Cách mạng năng lượng sạch: Sự lựa chọn toàn cầu

Báo cáo về tình trạng năng lượng tái sinh toàn cầu năm 2012 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 11/6 khẳng định xu hướng đầu tư khai thác các nguồn năng lượng tái sinh đang tăng mạnh trên thế giới trong bối cảnh nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, giữa lúc hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng gây thiệt hại lớn về kinh tế ở nhiều nước.

CôngThương -  Tuy nhiên, các nỗ lực tận dụng nguồn năng lượng sạch vẫn chủ yếu tập trung ở các nền kinh tế lớn. Trong điều kiện đó, những lời kêu gọi tiến hành “cách mạng năng lượng” ngày ngày càng gia tăng trên khắp thế giới.

Đầu tư nhiều hơn vào năng lượng sạch

Theo UNEP, tổng số vốn đầu tư toàn cầu cho các nguồn năng lượng tái sinh trong năm 2011 đạt mức kỷ lục 257 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước và gấp 6 lần so với năm 2004, trong khi tổng số vốn đầu tư để phát triển các nguồn nhiên liệu hoá thạch đã giảm xuống còn 302 tỷ USD.

Lý giải sự gia tăng đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nền kinh tế lớn ở châu Âu và Mỹ, đang phải cắt giảm ngân sách để đối phó với “căn bệnh nợ công”, ông Achim Steiner, Giám đốc Điều hành UNEP, nói: “Có thể có rất nhiều lý do khiến đầu tư vào các nguồn năng lượng tái sinh tăng mạnh trong thời gian gần đây, từ vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng cho tới nhu cầu cấp bách trong việc điện khí hóa các khu vực nông thôn và đô thị tại các nước đang phát triển”.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phân tích, cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima vào tháng 3/2011 là “động lực” khiến nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, tăng cường đầu tư khai thác nguồn năng lượng tái sinh.

Cuộc khủng hoảng này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và tạo ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng ở “đất nước Mặt trời mọc”.

Bên cạnh đó, cuộc tranh giành nguồn năng lượng hóa thạch giữa các nước ngày càng khốc liệt hơn là một nguyên nhân nữa khiến nhiều nước chuyển sang hướng sử dụng năng lượng tái sinh.

Trong số các nước chú trọng sử dụng năng lượng tái sinh, Trung Quốc là nước đầu tư mạnh nhất. Năm 2011, Trung Quốc đã dành 51 tỷ USD cho việc khai thác các nguồn năng lượng sạch, chiếm 19,8% trong tổng số vốn đầu tư của toàn thế giới.

Nhật Bản, quốc gia đã bị thảm họa động đất-sóng thần năm 2011 và đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân, cũng đầu tư tới 9 tỷ USD, xếp ở vị trí thứ sáu cùng với Anh và Tây Ban Nha.

Cũng theo UNEP, do chi phí sản xuất năng lượng mặt trời giảm mạnh nên tổng công suất phát điện mặt trời trên thế giới tăng tới 74% lên mức 69,7 triệu KW, gần bằng 30 nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn.

Đáng chú ý, cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima đã giúp cho công suất phát điện mặt trời ở Nhật Bản trong năm 2011 tăng gần 1,3 triệu KW lên mức 4,9 triệu KW.

Nhờ vậy, Nhật Bản đã vươn lên hàng thứ ba trong số các nước sản xuất điện mặt trời. Tuy nhiên, công suất phát điện mặt trời của “xứ sở hoa anh đào” hiện chỉ bằng 20% so với Đức và 38% so với Italy là hai nước đi đầu trong lĩnh vực này.

Năng lượng sạch cần cho cả loài người

Theo UNEP, sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái sinh (không kể thuỷ điện) đã chiếm tới 44% tổng sản lượng điện tăng thêm trên toàn cầu trong năm 2011.

Đến đầu năm 2012, có ít nhất 118 nước, trong đó hơn 50% là các nước đang phát triển, đã đặt mục tiêu đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh so với con số 96 nước năm 2010.

Mặc dù vậy, hiện nay các nguồn năng lượng tái sinh mới chỉ chiếm 16,7% tổng năng lượng tiêu thụ toàn cầu. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng sạch vẫn chủ yếu tập trung ở một số nước.

Các nước dẫn đầu thế giới về sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái sinh là Mỹ, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Italy, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tổng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái sinh của những nước này hiện chiếm tới 70% tổng sản lượng của cả thế giới.

Nguyên nhân chủ yếu khiến việc sử dụng năng lượng tái sinh vẫn chưa phổ biến trên thế giới là do công nghệ khai thác năng lượng sạch vẫn còn nhiều hạn chế, khiến cho giá thành sản xuất vẫn cao.

Mặt khác, theo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong năm 2011, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới đã tăng 3,2% so với năm 2010 bất chấp các nỗ lực không ngừng của nhiều nước trên thế giới.

Điều này khiến hiện tượng biến đổi khí hậu trầm trọng thêm và gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Riêng tại khu vực Mỹ Latinh, theo nghiên cứu do Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (BID) công bố trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển sắp tới ở Brazil, nếu nhiệt độ tăng thêm 2 độ C, khu vực này sẽ phải gánh chịu thiệt hại vật chất tới 100 tỷ USD/năm cho đến năm 2050.

Cuối tháng 8/2011, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng kêu gọi thế giới tiến hành một cuộc “cách mạng năng lượng sạch” để giúp chuyển đổi nền kinh tế thế giới và đưa thế giới trở lại con đường phát triển sạch, an toàn và hợp lý hơn.

Ông nhấn mạnh: “Các nước đi theo hướng nhanh chóng phát triển năng lượng sạch sẽ trở thành cường quốc kinh tế trong thế kỷ 21… Người dân các nước này cũng sẽ được tận hưởng không khí sạch hơn, có sức khỏe tốt hơn, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cao hơn và an ninh tốt hơn”.

Theo Vietnam+

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến địa phương, người dân, doanh nghiệp… đối với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự cuộc gặp mặt, tri ân với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 16/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã tổ chức phiên họp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch số 88 của UBND TP. Hà Nội.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024),báo Argentina đã trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động