Chống bán phá giá thép nhập khẩu

Chỉ là biện pháp bảo hộ tạm thời

Mới đây, Bộ Công Thương ban hành các quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu - những biện pháp hữu hiệu để “giải cứu” cho ngành thép trong nước. Thế nhưng, đó chỉ là biện pháp bảo hộ tạm thời, về lâu dài, nội lực mới là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thép.
Chỉ là biện pháp bảo hộ tạm thời
Nội lực mạnh là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thép Việt

Trong những năm gần đây, ngành thép Việt Nam đã phát triển khá nhanh và đến nay, năng lực sản xuất phôi thép trong nước đã đạt khoảng 12 triệu tấn/năm; thép xây dựng khoảng 12 triệu tấn/năm và các loại sản phẩm khác như thép tấm, thép lá, cán nguội, tôn mạ màu... cũng xấp xỉ 5 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, lâu nay, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước như vẫn “ngồi trên đống lửa”. Số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập hơn 4,7 triệu tấn thép, tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm 2015, với các sản phẩm chủ yếu là phôi thép, thép cuộn, dây thép, tôn mạ kim loại, hợp kim thép..., cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm trong nước.

Đáng chú ý, sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tới 2,9 triệu tấn, chiếm hơn 61% tổng lượng sắt thép nhập khẩu. Như vậy, lượng sắt thép mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc đã gần bằng 1/3 cả năm 2015 (năm 2015, sắt thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam khoảng 9,6 triệu tấn).

VSA nhận định, với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Nếu như những năm trước, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu một số loại phôi thép, thép mạ, thép hợp kim do nguyên liệu rẻ và công nghiệp thép trong nước chưa đáp ứng được... thì hiện nay, đã nhập nhiều loại thép mà các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được.

Trước thực trạng đó, Bộ Công Thương trong tháng 3 và 4/2016, đã liên tiếp ban hành 2 quyết định quan trọng: Quyết định 862/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với thép dài và phôi thép nhập khẩu và Quyết định 1656/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.

Việc thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam gần đây gây thiệt hại nặng nề cho ngành thép trong nước, khiến các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa lao đao, thậm chí đối mặt với nguy cơ bị phá sản. Nếu chậm áp dụng biện pháp tự về tạm thời sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất thép trong nước và khó có thể khắc phục được. Do đó, việc ban hành các quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu là giải pháp để hạn chế tình trạng bất lợi cho ngành sản xuất thép trong nước, trong bối cảnh thép nhập khẩu gia tăng đột biến.

Tuy vậy, dù việc ban hành chính sách tự vệ cho hoạt động sản xuất thép trong nước là rất cần thiết, nhưng cũng chỉ mang tính tạm thời, chưa giải quyết được tận gốc rễ những bất cập của thị trường thép Việt Nam.

Trong thực tế, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thép Việt vẫn bị đánh giá là rất yếu kém, nhiều doanh nghiệp vì không đủ năng lực tài chính nên vẫn vận hành lò điện cũ kỹ, hao tốn nhiên liệu và chi phí cao. Công suất nhỏ cũng khiến nhiều doanh nghiệp Việt khó tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Sau khi quyết định áp thuế tự vệ được ban hành, Tổng công ty Thép Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường sản xuất, đặc biệt là sản xuất phôi thép, để cung cấp cho các đơn vị sản xuất trong ngành, thay thế hàng nhập khẩu; không để xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất, thiếu sản phẩm trên thị trường dẫn đến hiện tượng đầu cơ làm thiệt hại cho người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận; đồng thời điều chỉnh giá bán phù hợp với diễn biến của thị trường, hạn chế tình trạng tăng giá đột biến làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Ngoài ra, một bất cập nữa của ngành thép chính là việc dư thừa công suất. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm một số dự án thép lớn đi vào hoạt động với tổng công suất 1,5 triệu tấn/năm, đó là: Thép Thái Trung (Thái Nguyên) công suất 500 ngàn tấn/năm, Dana- Ý ở Đà Nẵng (250 ngàn tấn/năm), Thép miền Trung (250 ngàn tấn/năm), An Hưng Tường ở Bình Dương (250 ngàn tấn/năm)..., nâng tổng công suất thép xây dựng cả nước lên 9 triệu tấn/năm. Trong khi đó, nhu cầu thép xây dựng trong nước chỉ dao động ở mức 6,3 triệu tấn/năm. Chỉ riêng thép xây dựng đã dư thừa gần 3 triệu tấn. Sản lượng thép dư thừa ngày càng nhiều, các doanh nghiệp thép phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Để có thể chủ động hơn khi cạnh tranh với thép nhập khẩu, nhất là thép giá rẻ từ Trung Quốc và cũng để các sản phẩm thép Việt khi xuất khẩu tránh được các rào cản kỹ thuật, các vụ kiện phòng vệ, thì vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng ngành thép đồng bộ, hiện đại, các doanh nghiệp thép chủ động nâng cao nội lực, sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư lớn vào các khâu thượng nguồn như sản xuất phôi thép. Khi có những biến động bất thường, nhà nước cần hỗ trợ những biện pháp phòng vệ thương mại cần thiết đối với phôi thép.

Trong thực tế, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thép Việt vẫn bị đánh giá là rất yếu kém, nhiều doanh nghiệp vì không đủ năng lực tài chính nên vẫn vận hành lò điện cũ kỹ, hao tốn nhiên liệu và chi phí cao. Công suất nhỏ cũng khiến nhiều doanh nghiệp Việt khó tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá thép hôm nay

Tin mới nhất

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.
Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động