Cắt giảm điều kiện kinh doanh – Cởi trói cho doanh nghiệp nông nghiệp

Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều nay (ngày 19/12). Tọa đàm với sự tham gia của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Vụ Pháp chế, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).
Cắt giảm điều kiện kinh doanh – Cởi trói cho doanh nghiệp nông nghiệp
Toàn cảnh tọa đàm

Để thực hiện cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian qua, Bộ NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động thực hiện việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Việc cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh đã góp phần giảm thiểu chi phí cho người dân và doanh nghiệp (DN) khi tham gia hoạt động kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp. Theo thống kê, ngành nông nghiệp có tổng số 345 điều kiện đầu tư kinh doanh. Đến nay Bộ NN&PTNT đã đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điều kiện (chiếm 34,2%), trong đó bãi bỏ 65 điều kiện, sửa đổi theo hướng rút gọn 53 điều kiện.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Kim Anh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT - cho biết, tại Bộ NN&PTNT đã thiết lập bộ phận một cửa để tiếp nhận các TTHC thuộc Bộ quản lý. Nay, các DN và người dân khi làm các TTHC không cần phải tìm đến từng cơ quan như Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV)... nữa, mà chỉ cần giao tiếp với bộ phận một cửa của Bộ. Bộ phận này chỉ tiếp nhận chứ không trực tiếp giải quyết, họ sẽ phân loại hồ sơ, rồi chuyển cho từng đơn vị trực thuộc Bộ để giải quyết các thủ tục. Quy trình TTHC đã được Bộ NN&PTNT công khai dưới các hình thức: Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; cổng thông tin điện tử của Bộ và hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Đồng thời, niêm yết tại nơi tiếp nhận hồ sơ TTHC.

Hiện, Bộ NN&PTNT đã triển khai xây dựng, cung cấp 18 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3-4 và 11 TTHC được triển khai ở cơ chế một cửa quốc gia. Với cách làm này, sẽ giảm được nhiều chi phí cho DN.

Liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - cho hay, trước đây nhiều DN ở miền Nam phải ra Hà Nội để làm các TTHC. Nhiều DN không thể ra được, nên phải thuê những công ty, hoặc “cò” chuyên làm thủ tục. Nay nhờ triển khai qua mạng, nên họ không cần phải thuê cò làm TTHC nữa. DN chỉ cần ngồi ở nhà cũng tự làm được hết các TTHC. Cũng theo ông Dương, việc áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia đã giúp giảm từ 60-70% thời gian kiểm tra và thông quan hàng hóa và tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho DN.

Ông Dương nhận định: Chúng ta đang triển khai nông nghiệp 4.0, nhưng nhiều cán bộ không muốn thay đổi thói quen cũ. Nhiều cán bộ vẫn quen đọc hồ sơ trên bản giấy, khi triển khai đọc văn bản trên mạng thì họ chưa quen. Vì vậy, thay đổi nhận thức của cán bộ là vấn đề rất quan trọng. Ông Dương cũng nêu vấn đề, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu chúng ta đang thiếu. Có văn bản pháp luật minh bạch rồi, nhưng hạ tầng thông tin phải đảm bảo. “Triển khai dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên gặp trục trặc về mạng. Nếu áp dụng cách thức mới mà cả DN và cơ quan chức năng thấy khó hơn, lâu hơn thì không ai muốn làm. Chúng tôi kiến nghị với Chính phủ, nếu áp dụng Chính phủ điện tử, Bộ điện tử, Cục điện tử thì phải quan tâm đến hạ tầng mạng. Cần hiện đại hóa hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu thì chúng ta mới theo kịp được các nước, mới tiến lên được nông nghiệp 4.0”, ông Dương nói.

Theo Bộ NN&PTNT, thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, làm việc trực tiếp với DN, đến tận cửa khẩu để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tính minh bạch, khách quan. Trên cơ sở đó Bộ sẽ rà soát toàn bộ các văn bản để không bị chồng chéo, cắt giảm TTHC rườm rà, tạo sự thông thoáng cho DN, nhưng phải tạo ra hàng rào kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, ngăn chặn việc nhập khẩu mặt hàng nông nghiệp kém chất lượng vào Việt Nam.

Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, ông Nguyễn Trọng Ái - Phó Chánh văn phòng Cục Bảo vệ thực vật – chia sẻ: Nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, cũng như năm 2018 tới đây là tiếp tục rà soát để cắt giảm về thời gian thực hiện, rà soát TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành; tiếp tục triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo các mục tiêu của Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Dự báo, các đợt xâm nhập mặn cao xuất hiện từ 22-25/4/2024. Tuy nhiên, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm.
AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

Triển lãm quốc tế chuyên ngành phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất nông nghiệp Việt Nam (AgroChemEx Vietnam) đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng là nguyên nhân ban đầu hiện tượng tôm hùm bông bị chết tại huyện Vạn Ninh.
Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị “Thành tựu trong Công nghệ Sinh học thực vật – Từ chỉnh sửa gen cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững” được diễn ra trong 2 ngày 11- 12/4.
Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

2 Nghị định mới được ban hành với quy định chặt chẽ, chế tài xử phạt cao hơn;… không chỉ vì mục tiêu gỡ ‘thẻ vàng’ IUU mà hướng đến ngành thủy sản bền vững.

Tin cùng chuyên mục

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

Dự án 'Sử dụng phân bón đúng' sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD và dự kiến sẽ có 2.600 cá nhân được hưởng lợi trực tiếp.
Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Lượng cá nuôi lồng chết bất thường trên địa bàn xã Tiền Tiến (tỉnh Hải Dương) đã vượt trên 300 tấn. Nhiều hộ dân thiệt hại từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”.
Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Sáng 5/4, diễn ra tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tập thể”.
Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Tương lai của rừng không chỉ là nguồn nguyên liệu gỗ mà còn là các sản phẩm giá trị gia tăng. Đó chính là một trong những con đường làm giàu bền vững từ rừng.
Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU

"Đã đến giai đoạn để có thể gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU cho Việt Nam, tuy nhiên trách nhiệm nằm ở phía các bạn".
"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

Thị xã Kinh Môn hiện có diện tích trồng sắn dây lớn nhất tỉnh Hải Dương với 262 ha, tổng sản lượng gần 8.000 tấn, bước đầu đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Do ảnh hưởng của thời tiết, vùng trồng vải Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) dự báo sẽ mất mùa khi cây vải ra hoa, đậu quả thấp, sản lượng ước giảm 40-50%.
Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.
Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động