Biện pháp tự vệ thương mại của các nước châu Phi, Tây Á, Nam Á đối với hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu

Qua theo dõi tình hình thị trường thời gian qua, Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á- Nam Á nhận thấy, nguy cơ các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam phải đối diện với các biện pháp tự vệ thương mại từ các nước khu vực châu Phi, Tây Á và Nam Á là không cao 

Cà phê được xuất khẩu chủ yếu sang Tây Á và Nam Á

Theo số liệu của Tổng của Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2014, các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á được phân chia khá rõ rệt. Cụ thể, các sản phẩm thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực Tây Á (Ả rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất-UAE, Ix-ra-en, Cô-oét…) và Nam Á (Ấn Độ, Pakistan). Tại châu Phi, Ai Cập tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, gạo lại chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Phi (Ghana, Bờ Biển Ngà, Algeria, Senegal, Nam Phi..,), một phần nhỏ được xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, UAE. Các mặt hàng nông sản khác như hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, cao su thiên nhiên lại được chủ yếu xuất khẩu sang Tây Á và Nam Á. Riêng mặt hàng lâm sản (chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ) có kim ngạch xuất khẩu không đáng kể sang thị trường khu vực.

Bảng: Xuất khẩu nông lâm thủy sản sang một số thị trường chủ yếu thuộc khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á trong 11 tháng 2014

Khả năng các nước trong khu vực áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật

Qua theo dõi tình hình thị trường, Vụ KV4 nhận thấy, nguy cơ các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam phải đối diện với các biện pháp tự vệ thương mại từ các nước khu vực châu Phi, Tây Á và Nam Á là không cao vì một số lý do sau:

Thứ nhất, đối với các mặt hàng thủy hải sản, thị trường nhập khẩu chính là các nước thuộc khu vực Tây Á và Ai Cập, những nước này lại không có điều kiện thuận lợi để sản xuất thủy sản. Đối với thị trường Ấn Độ và Pakistan (là những nước có tiềm năng về thủy sản) thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào những thị trường này cho đến nay không lớn. Ngoài ra, những thị trường nói trên cũng không thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (trừ Ấn Độ).

Thứ hai, đối với gạo, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thị trường nhập khẩu chính nằm ở châu Phi. Đây là một trong những nhu yếu phẩm cần thiết nhất của người dân châu Phi và là mặt hàng phải nhập khẩu thường xuyên. Do sản xuất tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nên gạo của Việt Nam nói riêng và của các nước khác nói chung được nhập khẩu vào khu vực thị trường này chưa từng bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Đối với các mặt hàng nông sản khác như hạt điều, hạt tiêu, cà phê, chè thì hiện Việt Nam chỉ xuất khẩu sang những thị trường có nhu cầu lớn nhưng không có lợi thế về sản xuất như: hạt điều sang UAE, hạt tiêu sang UAE, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Nam Phi, chè sang Pakistan, cà phê sang Algeria, Nam Phi, Ấn Độ,...

Thứ ba, tại khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á, hai nước khá thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, thời gian qua, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng áp dụng các biện pháp phòng vệ là những sản phẩm công nghiệp như dệt may, giầy dép và một số hàng gia dụng khác chứ không phải là hàng nông, lâm, thủy hải sản.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. Đây là mặt hàng có nguy cơ cao có thể bị phía Ấn Độ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Nguyên nhân là do Ấn Độ vừa là nước trồng nhiều cao su, vừa là nước nhập khẩu cao su để phục vụ nhu cầu làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Theo số liệu của của Trung tâm thương mại quốc tế (trang web: www.trademap.org), năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu cao su tự nhiên sang Ấn Độ với trị giá 225 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của nước này. Mới đây, các nhà sản xuất cao su của Ấn Độ đã đề nghị Chính phủ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc tăng thuế nhập khẩu mặt hàng này.

Ngoài một số biện pháp phòng vệ thương mại mà các nước trong khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á (chủ yếu là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ) đã áp dụng nói trên, một số quốc gia cũng đặt ra những hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản thông qua đặc thù văn hóa, tôn giáo. Nhiều nước châu Phi, Trung Đông theo đạo Hồi nên quy định xuất nhập khẩu mang những nét đặc thù. Chẳng hạn, nhãn mác, mã hiệu, thông tin về sản phẩm phải ghi bằng hai thứ tiếng trong đó bắt buộc có tiếng Ả rập và một thứ tiếng thông dụng tại nước sở tại như tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp). Sản phẩm giết mổ phải phù hợp với các thủ tục, quy định của Hồi giáo và phải có giấy chứng nhận Halal. Ví dụ, Các tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) chủ yếu nhập hàng theo hình thức đại lý; cấm nhập rượu, bia, đồ uống có cồn, thịt lợn, các vật dụng bằng da lợn. Thổ Nhĩ Kỳ, nước hay kiện chống bán phá giá kiểm soát nhập khẩu bằng giấy chứng nhận… Một số ít quốc gia châu Phi, để bảo vệ sản xuất trong nước thường áp dụng mức thuế nhập khẩu cao như Maroc (trung bình hơn 40%); Nigeria quy định hàng hóa trước khi nhập khẩu phải có một trong hai loại giấy chứng nhận là SONCAP của Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria (SON) hoặc giấy chứng nhận NAFDAC. Hay Ai Cập đòi hỏi phải có giấy chứng nhận lãnh sự của Đại sứ quán nước này mới cho xuất khẩu một số mặt hàng vào Ai Cập (như cá Ba sa)... Riêng Irael là nước Trung Đông theo đạo Do Thái, các quy định nhãn mác hàng hóa phải viết bằng tiếng Herbrew và nước này cũng áp dụng tiêu chuẩn Kosher đối với hàng lương thực, thực phẩm….

Những khuyến nghị

Trước tình hình nêu trên, đối với mặt hàng cao su nói riêng (trong bối cảnh giá cao su tự nhiên trong nước vẫn ở mức thấp) và các loại nông lâm thủy sản khác nói chung, Vụ KV4 thường xuyên khuyến nghị với doanh nghiệp đang sản xuất, xuất khẩu cần liên tục cập nhật, thu thập đầy đủ tài liệu về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, các thông tin về lợi thế trong sản xuất như điều kiện tự nhiên, chi phí nhân công…để phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng qua đó sẽ giảm thiểu nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại. Kinh nghiệm cho thấy, nếu doanh nghiệp hợp tác tốt, cung cấp nhanh và đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm thì nhiều khả năng sẽ tránh được việc nước nhập khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ hoặc khi áp dụng, mức thuế cũng có thể được giảm nhẹ hơn.

Lê Hồng Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biện pháp tự vệ

Tin mới nhất

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Mời tham dự Hội chợ “Triển lãm Thực phẩm Annapoorna Inter Food 2024” tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ “Triển lãm Thực phẩm Annapoorna Inter Food 2024” tại Ấn Độ

Từ ngày 5 -7/6 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế, Dwarka, New Delhi, Ấn Độ, sẽ diễn ra Hội chợ “Triển lãm thực phẩm Annapoorna Inter Food” lần thứ 16.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tăng cường xúc tiến mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tăng cường xúc tiến mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ làm việc với Bộ Công Thương Ấn Độ để thúc đẩy hợp tác nông sản, chế biến thực phẩm giữa Việt Nam - Ấn Độ.
Nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Brazil

Nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Brazil

Brazil là thị trường không quá khắt khe và thị hiếu người dân rất đa dạng, do vậy nhiều mặt hàng của Việt Nam có thể được đón nhận tại thị trường này.
Singapore siết kiểm soát thực phẩm nhập khẩu để bảo vệ người tiêu dùng trong nước

Singapore siết kiểm soát thực phẩm nhập khẩu để bảo vệ người tiêu dùng trong nước

Việc cập nhật các chính sách mới về thực phẩm nhập khẩu vào Singapore rất quan trọng, không chỉ giảm thiểu sự cố mà còn giúp hàng Việt Nam vững chân tại đây.
Hiệp định EVFTA giúp nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam - Latvia

Hiệp định EVFTA giúp nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam - Latvia

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Latvia đã tăng khoảng 33% vào năm 2023, nếu so sánh với năm 2020 là năm bắt đầu thực thi Hiệp định EVFTA.
Triển lãm hàng hóa, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn quốc tế Ấn Độ 2024 (IHE)

Triển lãm hàng hóa, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn quốc tế Ấn Độ 2024 (IHE)

Từ ngày 3-6/8 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm India Expo Centre & Mart, Noida, Ấn Độ, sẽ diễn ra Triển lãm hàng hóa, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn năm 2024.
Cách nào mở rộng thị phần xuất khẩu chè sang Pakistan?

Cách nào mở rộng thị phần xuất khẩu chè sang Pakistan?

2 tháng đầu năm, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Đây là thị trường được đánh giá tiếp tục có triển vọng khả quan trong năm 2024.
FRANCOPHONE-EAT 2024 tại Singapore: Hoạt động xúc tiến thương mại lồng ghép với ngoại giao văn hóa

FRANCOPHONE-EAT 2024 tại Singapore: Hoạt động xúc tiến thương mại lồng ghép với ngoại giao văn hóa

Liên minh Pháp ngữ tại Singapore phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam, Pháp và 1 số nước Cộng đồng Pháp ngữ tại Singapore tổ chức Lễ hội ẩm thực Pháp ngữ 2024.
Mời tham dự Hội chợ Thực phẩm hữu cơ BIOFACH tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ Thực phẩm hữu cơ BIOFACH tại Ấn Độ

Từ ngày 3-5/8/2024 tại Trung tâm triển lãm India Expo Mart, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Thực phẩm hữu cơ BIOFACH lần thứ 16.
Kinh nghiệm kết nối toàn cầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Surat, Ấn Độ

Kinh nghiệm kết nối toàn cầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Surat, Ấn Độ

Sáng kiến của SGCCI nhằm đưa Phòng Thương mại và Công nghiệp và doanh nghiệp phía Nam Gujarat và Ấn Độ đẩy mạnh thương mại quốc tế, kết nối toàn cầu.
Mời tham dự Hội chợ Thế giới Thực phẩm Ấn Độ 2024

Mời tham dự Hội chợ Thế giới Thực phẩm Ấn Độ 2024

Từ ngày 19-22/9 tại Bharat Mandapam, Trung tâm triển lãm Pragati Maidan, New Delhi, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Thế giới Thực phẩm Ấn Độ World Food India lần thứ 3
Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Thương vụ Việt Nam tại Algeria đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Algeria đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã tổ chức Phiên tư vấn trực tuyến về xuất khẩu và đầu tư sang Algeria cho 42 doanh nghiệp trong nước.
Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế, song các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, nước này có khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước do nguồn cung nội địa tăng.
Hướng dẫn tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria

Hướng dẫn tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria

Algeria nằm ở Bắc Phi, là nước có nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi, với tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 khoảng 190 tỷ USD, dự trữ ngoại hối 85 tỷ USD.
Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Việt Nam - Áo tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tận dụng hiệu quả cơ hội từ EVFTA, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu hai bên tiếp cận thị trường của nhau.
Gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu sang Tây Ban Nha

Gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu sang Tây Ban Nha

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha đã trực tiếp kết nối với doanh nghiệp nước này để tìm hiểu nhu cầu thị trường, đề xuất các giải pháp xúc tiến xuất khẩu...
Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Giá gạo thế giới tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo nên Senegal buộc phải thay đổi nhà cung cấp và hướng tới Pakistan.
Thương mại Việt Nam - Singapore tăng trưởng bền vững nhờ “bàn đạp” FTA

Thương mại Việt Nam - Singapore tăng trưởng bền vững nhờ “bàn đạp” FTA

Việt Nam và Singapore là hai thành viên trong ASEAN ký FTA với Anh và Liên minh châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác.
Tăng cường kết nối hàng không để thúc đẩy thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Tăng cường kết nối hàng không để thúc đẩy thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 20/3/2024, tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã khai trương văn phòng đại diện tại Ấn Độ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động