Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra với sản phẩm thép nhập khẩu

Ngày 19/4, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra theo quy định tại Mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 (19 U.S.C 1862) nhằm xác định sản phẩm thép có đang nhập khẩu vào Hoa Kỳ với số lượng hoặc trong hoàn cảnh mà làm suy yếu an ninh quốc gia (national security) của Hoa Kỳ hay không.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra với sản phẩm thép nhập khẩu

Mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 của Hoa Kỳ quy định về việc Tổng thống Hoa Kỳ có thể áp dụng biện pháp hạn chế đối với hàng nhập khẩu (restrictions on imports) vì lý do an ninh quốc gia. Mặc dù có một số điểm tương đồng, nhưng khác với vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, trong vụ việc điều tra theo mục 232, bên cạnh việc đánh giá, xem xét các yếu tố về lượng nhập khẩu, tác động tới ngành sản xuất nội địa, thiệt hại của ngành sản xuất nội địa… (tương tự trong một vụ việc điều tra tự vệ thông thường), cơ quan điều tra còn cần xem xét, đánh giá tác động ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đó tới an ninh quốc gia.

Mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại 1962 là một công cụ pháp luật hiếm khi được Hoa Kỳ sử dụng, số vụ việc trong quá khứ cũng rất ít, và hầu hết các vụ việc điều tra theo quy định tại mục 232 đều có kết luận là không áp dụng biện pháp. Vụ việc điều tra theo quy định tại mục 232 gần đây nhất của Hoa Kỳ là với quặng sắt hoặc các sản phẩm thép bán thành phẩm vào năm 2001, trong vụ việc này, DOC đã kết luận rằng không có chứng cứ chứng tỏ rằng sản phẩm bị điều tra đe dọa đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Lần gần nhất Hoa Kỳ áp dụng biện pháp theo Mục 232 là vào năm 1975 khi Tổng thống Gerald Ford áp phí đối với xăng nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng dầu vào giữa những năm 70. Tổng thống Richard Nixon cũng sử dụng công cụ này để áp chương trình phụ thu 10% cho tất cả các mặt hàng (across-the-board).

Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ông Wilbur Ross cho rằng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp hiện tại áp dụng với sắt thép nhập khẩu chỉ hỗ trợ được rất ít cho ngành sản xuất của Hoa Kỳ, và vụ việc điều tra theo quy định tại mục 232 với phạm vi sản phẩm điều tra rộng, áp dụng với nhiều nước sẽ mang lại giải pháp toàn diện hơn để giải quyết vấn đề này.

Trong thông cáo gửi DOC liên quan đến vụ việc vào ngày 20/4/2017 (chỉ một ngày sau khi vụ việc được khởi xướng), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhấn mạnh cả thị trường thép Hoa Kỳ và thị trường thép toàn cầu đều đang bị bóp méo do dư thừa công suất mà việc dư thừa này chủ yếu là do hệ quả của trợ cấp của chính phủ nước ngoài và các hoạt động không công bằng khác và đã gây ra sự giảm giá mạnh trong ngành thép. Hoa Kỳ đã áp dụng hơn 150 lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm thép, nhưng cũng không làm giảm đáng kể ảnh hưởng tiêu cực của hàng nhập khẩu với ngành sản xuất thép của Hoa Kỳ. Thông cáo của Tổng thống Trump không tập trung vào một nước cụ thể nhưng theo thông tin từ trang tin Law360, bất kỳ mức thuế mới nào với thép chắc chắn sẽ ngăn cản nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn đã bị Hoa Kỳ, EU và các nước khác bày tỏ quan điểm phản đối mạnh mẽ vì gây ra tình trạng dư thừa công suất.

Trang tin Law360 đánh giá việc Tổng thống Trump tái khởi động việc điều tra theo quy định tại mục 232 nằm trong chuỗi các hành động toàn ngành nhằm đối phó với thép nhập khẩu trong vòng 02 năm trở lại đây, trong đó có hàng loạt các vụ việc phòng vệ thương mại và vụ việc Tập đoàn Thép Hoa Kỳ kiện các nhà sản xuất thép Trung Quốc vào giữa năm 2016 về hành vi ấn định giá bất hợp pháp, lẩn tránh thuế và ăn cắp bí mật thương mại theo Mục 337 của Đạo luật Thuế quan 1930 (về các hành vi thương mại không công bằng trong nhập khẩu). Việc điều tra này được cho là bắt nguồn từ sắc lệnh “Buy American, Hire American” nhằm bảo vệ sức mua quốc gia và lực lượng lao động có tay nghề cao của Hoa Kỳ khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài. Vụ việc này được đánh giá là có thể dẫn tới việc áp thuế cao đối với ngành thép trong bối cảnh chính quyền Hoa Kỳ đã liên tục nhắc tới việc tăng cường các hoạt động thực thi thương mại vốn đã rất mạnh mẽ. Trong những ngày đầu nhậm chức, Tổng thống Trump đã đưa ra các biện pháp để bảo hộ cho ngành thép thông qua việc sử dụng những quy định linh hoạt trong luật thương mại Hoa Kỳ để làm tăng mức thuế.

Một số thông tin chung về vụ việc

Cụ thể, sản phẩm bị điều tra: thép cán phẳng, thép dài, ống thép, các sản phẩm bán thành phẩm, sản phẩm không gỉ, và hợp kim thép đặc biệt mà đòi hỏi kỹ năng sản xuất không giống thường lệ và được sử dụng để chế tạo áo giáp, động cơ, thuyền, máy bay và cơ sở hạ tầng. Phạm vi sản phẩm này có thể được DOC tiếp tục điều chỉnh. Trong thông báo khởi xướng không định nghĩa “thép” hoặc những sản phẩm/ngành thuộc phạm vi điều tra, điều này cho thấy là dự kiến sẽ có một định nghĩa rất rộng sau khi DOC nhận được hàng loạt các bình luận của các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ.

Trong trường hợp DOC ra kết luận cần thiết phải áp dụng biện pháp với thép nhập khẩu, Tổng thống có quyền ra quyết định “điều chỉnh sự nhập khẩu” thép, bao gồm việc thay đổi mức thuế và hình thức thuế nhập khẩu với thép mà không có giới hạn rõ ràng, và giới hạn hoặc hạn chế nhập khẩu thép. Mục 232 cung cấp cho cơ quan chính quyền Hoa Kỳ một thẩm quyền rộng để ra quyết định vì không quy định rõ về thế nào là nguy cơ an ninh quốc gia, không có giới hạn về bản chất của khoản thuế sẽ được áp, không có quy định rõ ràng về thời gian áp dụng biện pháp, mà chỉ có quy định cho phép Tổng thống có thể chấm dứt biện pháp bất cứ lúc nào, một phần hoặc toàn bộ.

Bất kỳ bên có liên quan nào có thể yêu cầu tiến hành điều tra theo Mục 232, tuy nhiên theo ông Ross, DOC đã tự tiến hành khởi xướng vụ việc. Động thái này bắt nguồn từ lời hứa của Bộ trưởng DOC về việc sẽ khiến cho Bộ này hoạt động tích cực hơn trên mặt trận thực thi thương mại.

Theo quy định, DOC sẽ phải ra kết luận điều tra trong vòng 270 ngày kể từ ngày khởi xướng. Tuy nhiên, ông Wilbur Ross cho biết vụ việc có thể tiến hành nhanh hơn so với thông thường, do DOC đã nắm trong tay rất nhiều dữ liệu liên quan đến sản phẩm thép từ các vụ việc trong quá khứ, thêm vào đó, Tổng thống Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi các cơ quan đẩy nhanh tiến trình của vụ việc trong Thông cáo gửi DOC ngày 20/ 4 đã nêu ở trên. Sau khi việc rà soát của DOC đã hoàn thành, Tổng thống có 90 ngày để quyết định chấp nhận hay từ chối kiến nghị của DOC.

Theo lịch trình dự kiến ban đầu, DOC có thể tổ chức phiên điều trần công khai vào cuối tháng 9/2017. Tuy nhiên, DOC đã thông báo trên Công báo liên bang về việc sẽ tổ chức phiên điều trần vào ngày 24/5/2017 tại trụ sở DOC, Washington, D.C. Các bên có liên quan muốn tham gia phiên điều trần phải gửi yêu cầu bằng văn bản có kèm theo bản đệ trình nội dung dự kiến phát biểu tại phiên điều trần tới DOC trước ngày 17/5/2017 (việc tham gia bên điều trần là có giới hạn, không phải tất cả các bên đăng ký đều có quyền tham gia). Bên cạnh đó, các bên liên quan (bao gồm cả các bên không được tham gia phiên điều trần) được phép cung cấp các bình luận, số liệu, phân tích và các thông tin khác liên quan đến cuộc điều tra bằng văn bản cho DOC muộn nhất vào ngày 31/5/2017. Do đó, dự kiến mức thuế/hạnh ngạch trong vụ điều tra này có thể được áp sớm nhất là vào cuối tháng 6.

Cục Quản lý Cạnh tranh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Tin mới nhất

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với  cuối năm 2023

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.
Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động