho đến nay vẫn chưa xử lý xong các thủ tục để tiến hành đầu tư.

Rõ ràng, các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang đứng trước những “ma trận” quy trình thủ tục hành chính tại địa phương khác nhau khi thực hiện dự án đầu tư. Điều đó khiến cho nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp dễ nản lòng nếu như sự hấp dẫn về cơ hội đầu tư kinh doanh tại tỉnh, thành phố không đủ lớn trước những “rào cản” về mặt quy trình rất phức tạp này.

Hệ thống hóa quy trình thủ tục hành chính

Nếu như trước đây, Việt Nam từng là nơi thu hút hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài và ở ASEAN thì hiện nay chúng ta đang có một vị trí khá khiêm tốn.

Vì vậy, theo TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI, để tiếp tục tăng cường năng lực cạnh tranh trên lĩnh vực thu hút đầu tư trong và ngoài nước thì Luật Đầu tư sửa đổi và các văn bản có liên quan phải đảm bảo được tính hấp dẫn, công bằng, minh bạch và thống nhất cho các nhà đầu tư.

Đại diện Bộ Tư Pháp cũng đề ra một số đề xuất giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư, đó là chuẩn hóa, cụ thể hóa việc lựa chọn nhà đầu tư theo 3 hình thức: Đấu giá quyền sử dụng đất; Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất và Chỉ định nhà đầu tư có sử dụng đất.

Tuy nhiên, từ nay đến năm 2015 chưa thể sửa được nhiều Luật có liên quan, “điều mong mỏi lớn nhất của doanh nghiệp cũng như các địa phương hiện nay là sớm ban hành thông tư liên bộ tức là hệ thống hóa hợp lý toàn bộ quy trình thủ tục hành chính tạo điều kiện UBND tỉnh, thành phố ban hành quyết định cụ thể” - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh kiến nghị.

Như vậy, việc thiết kế và triển khai áp dụng được một “bộ thủ tục hành chính” cho chu trình thực hiện hiệu quả quá trình đầu tư của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết những “chồng chéo”, “xung đột” và thiếu trình tự mang tính chu trình đang tồn tại hiện nay trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.

Thu Phương

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động