Bộ Công Thương- Quyết liệt các giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng

ĐT

ĐT

6 tháng cuối năm, Bộ Công Thương sẽ quyết liệt thực hiện các giải pháp để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả năm 2017. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm tăng trên 8%, giá trị gia tăng của ngành tăng trên 7%; kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt khoảng 200 tỷ USD, tăng trên 13% so với cùng kỳ.

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải - người phát ngôn của Bộ Công Thương - tại cuộc họp báo thường kỳ về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế… tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017.

Bộ Công Thương- Quyết liệt các giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Xuất khẩu 6 tháng đầu năm duy trì mức tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp- Tín hiệu vui từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành (IIP) 6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục có tăng trưởng, 6T/2017 tăng 6,2%. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016 (6T/2016 tăng 7,2%), do ngành khai khoáng sụt giảm (giảm 8,2% so cùng kỳ 2016), ngành điện có mức tăng thấp... Đáng ghi nhận về mức tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 10,5% (cùng kỳ 6T/2016 tăng 10,2%). Trong bối cảnh ngành khai khoáng giảm, nhóm ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng, có thể khẳng định đây là tín hiệu rất đáng mừng, là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp.

Sản xuất và phân phối điện 6T/2017 tăng ở mức 8%, (6T/2016 tăng 11,2). Nguyên nhân do điện thương phẩm cho nhóm quản lý và điện sinh hoạt của dân cư tăng ở mức thấp, chỉ đạt 3,73% (trong khi cùng kỳ 6T/2016 tăng 10,6%, cả năm 2016 tăng là 9,2%); nhưng, điện thương phẩm cho nhóm công nghiệp - xây dựng 6T/2017 vẫn tăng ở mức cao 11,8% (6T/2016 tăng 10,4%, cả năm 2016 tăng 11%).

Xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng cao

Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2016, KNXK 6T/2017 đạt 97,7 tỷ USD, tăng 18,8% so cùng kỳ (6T/2016 chỉ tăng 5,9%), việc xuất khẩu có mức tăng trưởng cao, một mặt do giá các mặt hàng xuất khẩu tăng (nhóm nhiên liệu và nông sản...), bên cạnh đó một số nhóm hàng xuất khẩu đạt tăng trưởng về lượng (công nghiệp chế biến chế tạo, khoáng sản...).

Tính đến hết tháng 6/2017, có đến 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu ở mức trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (điện tử, điện thoại và linh kiện, dệt may, da giày).

Nhiều mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng cao, tăng 19,1% so cùng kỳ, ước đạt 78,56 tỷ USD. Trong đó: Ghi nhận sự tăng trưởng cao và ổn định của các ngành nhóm ngành có quy mô xuất khẩu lớn như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 45,8%; Điện thoại các loại và linh kiện tăng 14,9%; Giầy dép các loại tăng 12,2%…

Xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản 6T/2017 có mức tăng 16,7%, ước đạt 12,1 tỷ USD, trong đó nổi bật là sự tăng trưởng cao của nhóm rau quả (tăng 43,5%), thủy sản (tăng 16,7).

Thị trường xuất khẩu tiếp tục được duy trì và mở rộng, trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương (trừ thị trường châu Phi), đặc biệt tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như xuất khẩu sang ASEAN tăng 27,7%; Hàn Quốc tăng 28,6%, Trung Quốc tăng 42,9%; Nga tăng 34,4%.

Tuy nhiên, trên thực tế, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng xuất khẩu chủ đạo (chiếm 72,1% Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) và có mức tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp trong nước, tăng 20,4% (kể cả XK dầu thô).

Nhập khẩu máy móc phục vụ sản xuất tăng mạnh

Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng 2017 đạt 100,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu khối doanh nghiệp trong nước đạt 39,8 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 60,66 tỷ USD, tăng 28,4%.

Tuy kim ngạch nhập khẩu có mức tăng cao nhưng tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần nhập khẩu, gồm máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu. KNNK của nhóm cần nhập khẩu đạt 89,7 tỷ USD, chiếm 89,2% tổng KNNK, tăng 25,5% so với cùng kỳ.

Thị trường nhập khẩu tăng cao từ các quốc gia có trình độ công nghệ cao như: nhập từ Hoa Kỳ ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 24,2% so cùng kỳ; Nhập khẩu tiếp tục tăng từ khu vực thị trường châu Á (tăng 23,8%); đặc biệt là mức tăng cao kỷ lục từ thị trường Hàn Quốc (51,3%), do nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy Samsung.

Đáng chú ý, nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng đối với một số mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu với KNNK đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ; là sự tăng cao của mặt hàng rau quả, với KNNK đạt 636 triệu USD (tăng 81,7%); sắt thép phế liệu đạt 583 triệu USD, tăng 59,4%; xe máy và linh kiện phụ tùng, tăng 14,3%.

Nhập siêu được kiềm chế

Nhập siêu được kiềm chế ở mức 2,8%- vẫn đang thấp hơn chỉ tiêu do Quốc hội thông qua), tính chung 6 tháng 2017 nhập siêu cả nước ước đạt 2,78 tỷ USD, chiếm 2,8% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập siêu trong 6 tháng là chủ yếu do các nguyên nhân: Nhập khẩu phục vụ các dự án sản xuất tăng (gồm các dự án điện, Nhà máy sam sung...); Theo thông lệ hàng năm thì xuất khẩu bắt đầu từ tháng 6 trở đi mới vào chu kỳ tăng trưởng, đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch lớn như đồ gỗ, dệt may, giày dép... nên thời gian trước đó các doanh nghiệp tập trung nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc... để sản xuất các đơn hàng xuất khẩu; Mặt bằng giá thế giới đang có xu hướng tăng (giá dầu tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, kéo theo đó là sự tăng giá nhập khẩu của nhiều mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cơ bản như xăng dầu, khí đốt, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu...).

Thị trường trong nước ổn định

Thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân khá bình ổn, nguồn cung hàng hóa khá dồi dào, phong phú và đa dạng.

Sức mua trên thị trường đang phục hồi tốt, tổng mức bán lẻ hàng hóa 6T/2017 đạt 1.924.124 tỷ đồng, tăng 10,16% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó các nhóm chính là lương thực, thực phẩm và lưu trú ăn uống có mức tăng cao lần lượt 10,2% và 12%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6T/2017 tăng khoảng 8,4%, đây là mức tăng khá tốt và ổn định trong thời gian dài (từ năm 2011 đến 2016 thường giao động mức tăng quanh 4,8-7,6%).

Bộ Công Thương cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo lực lượng quản lý thị, Sở Công Thương các tỉnh Thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh và tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Về kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường: Ước thực hiện 6T/2017: lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra trên 97.250 vụ; phát hiện, xử lý 46.135 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách trên 251,4 tỷ đồng.

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, Ban ngành có liên quan đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế về kinh tế, tham gia các Hội nghị trong khu vực cũng như các nhóm rà soát pháp lý trong khuôn khổ các Hiệp định FTA; Chủ trì báo cáo Bộ Chính trị phương án ứng phó phù hợp của Việt Nam khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp định TPP; Chủ trì Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23); Phối hợp với Bộ Ngoại giao chuẩn bị tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thúc đẩy việc xây dựng các Kế hoạch làm việc chiến lược thực hiện Lộ trình tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) tới năm 2025; Triển khai các biện pháp để tiếp tục hội nhập kinh tế trong ASEAN cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực thông qua ASEAN, đặc biệt là đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ động phối hợp chặt chẽ cùng các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương về các cam kết hội nhập quốc tế nhằm nâng cao khả năng tận dụng các cơ hội mà hội nhập mang lại...

Tích cực cải cách hành chính

Tính đến hết quý II năm 2016, Bộ Công Thương đã đơn giản hóa 10 thủ tục hành chính (TTHC), đã trình Chính phủ 04 dự thảo Nghị định và trình Thủ tướng Chính phủ 01 dự thảo Quyết định đề xuất đơn giản hóa 41 TTHC. Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương đã tập hợp toàn bộ 157 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 hiện có của Bộ.

Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Bộ Công Thương đã kết nối 05 thủ tục hành chính với Cơ chế một cửa quốc gia bao gồm: Cấp Giấy phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, cấp Giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, cấp Giấy phép nhập khẩu tự động mô-tô phân khối lớn, cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô.

Bộ Công Thương đã áp dụng Hệ thống quản lý văn bản điện tử được 01 năm, việc tiếp nhận và ban hành văn bản được đảm bảo luân chuyển tới các đơn vị thuộc Bộ để xử lý theo đúng quy trình, đảm bảo 100% hồ sơ, yêu cầu của các tổ chức, cá nhân được xử lý và giải quyết đúng quy định. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua các dịch vụ bưu chính công ích.

Quyết liệt công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Bộ Công Thương rất chủ động và tích cực trong công tác cổ phần hóa theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (đôn đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam hoàn thành việc định giá và hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan để thực hiện việc chào bán đấu giá Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam; Tổng công ty Thuốc lá khẩn trương hoàn thành việc quyết toán thuế báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên và Công ty mẹ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để tiếp tục cổ phần hóa trong năm 2017...)

Bộ Công Thương cũng đã hoàn thành việc thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017-2020 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ, hiện nay đang tiếp tục tiếp thu ý kiến để hoàn thiện Đề án. Đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đang thẩm định và lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ.

Đối với Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sabeco, Habeco thực hiện thoái vốn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến nay Sabeco và Habeco đã hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Bộ Công Thương đang chỉ đạo Sabeco và Habeco tiếp tục thực hiện phương án thoái vốn nhà nước có báo cáo để Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (Hiện nay Sabeco và Habeco đang thực hiện các thủ tục để thoái vốn nhà nước theo quy định của pháp luật).

Đã thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam. Đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP, Công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp, Công ty cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương, Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam, Công ty cổ phần Nông thổ sản Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư Xây lắp và Vật liệu xây dựng, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này chuẩn bị hồ sơ để bàn giao quyền chủ sở hữu vốn nhà nước cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 9091/VPCP-ĐMDN ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, dự kiến chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm tăng trên 8%, giá trị gia tăng của ngành tăng trên 7%.

Đối với nhóm ngành khai khoáng, dự báo chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành khai khoáng bằng 92,9% so với năm 2016 và giá trị gia tăng (VA) của nhóm bằng khoảng 92% so với năm 2016.

Đối với nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo: Dự kiến sản xuất các nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo sẽ đạt mức kế hoạch đề ra, tính chung chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo năm 2017 sẽ tăng khoảng 12-12,5%.

Đối với nhóm ngành sản xuất và phân phối điện: Ngành phấn đấu đạt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2017 của ngành tăng khoảng 11,5%, giá trị gia tăng (VA) của ngành tăng khoảng 11,5%.

Dự báo, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt khoảng 200 tỷ USD, tăng trên 13% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7-8%). Nhập khẩu năm 2017 dự báo đạt 205 tỷ USD, tăng trên 17% so với cùng kỳ. Nhập siêu dự tính khoảng 5 tỷ USD, bằng khoảng 2,5% kim ngạch xuất khẩu (thấp hơn mức do Quốc hội giao là 3,5%).

Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm 2017 đạt khoảng 3.881 nghìn tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm 2016, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Tại buổi họp báo, Người phát ngôn Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và đại diện các Đơn vị thuộc Bộ đã trực tiếp giải đáp nhiều vấn đề “nóng” được các cơ quan báo chí quan tâm như: thoái vốn, tái cơ cấu, cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ; xử lý 12 dự án thua lỗ; “giải cứu” thịt lợn…

Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời được quan tâm tại cuộc họp báo:

Phóng viên Phan Thu- Báo Hải quan:

1. Thời gian qua, công tác thoái vốn, cổ phần hóa của Bộ Công Thương được thực hiện như thế nào và đạt kết quả ra sao? Trong quá trình thực hiện, Bộ Công Thương gặp khó khăn gì?

2. Bộ Công Thương có 4 Tập đoàn phải trình đề án tái cơ cấu là EVN, PVN, TKV và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Hiện nay, mới có đề án của EVN được phê duyệt, đề án của PVN đang được Văn phòng Chính phủ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ. Vậy 2 tập đoàn còn lại đã có đề án chưa?

3. Thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn là vấn đề rất nhiều người đặt ra. Để hạn chế tình trạng này trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, Bộ Công Thương có biện pháp gì?

Bà Nguyễn Thị Hoa - Phó Vụ trưởng, Thường trực Ban đổi mới doanh nghiệp - Bộ Công Thương:

1. Hiện nay, quy trình thoái vốn Nhà nước được thực hiện theo các bước, quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP về Đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Thông báo 281, theo đó các DN thực hiện thoái vốn theo 4 nguyên tắc: công khai minh bạch, bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, chống tiêu cực, lợi ích nhóm; thứ hai, đúng quy luật thị trường, hiệu quả, ổn định thị trường chứng khoán; thứ ba, tuân thủ đúng quy định pháp luật về DN, thị trường chứng khoán và nguyên tắc quốc tế; thứ tư, khẩn trương triển khai để đạt hiệu quả cao nhất về thoái vốn Nhà nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện tại các DN do Bộ Công Thương phụ trách, Bộ Công Thương luôn chỉ đạo các doanh nghiệp tuân thủ theo đúng các văn bản chỉ đạo được đưa ra. Trên các nguyên tắc như vậy, việc thoái vốn Nhà nước luôn thực hiện theo đúng các quy trình rất chặt chẽ thông qua đấu giá công khai và đảm bảo thu hồi lợi ích cao nhất cho Nhà nước.

2. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác cổ phần hóa và thoái vốn, Bộ Công Thương luôn tích cực, chủ động hỗ trợ các DN thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn theo đúng quy định hiện hành. Đến nay, công tác thoái vốn và cổ phần hóa các đơn vị thuộc Bộ đã đạt được một số kết quả:

Thứ nhất, Bộ đã tổ chức quán triệt, thực hiện theo Quyết định 58 và Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước và danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2017 - 2020.

Thứ hai, trên cơ sở Quyết định 58, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đã xây dựng kế hoạch đổi mới, sắp xếp DN và thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, chúng tôi đã xây dựng danh mục DN Nhà nước thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn từng năm, giai đoạn 2017 - 2020. Trên cơ sở kế hoạch, lộ trình xác định, chúng tôi đã đưa ra lộ trình, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của từng DN, kế hoạch thoái vốn tại các DN cổ phần hóa và Bộ Công Thương đã thẩm định và trình Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Thứ ba, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các bộ phận đại diện vốn Nhà nước tại các DN cổ phần hóa của Bộ Công Thương làm chủ vốn chủ sở hữu thực hiện rà soát các tiêu chí. Trên cơ sở tiêu chí phân loại DN Nhà nước là Quyết định 58, chúng tôi đã rà soát các đơn vị yêu cầu xây dựng kế hoạch thoái vốn Nhà nước trong giai đoạn 2017 - 2020.

Điều đặc biệt là Bộ đã thành công chuyển một số đơn vị, DNNN chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Đa dạng hóa cổ đông là các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, từ đó tăng cường công tác quản trị và công nghệ để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đó tối đa hóa lợi nhuận và tạo sự minh bạch trong kinh doanh, từ đó tăng hiệu quả vốn Nhà nước nhằm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước.

Tuy nhiên, thời gian qua, chúng tôi đã gặp một số khó khăn, vướng mắc: Thứ nhất, quá trình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật đã bộc lộ nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa. Thứ hai, các DN do Bộ quản lý phần lớn là các Tập đoàn, Tổng công ty có quy mô lớn, vốn lớn và tài sản lớn, địa bàn rộng. Các vấn đề liên quan đất đai và các dự án đầu tư dở dang khi xác định giá trị doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến tiến độ. Thời gian thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp dài và cần yêu cầu sự phối kết hợp các Bộ ngành, địa phương.

3. Liên quan đến việc thẩm định các đề án tái cơ cấu của các Tập đoàn thuộc Bộ Công Thương, Bộ Công Thương có nhiệm vụ trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/5. Hiện tại, Bộ đã trình 3 đề án: EVN, PVN, Vinachem. Hiện nay đề án của EVN đã được phê duyệt. Còn đề án của TKV, Bộ đang hoàn thiện, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong thời gian tới.

Làm rõ thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết:

1. Trong 4 Đề án tái cơ cấu phải trình Chính phủ, Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã trình Chính phủ và đang trong quá trình thẩm định, hoàn thiện Đề án; Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cũng đã trình Chính phủ từ ngày 14/06/2017 và Vinachem cũng đang tiếp thu ý kiến của các cơ quan chức năng để hoàn thiện Đề án; Còn về Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), một mặt do đây là một Tập đoàn kinh tế lớn; mặt khác, Tập đoàn sử dụng một lượng rất lớn lao động, mà chủ yếu là lao động phổ thông (Toàn ngành Than hiện có 110.000 lao động, đi cùng với đó là gia đình, vợ con của những người công nhân này, khiến cho tổng số người bị ảnh hưởng có thể lên đến con số 500.000 - 800.000 người).

Vì vậy, việc xây dựng Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chúng ta rất cần có thời gian để tính toán kỹ lưỡng các yếu tố để giảm thiểu ảnh hưởng từ việc tái cơ cấu Tập đoàn. Về phía Bộ Công Thương, chúng tôi đã yêu cầu TKV, Tổng cục Năng lượng và các đơn vị chức năng của Bộ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan… cố gắng hoàn thành sớm nhất Đề án trình Chính phủ trên quan điểm phát triển ngành Than trong bối cảnh chi phí khai thác than ngày càng lớn dẫn đến giá thành than cao, tuy nhiên, cũng phải tính đến vấn đề công ăn việc làm cho người lao động đang làm việc trong ngành…

Về câu hỏi của phóng viên liên quan đến giải pháp để tránh thất thoát tài sản trong công tác cổ phần hóa, thì điều quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, thực hiện theo đúng quy định hiện hành và cần có sự giám sát chặt chẽ của các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan chức năng.

Trả lời câu hỏi, việc thoái vốn khỏi Habeco, Sabeco hiện được Bộ Công Thương triển khai ra sao? Ông Bùi Trường Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ trả lời:

Việc thoái vốn nhà nước tại Habeco và Sabeco đang được Bộ Công Thương tích cực triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo “công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và chống lợi ích nhóm”.

Các công việc triển khai đến thời điểm hiện tại và tiến độ triển khai tiếp theo:

Đối với việc thoái vốn tại Habeco: Habeco đã ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn giải pháp và thực hiện thoái vốn với đơn vị tư vấn được chọn theo hình thức đấu thầu rộng rãi là Liên danh Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) - Công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC). Đơn vị tư vấn đang hoàn thiện Tờ trình phương án thoái vốn để trình Bộ Công Thương trong tuần tới.

Đối với việc thoái vốn tại Sabeco: Sabeco đã ký hợp đồng với tư vấn giải pháp và thực hiện thoái vốn với đơn vị tư vấn được chọn theo hình thức đấu thầu rộng rãi là Liên danh công ty CP Chứng khoán Bảo Việt - Công ty TNHH Earstn & Young Việt Nam - Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam, đang xây dựng phương án thoái vốn và dự kiến trình Bộ Công Thương phương án thoái vốn trước ngày 31/7/2017.

Sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về phương án thoái vốn, Bộ Công Thương sẽ triển khai các bước bán vốn Nhà nước tại Habeco và Sabeco theo quy định pháp luật, dự kiến sẽ thực hiện việc bán phần vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp này trong năm 2017.

Liên quan đến 12 dự án của ngành Công Thương thua lỗ và tiến độ xử lý các dự án này, ông Dương Duy Hưng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch:

Nghị quyết số 33 của Quốc hội khóa 14 tại kỳ họp thứ 2 có giao cho Chính phủ tập trung rà soát đánh giá để xem xét cụ thể những khó khăn vướng mắc ở một số dự án thua lỗ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương, từ đó đưa ra giải pháp để xử lý. Ngay lập tức, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập một ban chỉ đạo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là Trưởng ban. Trong đó, có đại diện của lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo của một số Bộ ngành cơ quan có liên quan để tham gia kiểm tra. Như vậy, trên cơ sở đó không dừng lại 5 dự án ban đầu mà Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ báo cáo ở kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14.

Ban chỉ đạo đã xác định có 12 dự án của ngành Công Thương cần được xem xét, gồm 4 nhà máy sản xuất phân bón: Đạm Hà Bắc, đạm Ninh Bình, DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai; 2 dự án sản xuất thép: Nhà máy Thép Việt Trung, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên; Công ty đóng tàu Dung Quất, Dự án sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dự án bột giấy Phương Nam, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất, Bình Phước và Nhà máy sản xuất sơ sợi Đình Vũ- PVTex.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất khẩn trương. Tháng 12/2016 đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo. Quá trình chỉ đạo triển khai xử lý đối với 12 dự án này được trực tiếp Phó Thủ tướng- Trưởng Ban chỉ đạo Vương Đình Huệ làm rất quyết liệt. Qua hơn 7 tháng đã đạt được kết quả tích cực.

Từ 17/12/2016 đến 16/01/2017, trong vòng 1 tháng, Ban chỉ đạo đã làm việc với 9/12 dự án, với từng Giám đốc, quản đốc phân xưởng... để nắm được tình hình, cùng với các Bộ, ngành, địa phương liên quan để có chỉ đạo, xử lý. Từ đó đến nay, có gần 200 văn bản chỉ đạo rất sát đối với từng vấn đề, từng dự án.

Đến thời điểm này, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một số dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã có chuyển biến ban đầu rất tốt, đặc biệt là nhóm dự án 4 nhà máy phân bón, đã đi vào sản xuất trở lại, có hiệu quả. Hai nhà máy sản xuất thép cũng có chuyển biến tích cực. Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã lên phương án tổ chức bán đấu giá toàn bộ tài sản, hàng tồn kho theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Thời gian tới vẫn còn nhiều vấn đề cần triển khai. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo đã họp giao nhiệm vụ. Nguyên tắc chỉ đạo đầu tiên của Thủ tướng cũng như của Ban chỉ đạo là rất khẩn trương tìm mọi cách làm cho các dự án tốt lên và xử lý triệt để những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc. Các phương án có thể thoái vốn, cách này hoặc cách khác để khởi động, nhưng trước hết phải có hiệu quả hơn. Nguyên tắc thứ hai là ngay lập tức các Tập đoàn, Tổng công ty, các chủ đầu tư, Nhà máy của các Dự án phải nâng cao hiệu quả quản trị, tiết giảm chi phí, tối ưu hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này Bộ Công Thương đã có chỉ đạo trực tiếp và rất sát sao. Quan điểm của Bộ Công Thương, các dự án trên sẽ tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt, giải quyết hết tồn đọng, đảm bảo đúng nguyên tắc và mục tiêu là làm cho các dự án này tốt lên trước khi xem xét thoái vốn hay bán vốn Nhà nước.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Thủ tướng Chính phủ, của Thường trực Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo... theo đúng các tiêu chí, mục tiêu đặt ra. Theo lộ trình như vậy, trong tháng 7 Bộ Công Thương sẽ có phương án trình Ban Chỉ đạo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ về các phương án xử lý triệt để các dự án.

Phóng viên Thanh Thúy Hà- Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam:

Đâu là nguyên nhân xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm? Và theo dự báo từ Cục Xuất nhập khẩu thì kim ngạch xuất nhập khẩu 2017 có thể đạt khoảng 200 tỷ USD, điều này cần các giải pháp gì từ Bộ?

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, tình hình XK 6 tháng đầu năm 2017 đã đạt thành tích tốt, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây. Điều đó cũng phản ánh sức sản xuất của các doanh nghiệp trong nước hiện nay có đà tăng trưởng tốt.

Trước hết, hoạt động XK tập trung ở 3 nhóm chính: XK nhóm hàng về công nghiệp – nông sản – nhiên liệu khoáng sản. Trước đây, nhóm hàng khoáng sản đóng vai trò chính, đặc biệt là mặt hàng dầu thô. Tuy nhiên, những năm gần đây, định hướng XK là giảm tỷ trọng mặt hàng nhiên liệu khoáng sản và tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp. Cho đến nay, định hướng này đang được thực hiện tốt. Tỷ trọng hàng công nghiệp đã tăng lên, chiếm hơn 80%. Mặt hàng nông sản chiếm khoảng 12% – 15% tùy từng thời kỳ. Nhóm hàng nhiên liệu - khoáng sản chỉ còn khoảng 2-5%.

Nhóm hàng công nghiệp có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI- chiếm 72% hoạt động XK của chúng ta thời gian qua.

Tuy nhiên, hiện nay, đa phần các mặt hàng công nghiệp chủ lực của nước ta như: điện tử, da giầy, dệt may… vẫn đang ở khâu có giá trị thấp trong chuỗi giá trị chung. Chúng ta làm gia công. Gia công ở thành phẩm cuối cùng, trong khi đó, các khâu có giá trị cao như: thiết kế, phân phối, logistics, thương hiệu… thì chúng ta lại chưa làm chủ được. Đây là điểm cần có hướng khắc phục trong thời gian tới.

Ngoài ra, cần xây dựng công nghiệp hỗ trợ đầy đủ cho các ngành công nghiệp khác như: điện tử, ô tô, dệt may, da giầy… vì chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy, mới nâng được giá trị gia tăng làm ra tại Việt Nam. Mặt khác, khi thị trường nhập khẩu biến động, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cũng ít bị ảnh hưởng.

Đối với sản phẩm nông sản, trong những năm gần đây, diễn biến thời tiết rất bất lợi với Việt Nam, thể hiện qua lượng nước trên các sông chính, đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long là rất thấp, thậm chí không có lũ, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp, đồng thời gây hiệu ứng về xâm nhập mặn. Điều này đã ảnh hưởng đến nông nghiệp ĐBSCL – khu vực sản xuất nông nghiệp chính của cả nước. Biến đổi khí hậu gây ra nguy cơ mất ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu mới chỉ là sản phẩm thô, chưa có hàm lượng chế biến cao, chưa xây dựng được thương hiệu nông sản, đó là điểm bất cập.

Vừa qua, Quốc hội cũng đã ban hành Luật Quản lý ngoại thương – đây là công cụ để đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Luật do Quốc hội ban hành, các văn bản hướng dẫn luật sẽ được Bộ Công Thương cùng các ban ngành triển khai hướng dẫn trong thời gian tới.

Nhiệm vụ trọng tâm từ giờ đến hết năm là sẽ thực hiện hoàn thành các văn bản pháp lý hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương. Cùng với đó tập trung điều hành tháo gỡ khó khăn của thị trường, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực.

Tiếp tục thúc đẩy đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do. Hiện nay chúng ta có nhiều hiệp định đang ở giai đoạn gấp rút hoàn thiện: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Với RCEP, các nước đang tích cực thúc đẩy đàm phán. Với FTA Việt Nam – EU hiện đã hoàn thành rà soát pháp lý nhưng chưa ký kết. Thời gian tới sẽ thúc đẩy EU để sớm ký kết Hiệp định này.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt công tác tìm hiểu thị trường, xây dựng thương hiệu. Hoạt động quản lý nhập khẩu phải có đổi mới. Một trong số đó là đẩy mạnh biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với luật pháp trong nước và quốc tế.

Chúng ta cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước. Trong xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, các nước đều đặt ra những tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe. Việc phổ biến, hướng dẫn để doanh nghiệp đáp ứng, vượt qua được các hàng rào kỹ thuật là vô cùng cấp thiết.

Liên quan đến quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với những vi phạm, khuyết điểm của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (tháng 01/2004 - 5/2010). Người phát ngôn Bộ Công Thương cho biết:

Tại kỳ họp thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã có kết luận về một số nội dung liên quan đến Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (thông tin này cũng đã được đăng tải trên một số báo). Chiều hôm qua (13/7), UBKTTW đã họp với Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương và thông báo công bố kết luận của UBKTTW tại kỳ họp thứ 15. Theo đó, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa có một số vi phạm, khuyết điểm trong thời kỳ từ tháng 01/2004 - 5/2010, khi Thứ trưởng giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang và sau đó là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang. Theo kết luận của UBKTTW những vi phạm, khuyết điểm của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.

Thực hiện kết luận của UBKTTW, hiện nay Ban Cán sự Đảng, Đảng bộ Cơ quan Bộ Công Thương, Chi bộ nơi Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sinh hoạt đảng và cá nhân Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đang thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của UBKTTW và các quy định khác liên quan để thực hiện kết luận của UBKTTW. Sau này, kết quả xử lý như thế nào chúng tôi sẽ chuyển tới các cơ quan báo chí quan tâm.

Về vấn đề tiêu thụ than giữa Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản (TKV) và Tập đoàn Điện lực (EVN). EVN đề nghị giảm mua của TKV 2 triệu tấn than, TKV kêu sẽ khó khăn vì than tồn rất lớn? Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời:

Bộ Công Thương, cùng các Bộ và các cơ quan chức năng liên quan đã có nhiều buổi làm việc trực tiếp với Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với quan điểm chung là vừa đảm bảo các nguyên tắc về thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, vừa phải đảm bảo đúng định hướng, chiến lược phát triển ngành năng lượng quan trọng của đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đối với EVN thì than là đầu vào cho sản xuất điện (nhiệt điện), nhưng điện lại là đầu vào và có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất - kinh doanh khác, cũng như hết sức quan trọng đối với đời sống của người dân. Nếu giá điện tăng thì rõ ràng sẽ kéo theo giá cả của các sản phẩm khác, chi tiêu của người dân cũng tăng…Tương tự như vậy, không chỉ ngành điện mà các doanh nghiệp sản xuất phân bón cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi giá than, chỉ tính riêng 4 nhà máy sản xuất phân bón (đây là 4 trong 12 Dự án tồn đọng đang xử lý) thì riêng chi phí than nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón đã chiếm từ 56 đến 60% trên tổng giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một cách khách quan, tổng thể để quan tâm, ưu tiên cho sản xuất trong nước. Vì đối với TKV, ở đây không chỉ đơn thuần là việc sản xuất - kinh doanh mà còn là đời sống của khoảng 110.000 người lao động tại TKV và gia đình, người thân của họ. Đó cũng là một điều quan trọng, đáng được lưu tâm. Do vậy, Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành và các cơ quan chức năng luôn phải dựa trên tinh thần cố gắng hài hòa giữa các nguyên tắc thị trường, lợi ích người lao động và hoạt động hiệu quả của TKV, EVN nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Trả lời câu hỏi về Đề án tái cơ cấu, tinh giản bộ máy của Bộ Công Thương đã thực hiện đến đâu? Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời:

Bộ Công Thương đã thực hiện rất nghiêm túc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã đề xuất, trình Đề án tái cơ cấu của Bộ đến các cấp có thẩm quyền. Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các cơ quan có liên quan (Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp….) tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện Đề án để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Câu hỏi của phóng viên Nguyễn Đức Thành- Báo Lao động về phương án cho phá sản 2 dự án ethanol Phú Thọ và Nhà máy Đóng tàu Dung Quất- dự án có đến 61% tổng số vốn của các cổ đông bên ngoài, Bộ Công Thương cho biết quan điểm và hướng xử lý để giải quyết khó khăn này? Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời:

Thẩm quyền để quyết định cho phá sản 2 Dự án này (là 2 trong số 12 Dự án tồn đọng) không phải là thẩm quyền của Bộ Công Thương, đây là thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Do đó, Bộ Công Thương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng các phương án để xử lý 2 Dự án này (trong đó có cả phương án cho phá sản) và trình các cấp có thẩm quyền, trước hết là báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý 12 Dự án yếu kém, tồn đọng ngành Công Thương.

Khi có ý kiến chỉ đạo và phê duyệt của các cấp có thẩm quyền thì Bộ Công Thương sẽ thực hiện theo đúng các quy định hiện hành (Ví dụ đối với các Công ty cổ phần cũng đã có quy định cụ thể về phá sản, hợp nhất, tăng vốn, giảm vốn… như thế nào).

Phóng viên Hiếu Công- Zing.vn:

1.Việc Trung Quốc gom thịt lợn trở lại làm thị trường diễn biến phức tạp. Bộ Công Thương có dự báo như thế nào về thị trường?

2. Bộ Công Thương nhận định thế nào về việc Uber, Grab liên tục khuyến mại gây mất bình đẳng trong cạnh tranh?

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải:

1. Trong bối cảnh hiện nay, khi việc giải quyết đầu ra cho mặt hàng thịt lợn của người chăn nuôi đang là nhu cầu cấp thiết thì việc thị trường Trung Quốc hay bất cứ thị trường nào có động thái thu mua thịt lợn đều là tín hiệu tốt. Nhưng điều quan trọng ở đây là chúng ta phải xem xét kỹ tín hiệu đó có bền vững hay không; Những tín hiệu đó sẽ ảnh hưởng, tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân, cũng như việc nghiên cứu đề xuất của các cơ quan chức năng để có những cảnh báo, định hướng cho bà con có nên tiếp tục đầu tư vào việc tăng đàn lợn ngay hay không và mức tăng lên như thế nào cho phù hợp? Thực tế vừa qua đã cho thấy, việc tăng đàn nhanh chóng, bất chấp thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương cũng như của các cơ quan chức năng, không quan tâm đến thị trường đầu ra đã dẫn tới hệ lụy là nguồn cung dư thừa và các Bộ, ngành, địa phương… đã phải chung tay “giải cứu thịt lợn”.

Thực tế hiện nay, mặt hàng thịt lợn của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đều thông qua đường tiểu ngạch, vì vậy nếu không xem xét kỹ và có định hướng tốt thì chúng ta lại phải đối mặt với việc giải cứu mặt hàng thịt lợn như thời gian vừa qua. Chính vì thế, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục phối hợp thường xuyên với các Bộ, ngành đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thường xuyên có thông báo, thậm trí là các cảnh báo liên quan đến thị trường tiêu thụ mặt hàng thịt lợn, nhất là thị trường Trung Quốc…

Nhưng, chúng ta cũng phải khẳng định: Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, không chỉ mặt hàng thịt lợn mà nhiều mặt hàng nông sản khác như rau quả của chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa về chất lượng thì mới có thể xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường, mới không phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch.

Hiện nay, mặt hàng thịt lợn của Việt Nam vẫn chưa được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc; mới có thị trường Malaysia và Hồng Kông chúng ta xuất khẩu được, nhưng cũng chỉ là thịt lợn sữa (từ 10 – 15 kg). Như vậy, vấn đề mấu chốt của xuất khẩu mặt hàng thịt lợn trước hết là đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đang phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan thực hiện các bước cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu.

2. Thời gian qua, loại hình taxi Grab, Uber ra đời đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, trước hết về giá cả và thuận tiện. Còn về chất lượng cũng được người tiêu dùng đánh giá tương đối tích cực. Nhưng bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh tại thị trường Việt Nam cũng phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam. Về phía Bộ Công Thương, chúng tôi cũng rất quan tâm hai nội dung: một là, phải có sự cạnh tranh lành mạnh; hai là, phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Vừa qua, một số người tiêu dùng cũng đã có phàn nàn về chất lượng và một số vấn đề thanh quyết toán… đối với loại hình kinh doanh taxi Grab, Uber. Cũng có ý kiến cho rằng liệu có sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa taxi Grab, Uber với taxi truyền thống.

Về các vấn đề này, chúng tôi khẳng định đang và sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng để giám sát theo đúng chức trách, quyền hạn của Bộ Công Thương: Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thứ hai, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh. Cũng cần thông tin thêm, việc taxi Grab và Uber liên tục khuyến mại không có nghĩa là họ vi phạm pháp luật. Các doanh nghiệp có thể tổ chức thực hiện nhiều chương trình khuyến mại nhưng phải dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành. Vì thế, nếu cho rằng liên tục khuyến mại là vi phạm thì cần cân nhắc thận trọng và phải xem xét kỹ từng Chương trình khuyến mại cụ thể mới có thể kết luận chính xác được.

TIN LIÊN QUAN
Bộ Công Thương giải đáp nhiều vấn đề “nóng”
ĐT

Tin mới nhất

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ về nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Ngày 17/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị về việc bàn giao công trình Trạm biến áp 500kV Thuận Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với ông Tony Blair, Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, Chủ tịch Điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 12/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi).

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Ngày 9/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 4 các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Trong chuyến công tác tại Viêng-chăn, Lào từ 6-8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác đã có loạt hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ song phương.
Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Sáng 8/4/2024, tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào đã ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Chiều 3/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm mùa khô 2024.
Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Chiều 29/3, Bộ Công Thương họp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực hiện các dự án điện khí.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta – Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và Tổng giám đốc SIMEST.
Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Canada đánh dấu một bước phát triển mới trong hợp tác thương mại- đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Đối thoại Kinh doanh Việt Nam - Canada là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường, từ đó khai phá tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh.
Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học công nghệ…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Sáng 26/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Bến Tre do bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 21/3, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với bà Diana Elena Mondino - Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam tiếp tục chủ động hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, bền vững.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Singapore còn rất lớn, hai bên đang hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty Intel triển khai hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động