Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Cận cảnh 15 khẩu pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự chỉ đạo chiến lược

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Việt – Lào, nằm trên ngã rẽ của nhiều tuyến đường lớn, nhỏ quan trọng. Đối với thực dân Pháp, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân, không quân rất lợi hại, trong âm mưu xâm lược của thực dân Pháp ở vùng Đông Nam Á.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp họp bàn quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953. Ảnh tư liệu

Ngày 20/11/1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây một tập đoàn mạnh nhất Đông Dương, “một pháo đài bất khả xâm phạm”, gồm 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu yểm hộ lẫn nhau, có cơ cấu phòng ngự vững chắc. Địch đã cho tập trung ở đây hơn 16 nghìn quân với ý đồ thách thức quân và dân ta, nghiền nát quân chủ lực của ta.

Trên cơ sở nắm chắc mọi âm mưu, hành động của địch, phân tích, đánh giá tình hình một cách chính xác, khoa học, đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ và giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh quân đội trực tiếp làm Bí thư Đảng uỷ kiêm chỉ huy mặt trận.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, không những về quân sự mà cả chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Phải đánh thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Chấp hành quyết định của Bộ Chính trị, mọi công việc của chiến dịch được tiến hành khẩn trương. Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch.

Cả một hậu phương rộng lớn của đất nước, từ vùng tự do Việt Bắc, Liên khu IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc đến vùng du kích và căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng mới giải phóng ở Thượng Lào, đều dồn sức người, sức của với hơn 260 nghìn dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần, phục vụ chiến dịch.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân
Bộ đội kéo pháo qua dốc núi vào vị trí chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh tư liệu

Ngày 25/1/1954, các đơn vị bộ đội ta ở vị trí tập kết, sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Song, nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc ở Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy và Đảng uỷ đã thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng.

Đợt 1, từ ngày 13/3-17/3/1954, quân ta mưu trí, dũng cảm tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, phá vỡ hệ thống phòng ngự trên hướng Bắc và Đông Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở toang cánh cửa cho quân ta tiến xuống vùng lòng chảo và khu trung tâm.

Đợt 2, từ ngày 30/3-26/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm, phát triển trận địa tới sát sân bay, thắt chặt vòng vây, chia cắt, khống chế các khu vực còn lại trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm.

Đợt 3, từ ngày 1/5-7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phía Đông, diệt một số cứ điểm phía Tây và mở đợt tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 17h30 phút, ngày 7/5/1954, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống.

Sau 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 xe và toàn bộ vũ khí, kho tàng, quân trang quân dụng của địch.

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, đây là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân thần kỳ, “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ XX; và đi vào lịch sử như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.

Chiến thắng từ quyết định lịch sử

Đại tá, PGS.TS Trần Ngọc Long – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sự Quân sự Việt Nam nhận định, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 được tạo ra bởi nhiều nhân tố, trong đó quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một trong những nhân tố quyết định quan trọng.

Theo đó, ngày 14/1/1954, tại hang Thẩm Púa, Bộ chỉ huy Mặt trận triệu tập Hội nghị cán bộ chiến dịch để phổ biến kế hoạch tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Thực hiện phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Theo phương châm tác chiến này, ta tập trung ưu thế binh hỏa lực, nhằm vào chỗ hở sườn nhất của địch, đánh thốc thẳng vào trung tâm Mường Thanh, tạo thế chia cắt, cô lập và tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch… tạo nên sự chuyển biến tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm.

Tuy nhiên, tình hình tại mặt trận Điện Biên Phủ diễn biến rất nhanh từng ngày. Tại thời điểm diễn ra hội nghị Thẩm Púa, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trên thực tế đã không còn ở trạng thái phòng ngự lâm thời nữa. Nhận thấy nếu đánh theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” thì khó mà bảo đảm “chắc thắng”, chính vì vậy mà rạng sáng ngày 26/1/1954, sau một đêm thức trắng, trên đầu còn quấn lá ngải cứu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phiên dịch Hoàng Minh Phương đã sang hầm của Đoàn cố vấn Trung Quốc.

Sau khi bàn bạc, trao đổi và thuyết phục Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh, với tinh thần trách nhiệm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, trước sinh mệnh của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến; đồng thời ra lệnh hoãn giờ nổ súng, kéo pháo ra, chuẩn bị lại theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc".

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân
Đại tá, PGS.TS Trần Ngọc Long – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: HQ

Đại tá, PGS.TS Trần Ngọc Long cho hay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần khẳng định rằng quyết định thay đổi phương châm tác chiến và cơ sở hình thành phương châm “đánh chắc, tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ chính là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đặc biệt là những lời huấn dụ ngắn gọn, súc tích nhưng hàm chứa nội dung tư tưởng lớn mà Đại tướng lĩnh hội được từ Người trong buổi gặp ở Khuổi Tát và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị: “Chiến trường ta hẹp, người của ta không nhiều, cho nên ta chỉ được thắng, không được bại, vì bại thì hết vốn”.

Nhấn mạnh thêm, theo Đại tá, PGS.TS Trần Ngọc Long, thực tế lịch sử đã chứng minh cho thấy quyết định thay đổi phương châm tác chiến là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Nó thể hiện bản lĩnh, khả năng phân tích tình hình và trách nhiệm của tập thể Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch và cá nhân Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Võ Nguyên Giáp; thể hiện sự thấm nhuần và thấu triệt sâu sắc tư tưởng “đánh chắc thắng” trước khi bước vào một trận đánh lớn.

Quyết định cực kỳ quan trọng này tuy là của tập thể Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch và có sự tham khảo ý kiến của Cố vấn Trung Quốc, nhưng nó mang đậm dấu ấn của Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Võ Nguyên Giáp”- đại tá Trần Ngọc Long nêu.

Trong di sản tư tưởng quân sự Việt Nam, theo Đại tá, PGS.TS Trần Ngọc Long “đánh chắc thắng” là tư tưởng bất biến; việc lựa chọn cách đánh sao cho phù hợp chính là sự “ứng vạn biến”. Đó là vấn đề mang tính quy luật và quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ là một trong những trường hợp như vậy. Đây được coi là một "quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử".

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân
Binh đoàn xe đạp thồ trên đường ra chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Và sức mạnh, ý chí, sự hy sinh to lớn của nhân dân

Ngay từ đầu chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy.

Nhân dân ta từ nông thôn, đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ trẻ đến già theo lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, đóng góp sức người, sức của, bảo đảm cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng ngoài mặt trận.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân
Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Để phục vụ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, bao nhiêu hạt thóc cuối cùng đều được nhân dân huy động đưa lên chiến trường". Ảnh: HQ

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay, khi thực dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ, một vùng đất hẻo lánh, vùng núi hiểm trợ phía Tây Bắc đất nước, thực dân Pháp hy vọng rằng nếu Việt Minh chấp nhận một cuộc đương đầu sẽ thất bại vì trong tay không có phương tiện, vũ khí; và nếu huy động lực lượng lớn quân đội lên chiến trường Điện Biên Phủ thì hậu cần sẽ là một gánh nặng rất lớn.

Nhận thức được vấn đề đó, theo ông Dương Trung Quốc, khi tiến hành đối đầu chiến lược ở Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cả nước đánh giặc. Vì thế, chúng ta phải thấy rằng, chiến trường Điện Biên Phủ nằm trong tổng thể của chiến trường Đông Dương.

Khi tập trung lực lượng ở Điện Biên Phủ, Nhà sử học Dương Trung Quốc nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho đồng chí Phạm Văn Đồng chuyên trách hậu cần, huy động nguồn lực quân đội, sự hỗ trợ về vũ khí của bàn bè quốc tế, thế nhưng quan trọng nhất là nguồn lương thực, bởi muốn có một lực lượng quân đội lớn để tiến hành một chiến dịch dài ngày phải có lương thực, phải có cái ăn ngoài đạn dược.

“Đây là điều nằm ngoài sức tưởng tượng của đối phương. Sau này, khi thất bại ở Điện Biên Phủ, người Pháp mới nhận ra và hiểu thế nào là chiến tranh nhân dân. Đó là ngoài những người trực tiếp cầm súng, còn là cả một hậu phương lớn”- ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, đây là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân thần kỳ. Ảnh: HQ

Nhà sử học Dương Trung Quốc dẫn chứng, Thanh Hoá là một trong địa phương đã huy động nhiều nhất về nhân lực, vật lực cho chiến trường Điện Biên Phủ. Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, Thanh Hoá có rất nhiều người dân bị chết đói, điều này cho thấy sự hy sinh rất to lớn của nhân dân, sự dốc sức của hậu phương cho tiền tuyến. “Thời kỳ đó, bao nhiêu hạt thóc cuối cùng đều được nhân dân huy động đưa lên chiến trường”- ông Dương Trung Quốc nói.

Nhấn mạnh sự cống hiến, hy sinh này, để thấy đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam, điều mà kẻ thù không bao giờ tính toán nổi; là một trong những nhân tố thể hiện tinh thần cách mạng, tình yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, kiên cường, sẵn sàng hy sinh của nhân dân. Sức mạnh nhân dân đã trở thành truyền thống của dân tộc đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử”- Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Tiếp nối Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, dân tộc ta đã viết tiếp bản hùng ca chói lọi trong thời đại Hồ Chí Minh, lập nên những chiến công hiển hách. Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến thắng Điện Biên Phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Sáng ngày 18/5, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.
Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế, thủ tục, điều kiện cho người vay vốn để đầu tư nhà ở xã hội và người mua, thuê, thuê mua phải theo hướng đơn giản.
AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

Phó Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD) khẳng định, AFD và các đối tác luôn sẵn sàng hỗ trợ trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.
Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Văn phòng Quốc hội điều động và bổ nhiệm chuyên viên Vụ Kinh tế Dương Thùy Dung giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Hội nghị Trung ương 9 cho ý kiến về Đề án Tổng kết Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp
Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Chính phủ vừa giao Bộ Tư pháp ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung Nghị quyết sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống.
Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngày 17/5 diễn ra Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024 tại thành phố Hà Nội thu hút đông đảo đại biểu tham dự.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Theo ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam, Luật Cạnh tranh Việt Nam đã và đang góp phần cải thiện môi trường kinh doanh nước ta.
Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Ngày 16/5, Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.
Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương đã bầu đồng chí Bùi Thị Minh Hoài giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.
Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Ngày 16/5, tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII, Trung ương đã bầu đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.
Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Ngày 16/5, tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương đã bầu đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.
Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

Ngày 16/5, tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII, Trung ương đã bầu đồng chí Đỗ Văn Chiến giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.
VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 trong khoảng 5,5-6%.
Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt đầu tư Dự án mở rộng đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn từ 4 làn xe hạn chế lên thành 6 làn xe.
Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đến ngày 15/6, đơn vị doanh nghiệp nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong kinh doanh vàng thì rút phép.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Chiều 16/5, tại Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội, năm 2024.
Tiểu sử các đồng chí tham gia Ban Bí thư và 4 uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Tiểu sử các đồng chí tham gia Ban Bí thư và 4 uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Ngày 16/5/2024, tại Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XIII đã phân công một số đồng chí tham gia Ban Bí thư và bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Hoạt động Hội nghị Trung ương 9 khoá XIII ngày 16/5: Bầu bổ sung 4 uỷ viên Bộ Chính trị

Hoạt động Hội nghị Trung ương 9 khoá XIII ngày 16/5: Bầu bổ sung 4 uỷ viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Việt Nam -  Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Việt Nam - Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Quan hệ Việt Nam và Argentina không ngừng phát triển toàn diện, đặc biệt về chính trị, kinh tế thương mại thông qua các kênh Đảng, Chính phủ và nhân dân.
Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Logistics và Thương mại điện tử hiện đại, bền vững”.
Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc trọng thể tại Hà Nội.
Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động