Cần kiên định trước “ép buộc” ASC của WWF

Ngay sau khi cá tra Việt Nam được đưa vào danh sách đỏ dựa trên báo cáo với những số liệu lạc hậu về tình hình nuôi cá tra Việt Nam từ năm 2009, cá tra dễ dàng được đưa vào danh sách mới- danh sách các loài thủy sản “đang tiến tới chứng nhận nuôi bền vững” của WWF- bằng việc cam kết áp dụng ASC tới 50% diện tích vào năm 2015 của Việt Nam.

CôngThương - Qua các động thái của WWF, nhiều người tự hỏi “phải chăng việc đưa cá tra vào danh sách đỏ là đòn phủ đầu của WWF, trước khi buộc chúng ta chấp nhận ASC?!- là tiêu chuẩn do WWF và IDH (Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan) thành lập năm 2009”.

“Mê hồn trận” lại có thêm ASC

Khi hỏi về tiêu chuẩn ASC, các hộ nuôi cá tra ở Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… đều lắc đầu trả lời “chưa nghe nói lần nào”. Gần đây, nhiều hộ áp dụng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn Global GAP và SQF đã đáp ứng nhu cầu hầu hết các thị trường trên thế giới, dù khó tính nhất. Nay WWF đưa ra tiêu chuẩn ASC hoàn toàn xa lạ, ngay cả dân nuôi cá kỳ cựu cũng chưa hề nghe qua.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa- nông dân nuôi cá tra ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang)- ngao ngán nói: “Điểm qua các tiêu chuẩn nuôi cá tra quốc tế thấy giống như "mê hồn trận". Trước đây nhiều địa phương như An Giang, Đồng Tháp… đã khuyến cáo và tập huấn cho hàng ngàn hộ nông dân về tiêu chuẩn SQF và tại Tiền Giang cũng đã thực hiện Chứng nhận vùng nuôi cá đạt tiêu chuẩn SQF 1000 CM vào năm 2009 cho diện tích khoảng 25 hecta và dự kiến nhân rộng mô hình này. Năm 2010, tôi lại nghe ngành nông nghiệp đang khuyến cáo sử dụng chứng chỉ GLOBAL GAP vì đã được phổ biến lâu nay ở châu Âu, và chính ngành nông nghiệp cũng đang khuyến cáo sử dụng GLOBAL GAP, thế mà nay lại có tiêu chuẩn ASC gì đó?”.

Ông Nguyễn Tử Cương- Ủy viên thường trực Hiệp hội Nghề cá Việt Nam (Vinafish)- cho rằng, hiện nông dân, doanh nghiệp nuôi cá tra Việt Nam đang bị bội thực các loại chứng chỉ mà nhiều khi chính chúng ta cũng không rõ là của cơ quan, tổ chức nào. Theo ông Cương, các chứng chỉ như SGS, ASC, SQF… không hề có tính pháp lý đối với người tiêu dùng trên thế giới, mà đó thực ra chỉ là những tài liệu hướng dẫn một số tổ chức kinh doanh thực phẩm nào đó. Tuy nhiên, do không nắm rõ thông tin nên nhiều khi chúng ta lại lầm tưởng là những tiêu chuẩn bắt buộc về sản phẩm của thế giới.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ nuôi cá và cả doanh nghiệp xuất khẩu cũng phản bác tiêu chuẩn ASC và cho rằng không cần thiết. Hiện tại, các vùng quy hoạch phát triển cá tra nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP và SQF đã đáp ứng được yêu cầu các nước trên thế giới nên việc giới thiệu và bắt buộc áp dụng ASC cho vùng nuôi cá tra là không cần thiết.

Chi phí oằn vai nông dân

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, thực tế nghề nuôi cá tra nói riêng và nuôi trồng thủy sản ở nước ta nói chung đã và đang tuân thủ theo quy định vùng nuôi an toàn và áp dụng nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác như SQF, GLOBAL GAP, GAP/BMP/CoC... Các sản phẩm cá tra nuôi theo những tiêu chuẩn đó, nhiều năm qua vẫn được xuất khẩu sang trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với khối lượng và giá trị lớn. Điều đó cho thấy kể cả không áp dụng tiêu chuẩn ASC do WWF đặt ra thì sản phẩm cá tra nuôi của nước ta vẫn đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo môi trường cũng như về vệ sinh an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng thế giới đón nhận.

Việc bắt buộc các doanh nghiệp phải chạy theo hàng loạt chứng chỉ của các tổ chức phi chính phủ và những tổ chức xã hội nghề nghiệp trên thế giới đang làm doanh nghiệp, người nuôi cá tra đang phải “oằn vai” gánh chịu những khoản chi phí khổng lồ.

Theo nội dung bản ghi nhớ được ký kết giữa đại diện WWF quốc tế với đại diện VASEP và Hội nghề cá Việt Nam thì lộ trình áp dụng ASC vào vùng nuôi cá tra “để đáp lại việc cá tra được đưa ra khỏi danh sách đỏ” được xác định cụ thể như sau: Trong 2 năm 2011- 2012, Việt Nam phấn đấu có 25% lượng cá tra xuất khẩu đạt bất cứ một tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 10% được chứng nhận ASC. Đến năm 2014 sẽ đạt 75% lượng cá tra xuất khẩu đạt bất cứ một tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 30% được chứng nhận ASC. Và đến 2015 thì 100% cá tra xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 50% được chứng nhận ASC.

Vì vậy, theo mức giá áp dụng để được cấp “danh hiệu” ASC cho vùng nuôi 5 hecta trong một năm hiện nay khoảng 7.500 USD (tương tự như áp dụng Global GAP), với diện tích 3.000 hecta nuôi cá tra phải đươc cấp chứng nhận ASC theo lộ trình đã ký kết vào năm 2015 (diện tích nuôi cá tra cả nước khoảng 6.000 hecta) thì số tiền mà chúng ta phải nộp cho họ hàng năm là trên 22 triệu USD. jDĩ nhiên, khoản chi phí này sẽ do nông dân và cuối cùng là người tiêu dùng phải gánh chịu.

Phải kiên định trước các yêu cầu vô lý

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, việc WWF gỡ bỏ cá tra khỏi danh sách đỏ và ký Biên bản ghi nhớ với Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam và Hội nghề cá Việt Nam về việc áp dụng tiêu chuẩn ASC của WWF là hoàn toàn có dụng ý. Bởi vì, qua các động thái của WWF quốc tế có thể thấy mục đích của việc WWF “cố tình” dựa vào các báo cáo không đầy đủ và lạc hậu về tình hình nuôi cá tra Viẹt Nam để đưa cá tra vào danh sách đỏ, là nhằm tạo ra áp lực để ép cá tra Việt Nam áp dụng ASC.

Mặt khác, theo ông Nguyễn Tử Cương, do CoC đúng và hoàn chỉnh nhất nên những quy định ASC đều bám vào 4 tiêu chí của CoC. Bởi vậy, về bản chất không có gì khác nhau, nếu cá tra VN đã thực hiện CoC thì đương nhiên đạt được các tiêu chí của các tổ chức như WWF đặt ra.

Có nhiều ý kiến cho rằng, dù có 6 tháng để lấy ý kiến và giới thiệu tiêu chuẩn ASC cho người nuôi cá tra Việt Nam, và việc có áp dụng tiêu chuẩn ASC hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào người nuôi cá tra. Nhưng nếu “tẩy chay” ASC thì cũng khó lường được hậu quả một khi tổ chức này lại tục lạm dụng quyềnkhuyến cáo của mình, còn nếu “chấp nhận” thì các tổ chức phi chính phủ khác sẽ “bắt chước” tự đặt ra những tiêu chuẩn “vẽ vời” ép buộc người nuôi thủy sản phải áp dụng.

“Chúng ta cần kiên định, không thể cứ mãi chạy theo những khuyến cáo vô lý như kiểu WWF, đó là những động thái chỉ nhằm mục đích “hạ gục” con cá tra của chúng ta”- ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, kiên quyết nói.

Thành Công

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động