CG 2011: Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế và giảm nghèo

Sáng nay 6/12 tại Hà Nội, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) đã chính thức khai mạc với sự tham gia của đông đảo các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và đại diện các bộ, ngành của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu.

CôngThương - Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Viêt Nam là sự kiện được tổ chức thường niên. Năm nay, chủ đề chung của hội nghị là “Thúc đẩy Tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo”. Theo đó, CG sẽ dành trọn 1 ngày để thảo luận về các vấn đề như tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2011 và định hướng phát triển năm 2012. Một số định hướng về Chương trình Tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công; Tái cơ cấu khu vực Tài chính-Ngân hàng; bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo: Đô thị hóa, nhập cư và chính sách ứng phó; báo cáo kết quả của Diễn đàn cấp cao Busan, Đối thoại Chống tham nhũng, Diễn đàn Doanh nghiệp.

Khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ năm nay tổ chức trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang có những diễn biến phức tạp.Đây là một năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam, nhưng cũng là năm ghi nhận những thành công của Chính phủ Việt Nam trong xử lý, điều hành kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Chính phủ Việt Nam trân trọng và đánh giá cao sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng tài trợ quốc tế.

Ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát dần được kiểm soát

Năm 2012, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện có hiệu quả những nội dung chủ yếu của Nghị quyết 11 đồng thời triển khai thực hiện một cách quyết liệt, hiệu quả tái cơ cấu lĩnh vực kinh tế, tập trung ba lĩnh vực trọng tâm: tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu khu vực tài chính ngân hàng-

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị các nhà tư vấn cho Việt Nam năm 2011

Đến nay, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát đã được kiểm soát, giá cả giảm liên tục trong 6 tháng qua. Dự báo, cả năm 2011, CPI của Việt Nam tăng 18% so với tháng 12 năm 2010. Theo kết quả này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, năm 2012 Việt Nam có khả năng kiểm soát lạm phát ở khoảng 9%. Lãi suất tín dụng của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm cùng với việc giảm CPI. Tỷ giá cơ bản ổn định. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam tăng khá cao trên 30%, có khả năng đạt 34%. Nhờ tăng mạnh xuất khẩu nên năm 2011 đã giảm mạnh nhập siêu. Thủ tướng cũng cho biết, cán cân thanh toán tổng thể ở Việt Nam sau 3 năm liên tục thâm hụt tuy nhiên năm 2011, cán cân thanh toán bội thu, dự trữ ngoại tệ tăng, đảm bảo năm 2011 cân đối thu chi ngân sách quốc gia và nợ công ở mức an toàn. Hiện nay, bội chi ngân sách Việt Nam giảm chỉ ở mức 4,9% so với kế hoạch 5,3%. Và đến năm 2012, chính phủ tiếp tục giảm bội chi ngân sách dưới 4,8%.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ đảm bảo tốt hơn góp phần kiểm soát giá cả, tiếp tục duy trì tăng trưởng GDP ở mức 6% năm 2012. Duy trì tăng trưởng này góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, Chính phủ tập trung chỉ đạo 1 cách quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế, trước mắt tập trung vào ba lĩnh vực là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công, tái cơ cấu lại thị trường tài chính trọng tâm là các ngân hàng thương mại. Cả ba nội dung này phải được thực hiện đồng bộ cùng với các chính sách tài khóa đúng đắn.

Trong tháng 1/2012, 3 đề án tái cấu trúc nền kinh tế nêu trên và các đề án đột phá sẽ được Chính phủ Việt Nam thông qua, đồng thời Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng vào tháng 6/2012.

Cùng với việc thực hiện ba khâu đột phá là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bền vững xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển thêm nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại tập trung vào các công trình giao thông và đô thị lớn.

Như vậy, tính cho đến nay, Chính phủ đã thực thi một cách toàn diện Nghị quyết 11 và đã đạt được những kết quả ban đầu rất tích cực. Tuy nhiên, theo bà Victoria Kwakwa- Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đồng chủ trì Hội nghị CG, để đảm bảo phát triển kinh tế vĩ mô một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách kinh tế một cách mạnh mẽ hơn. Bà cũng khẳng định, WB cùng cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế sẽ luôn song hành cùng chính phủ và nhân dân Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ thúc đấy quá trình tái cơ cấu kinh tế này.

Tại hội nghị, Bà Pratibha Mehta- Điều phối viên Thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đánh giá cao việc Chính phủ thành lập một mô hình tăng trưởng kinh tế mới và điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng cho phù hợp hơn với điều kiện đất nước đang phải đối mặt với các thách thức hiện nay. Để giải quyết nguyên nhân tận gốc rễ của tình trạng lạm phát cao và bất ổn định kinh tế vĩ mô đòi hỏi phải thực hiện mạnh mẽ Nghị quyết 11.

LHQ cũng khuyến nghị mạnh mẽ rằng, việc cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế cần tính đến xây dựng khả năng chống đỡ trước những cú sốc không thể dự đoán trước được cả từ bên trong và bên ngoài đối với nền kinh tế và đối với cuộc sống của người dân, cũng như trước biến đổi khí hậu.

Đồng tình với quan điểm này, Đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cũng hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ, tuy nhiên, nền kinh tế chỉ mới đi được nửa đường, Việt Nam cần phải làm nhiều hơn để có thể đưa nền kinh tế của mình ở độ ổn định. Vì thế, IMF cho rằng, Việt Nam cần hành động nhanh và dứt khoát đảm bảo tính lành mạnh của khu vực tài chính, trong khi đó tái lập ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tuc đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo

Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt những thách thức của sự chuyển dịch cơ cấu dân số, với một lượng lớn lao động nông thôn trẻ không có trình độ tay nghề bươc vào thị trường lao động để tìm kiếm việc làm. Đồng thời, một bộ phận dân số đang già đi nhanh chóng, đòi hỏi phải có các dịch vụ và hỗ trợ xã hội. Ngoài ra, việc nghèo về thu nhập, nhưng nhóm đối tượng này còn chịu nhiều thiếu thốn liên quan đến y tế, giáo dục và tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, nghèo kinh niên, đặc biệt là ỏ các dân tộc thiểu số, vẫn tồn tại dai dẳng và đang làm chậm lại tiến bộ của cả nước trong lĩnh vực giảm nghèo.

Với những thách thức trong công tác giảm nghèo đó, Chính phủ Việt Nam tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi cho người dân. Năm 2011, tuy đang trong giai đoạn khó khăn nhưng Việt Nam vẫn thực hiện khá tốt việc đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi cho người dân, tiếp tục giảm 2% số hộ nghèo và giải quyết 1,6 triệu việc làm. Thủ tướng cho biết, năm 2012, Việt Nam cam kết quyết tâm làm tốt hơn lĩnh vực an sinh xã hội, phúc lợi, thực hiện một cách có hiệu quả và hài hòa duy trì tăng trưởng kinh tế với cân bằng xã hội, đảm bảo cải thiện với môi trường. Tuy nhiên, đây là một vấn đề đòi hỏi thời gian lâu dài, không thể thực hiện trong một sớm một chiều được.

Một vấn đề được nhiều đối tác phát triển nước ngoài quan tâm đó là thủ tục hành chính tại Việt Nam. Thủ tướng khẳng định, năm 2012 sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ và hiệu quả thủ tục hành chính, trong đó đặc biệt hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập sâu hơn và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi, thông thoáng và hiệu quả.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn. Thủ tướng mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng quốc tể, cụ thể là việc giải ngân các dự án ODA. Đây là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo và đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng lớn, hiện đại của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ này và cam kết tiêp tục phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ để cải thiện tình hình thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Liên hợp quốc cũng sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam bằng cách "Thống nhất hành động" để đảm bảo bình đẳng và lợi ích cho mọi đối tượng trong xã hội. 

Thu Phương

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Tối 18/4, Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024 được khai mạc tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Sắp diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024) sẽ được diễn ra từ 25/4 đến ngày 28/4.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Tại sự kiện Viet Nam International sourcing 2024 nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm các mặt hàng có xuất xứ Việt Nam như quần áo thời trang, giày dép, đồ nội thất...
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada đang tiến hành rà soát giá trị thông thường trong vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm Việt Nam.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động