Bình Liêu tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho doanh nghiệp

Ngày 18/9, Hội nghị Công bố các Quy hoạch chiến lược, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp huyện và xúc tiến đầu tư diễn ra tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Nhân dịp này, ông Cao Tường Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Bí thư huyện ủy Bình Liêu đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những tiềm năng, thế mạnh cũng như ưu đãi của địa phương dành cho các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào địa phương này.
Bình Liêu tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho doanh nghiệp
Di tích danh thắng thác Khe Vằn thu hút nhiều du khách

Được đánh giá là một trong những huyện dân tộc, miền núi, biên giới có nhiều tiềm năng, lợi thế để hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, ông có thể chia sẻ những nét chính về tiềm năng của Bình Liêu?

Ông Cao Tường Huy: Bình Liêu là địa phương miền núi, biên giới, dân tộc ở phía Đông Bắc của Tổ quốc; cách thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) 108km; có nhiều tiềm năng để phát triển: 1- Bình Liêu có khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu kinh tế đa ngành; với Cửa khẩu Hoành Mô là cửa khẩu quốc gia. Đây là những điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến đầu tư, phát triển kinh tế biên mậu. Trong Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn các nhà đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn trong việc đầu tư khai thác các ngành nghề, cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. 2- Bình Liêu có tổng diện tích đất tự nhiên 47.510,05ha, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp là 34.683,78ha, chiếm 73% diện tích tự nhiên. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế rừng với các loại cây công nghiệp, cây dược liệu như: Hồi, quế, sở, trẩu, thông, keo, sa mộc, cây dược liệu... phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

Bình Liêu tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho doanh nghiệp

Bình Liêu còn có những đồng cỏ tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc ở quy mô lớn. 3- Bình Liêu được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ; cảnh quan thiên nhiên miền núi tươi đẹp; những thửa ruộng bậc thang, cao nguyên cỏ trù phú, những rừng hồi, rừng quế, rừng sở thơm ngát; vẻ đẹp tự nhiên của Di tích thác Khe Vằn ở xã Húc Động; bãi Đá thần huyền bí ở đỉnh Cao Ba Lanh thuộc xã Đồng Văn; núi Cao Xiêm sừng sững, Di tích lịch sử Đình Lục Nà ở xã Lục Hồn; đường biên giới hùng vỹ và các cột mốc khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc... Đặc biệt, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn vẫn được bảo tồn và phát huy như: Diễn xướng Then của dân tộc Tày, lễ hội Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ; ngày hội “Kiêng gió” với điệu hát Sán Cố của dân tộc Dao, những phiên chợ cuối tuần mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống... Đây là nguồn tài nguyên vô giá để huyện Bình Liêu phát triển du lịch mang bản sắc riêng với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá biên giới, du lịch cộng đồng, tạo sản phẩm du lịch mới cho tỉnh Quảng Ninh.

Tại Hội nghị này, huyện Bình Liêu sẽ công bố các Quy hoạch chiến lược đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều đó, sẽ giúp gì cho Bình Liêu phát huy những tiềm năng, lợi thế để phát triển trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Cao Tường Huy: Huyện Bình Liêu xác định việc công bố các quy hoạch chiến lược đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng Luật Quy hoạch và Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ như: Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 5428/QĐ-UBND ngày 31/12/2014; Quy hoạch Chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 và các quy hoạch khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là việc làm quan trọng trong việc thực hiện “Ba khâu đột phá chiến lược” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đây là định hướng quan trọng đối với sự phát triển của huyện Bình Liêu thời điểm hiện tại và trong thời gian tới.

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện Bình Liêu đã nỗ lực khai thác, phát huy tối đa nội lực, tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những kết quả khả quan: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tốc độ bình quân đạt trên 11%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,76 lần so với nhiệm kỳ trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm tăng 58,41% so với nhiệm kỳ trước; đã phát triển các thương hiệu hàng hóa đặc sản thế mạnh như: Miến dong, mật ong rừng, dầu sở và các loại dược liệu quý hiếm khác. Văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 6,5%/năm. Quốc phòng - an ninh được củng cố, giữ vững; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được tăng cường, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Bình Liêu xác định: Tạo sự đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy vai trò động lực của Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn; tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch để đưa ngành dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 18%/năm, phấn đấu xây dựng huyện Bình Liêu trở thành địa phương dịch vụ nông nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đây sẽ là bước đi đúng hướng nhằm phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện; nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công; thu hút các nhà đầu tư đến địa bàn để đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển hiệu quả, bền vững gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Một số chỉ tiêu huyện Bình Liêu đề ra trong nhiệm kỳ 2015 - 2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 13,9%/năm; tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 47,4% (năm 2015) lên 53,2% (năm 2020); thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân trên 10%/năm; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân trên 10%/năm.

Quảng Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất cả nước. Vậy doanh nghiệp sẽ nhận được những ưu đãi gì khi đầu tư vào huyện Bình Liêu?

Ông Cao Tường Huy: Huyện Bình Liêu sẽ nghiên cứu, áp dụng những cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương, những quy định ưu đãi của tỉnh Quảng Ninh đối với Khu kinh tế cửa khẩu, đối với những xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những lĩnh vực khác mà huyện có thế mạnh để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn; đơn cử như: Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế cửa khẩu, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và một số chính sách, quy định khác của Trung ương, của tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra, nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, chúng tôi khẳng định sẽ làm tròn trách nhiệm của địa phương đối với doanh nghiệp; coi công việc của doanh nghiệp chính là việc của chính mình; nhất quán chỉ đạo từ cấp ủy, chính quyền từ huyện cho đến xã trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp. Bình Liêu luôn xác định sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp; tăng cường, thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp; đề xuất với cấp có thẩm quyền để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Huyện Bình Liêu sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị và hành chính công, thông qua việc phát huy vai trò của Trung tâm Hành chính công với một đầu mối duy nhất sẽ hoạt động hiệu quả, nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp; tăng cường các giải pháp thông quan điện tử tại Cửa khẩu Hoành Mô để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa...

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan (Thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Theo kế hoạch, dự án đường 991B phải hoàn thành vào tháng 6/2024. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, dự án này được gia hạn hoàn thành vào cuối tháng 9/2024.
Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Chiếc thuyền vỏ sắt là tang vật của một vụ khai thác cát trái phép vừa được Công an tỉnh Thanh Hóa bán đấu giá thành công, sung công quỹ nhà nước 137 triệu đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Ông Cao Tường Huy – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBDN tỉnh Quảng Ninh nêu rõ 6 kiên trì giúp Quảng Ninh giữ vững ngôi vị quán quân PCI.
Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Theo công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 thì tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.
Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Trong 4.000 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn bị Công an Lạng Sơn xử lý, có 122 trường hợp là cán bộ, công chức, đảng viên.

Tin cùng chuyên mục

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đối với Đại tá Lê Ngọc Anh, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Sáng nay (9/5), UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành.
Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Hơn 30 gian hàng với nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng xứ Thanh đã được quảng bá, bày bán tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tổ chức tại huyện Cẩm Thủy.
Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ chú trọng vào phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh.
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Tuy nhiên việc bán tín chỉ carbon hiện còn một số vướng mắc nhất định.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Để đạt mục tiêu đạt ít nhất 3 tỷ USD trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngay từ những tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “Thiên đường xanh” với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp
Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động