Chứng khoán năm 2018:

Bất động sản, ngân hàng, hàng tiêu dùng có nhiều tiềm năng

2017 là một năm thành công của thị trường chứng khoán (TTCK) khi chứng kiến mức tăng trưởng khá đột biến cả về chỉ số lẫn giá trị giao dịch trên cả 3 sàn HNX, HOSE, UPCoM. Bước sang năm 2018, tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực về xu hướng chủ đạo của thị trường khi đa số các yếu tố tác động chính đến diễn biến thị trường vẫn nghiêng về màu sắc lạc quan.
Bất động sản, ngân hàng, hàng tiêu dùng có nhiều tiềm năng

Hoạt động kinh doanh khởi sắc

Một yếu tố quan trọng và mang tính nền tảng tác động tích cực đến chỉ số VN-Index là diễn biến khởi sắc trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn. Theo số liệu thống kê về tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh trên sàn HOSE trong năm 2017, tổng lợi nhuận khối các doanh nghiệp tăng 27,5%, nhờ vậy EPS bình quân của cả thị trường cũng đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng 19,6% so với cùng kỳ các năm trước.

Đây là mức tăng khá đột biến nếu so sánh với tăng trưởng lợi nhuận các năm gần đây là 2014, 2015 và 2016 lần lượt ở mức 8,1%, 8,6% và 6,0%. Dự báo cho năm 2018, dựa theo dự phóng kết quả kinh doanh của nhóm các doanh nghiệp lớn, kỳ vọng tăng trưởng EPS của thị trường sẽ ở mức 12%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu định giá P/E của thị trường không đổi ở mức hiện tại, chỉ số VN-Index sẽ có thể tăng trưởng 12% trong năm 2018.

Bên cạnh đó, định hướng chính sách tiền tệ của Chính phủ về điều hành cung tiền, tăng trưởng tín dụng và mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục có tác động mang tính chi phối đến xu hướng chủ đạo của thị trường trong năm 2018.

Về tổng thể, nếu không có cú sốc nào lớn từ giá dầu (hoặc các yếu tố nằm ngoài dự đoán tương tự như ảnh hưởng của giá thịt lợn trong năm 2017) dẫn đến CPI tăng vượt dự đoán thì vẫn còn dư địa để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì định hướng nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2018 với liều lượng tương đương 2017 để giữ nhịp tăng trưởng.

Với điều kiện và tình hình phát triển hiện tại của kinh tế Việt Nam, mức độ tăng cung tiền từ 16% - 18% được xem là vùng hợp lý, vừa đảm bảo mục tiêu kích thích kinh tế, vừa hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực lên lạm phát và mặt bằng lãi suất. Như vậy, đây vẫn được coi là yếu tố quan trọng và một trong những động lực hỗ trợ dòng tiền chảy vào thị trường trong năm 2018.

Triển vọng nâng hạng hiện hữu

Đối với câu chuyện nâng hạng lên thị trường mới nổi (emerging market) theo chuẩn MSCI, triển vọng nâng hạng của TTCK Việt Nam là hiện hữu. Tuy nhiên, quá trình xem xét nâng hạng nhiều khả năng sẽ kéo dài và còn khá nhiều vấn đề Việt Nam cần nỗ lực khắc phục để được MSCI chấp thuận.

Ngoài ra, có thêm 1 diễn biến mới trong quý IV/2017 vừa qua là các quỹ ngoại đã dành thêm nhiều sự quan tâm đối với câu chuyện này.

Trên thực tế, điều này sẽ tạo chất xúc tác cho MSCI phải đánh giá sát sao hơn và các nhà điều hành của Việt Nam cũng sẽ có thêm động lực để giải quyết một số vấn đề tồn đọng nhằm đạt được mục tiêu nâng hạng. Đây được coi là yếu tố tạo kỳ vọng cho thị trường trong năm 2018, có thể kỳ vọng MSCI sẽ đưa Việt Nam vào danh sách xem xét (review list) sớm nhất vào năm 2019.

ảnh 2

Đáng chú ý, theo quan sát các nước được nâng hạng trong quá khứ, thị trường thường có diễn biến tích cực nhất trong 1 - 2 năm trước khi được vào review list của MSCI (do yếu tố kỳ vọng). Sau đó, mức tăng của các thị trường có phần chững lại và điều chỉnh.

Vì vậy, nếu kỳ vọng 2019 là năm TTCK Việt Nam được đưa vào review list cho việc xem xét nâng hạng, thì 2017, 2018 sẽ là các năm thị trường được hưởng lợi nhiều nhất nhờ vào yếu tố kỳ vọng và các quỹ đầu tư nước ngoài tăng cường giải ngân để đi trước đón đầu quyết định của MSCI.

Thêm nhiều nguồn hàng tốt

Quay trở lại câu chuyện IPO, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, mặc dù hoạt động IPO trong năm 2017 đã có phần chững lại so với các năm trước, với chỉ khoảng 24 doanh nghiệp thực hiện IPO qua sàn, tổng số vốn thu về là 2.722 tỷ đồng, tuy nhiên, ngay từ cuối năm 2017, thị trường đã đón nhận nhiều thông tin về các đợt IPO lớn sẽ diễn ra vào đầu năm 2018. Cụ thể, 3 doanh nghiệp BSR, PV Oil, PVPower lần lượt thực hiện IPO vào các ngày 17/01, 25/01 và 31/01.

Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp lớn khác có kế hoạch IPO trong giai đoạn đầu năm 2018 như VRG, Vicem, EVN Genco… Mức giá đấu thành công của các đợt IPO này sẽ có tác động lan tỏa đến diễn biến của nhóm cổ phiếu cùng ngành đang niêm yết trên sàn. Tuy nhiên, điều này sẽ được phản ánh mang tính kỳ vọng, tùy thuộc tình hình hoạt động và triển vọng tăng trưởng của từng doanh nghiệp.

Trái ngược với sự trầm lắng của hoạt động IPO các doanh nghiệp lớn trong năm 2017, hoạt động thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước trong năm nay có mức tăng trưởng đột biến nhờ vào 2 thương vụ lớn là VNM và SAB (nhà nước thu về tổng cộng gần 119 nghìn tỷ đồng).

Sau 2 phiên đấu giá thành công này, tâm lý thị trường đều chuyển biến theo hướng tích cực, hỗ trợ chỉ số VN-Index tăng điểm. Các phiên chào bán vốn nhà nước trong năm 2018, nếu diễn ra thành công, cũng sẽ là một yếu tố quan trọng hỗ trợ thị trường, cũng như nhóm cổ phiếu có liên quan.

Dù vậy, ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nên thận trọng với nguồn cung cổ phiếu lớn bơm ra thị trường trong năm 2018. Đứng từ góc độ quản lý danh mục của các quỹ đầu tư, để sẵn sàng nguồn lực tham gia vào các thương vụ IPO, thoái vốn nhà nước, ngoài việc cố gắng tăng quy mô hoạt động của quỹ thì ít nhiều họ vẫn phải thực hiện tái cấu trúc danh mục. Hệ quả sẽ có một lượng cổ phiếu rơi xuống nhóm dưới và không còn thuộc diện ưu tiên như trước trong danh mục đầu tư của các quỹ, bị bán ra và sụt giảm về giá.

Tuy nhiên, nếu xét tổng thể toàn thị trường thì những tác động tích cực vẫn sẽ nhiều hơn tác động tiêu cực vì nhóm cổ phiếu bị rơi xuống tốp dưới này sẽ không chiếm tỷ trọng vốn hóa quá lớn. Quan trọng hơn, chu kỳ của nền kinh tế và thị trường đang nằm trong giai đoạn tăng trưởng nên xu hướng huy động thêm vốn của các quỹ vẫn sẽ thuận lợi.

Dự báo giá dầu lạc quan

Ngoài ra, diễn biến giá dầu cũng là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng nhất định đến diễn biến thị trường năm 2018. Trong năm 2017, giá dầu trải qua giai đoạn biến động mạnh với diễn biến sụt giảm trong nửa đầu năm, xuống mức đáy của dầu Brent ở 42 USD/thùng, trước khi hồi phục mạnh mẽ và giao động quanh mức trên 60 USD/thùng trong các tuần cuối năm.

Sang năm 2018, với việc đưa ra dự đoán sản lượng khai thác sẽ tăng mạnh hơn so với nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự báo tồn kho dầu toàn cầu sẽ gia tăng trong năm 2018, giá dầu Brent bình quân trong năm 2018 sẽ ở mức 57 USD/thùng, giảm so với hiện tại, nhưng vẫn cao hơn mức bình quân 54 USD/thùng của năm 2017.

Bất động sản, ngân hàng, hàng tiêu dùng có nhiều tiềm năng

Trong khi đó, hàng loạt các ngân hàng mới đây cũng đưa ra các dự báo giá dầu với đánh giá mang tính lạc quan hơn. Đáng chú ý là báo cáo của Goldman Sachs với dự báo giá dầu Brent bình quân sẽ tăng lên mức 62 USD/thùng nhờ kỳ vọng OPEC sẽ tiếp tục thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng một cách mạnh mẽ, trong khi tăng trưởng kinh tế sẽ giúp nhu cầu tiêu thụ dầu gia tăng. Các tổ chức tài chính khác như Citigroup, Deutsche Bank AG, BMI Research… đưa ra các dự đoán khác nhau, lần lượt ở mức 54 USD/thùng, 65 USD/thùng và 57 USD/thùng…

Nhìn chung, nếu không có cú sốc hoặc biến cố lớn tác động mạnh đến giá dầu (đặc biệt là liên quan đến khả năng xảy ra cuộc chiến tranh giữa Ả Rập Xê út và Iran), giá dầu Brent bình quân năm 2018 có thể ở mức 59 USD/thùng, tăng trưởng xấp xỉ 10% so với mức bình quân 54 USD/thùng trong năm 2017.

Khi đó, giá dầu vừa không gây áp lực quá lớn lên CPI, vừa tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nhóm dầu khí trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là khả năng tái khởi động các dự án lớn của ngành như Lô B Ô Môn, Nam Côn Sơn 2, Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh...

Có thể thấy, các yếu tố trên đa phần đều mang màu sắc tích cực và động lực tăng trưởng của TTCK Việt Nam trong năm 2018 là tương đối rõ nét. Tuy nhiên sau nhịp tăng có phần đột biến của chỉ số VN-Index trong năm 2017, đẩy P/E của thị trường lên mức cao trong khu vực, tôi cho rằng, kỳ vọng của nhà đầu tư đã được phản ánh đáng kể vào diễn biến của giá cổ phiếu.

Điều này hàm ý mức tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong năm 2018 nhiều khả năng sẽ có phần chậm lại. Thị trường có thể sẽ xuất hiện một vài đợt điều chỉnh đan xen để cân bằng lại tâm lý cho nhà đầu tư và chờ đợi khớp nối giữa yếu tố kỳ vọng đã được phản ánh và những chuyển biến trên thực tế của nền kinh tế và cả từ câu chuyện về triển vọng nâng hạng theo MSCI (sẽ ra báo cáo cập nhật vào cuối tháng 6).

Đối với triển vọng các nhóm ngành tiềm năng năm 2018, các ngành được hưởng lợi từ chu kỳ hồi phục của nền kinh tế vĩ mô như bất động sản, ngân hàng, hàng tiêu dùng bên cạnh các ngành đang được đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng nhờ các chuyển biến nội tại trong ngành như dầu khí, công nghệ thông tin, nhiệt điện và dệt may.

Theo Tin nhanh Chứng khoán
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa làm việc với WB và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu đua nhau tăng trần đẩy VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Cổ phiếu đua nhau tăng trần đẩy VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Diễn biến tăng liên tục trong cả ngày và không có bất kỳ nhịp lùi điều chỉnh nào ở VN-Index, trong đó cổ phiếu bất động sản bật mạnh sau thời gian bị "nén chặt"
Chủ tịch Vinaconex: Không có chuyện rút khỏi dự án Cát Bà Amatina

Chủ tịch Vinaconex: Không có chuyện rút khỏi dự án Cát Bà Amatina

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Vinaconex khẳng định sự việc nhận hoàn trả 2.200 tỷ đồng từ chủ đầu tư Cát Bà Amatina là hoạt động luân chuyển vốn bình thường.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 24/4: VCB, PNJ và GAS

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 24/4: VCB, PNJ và GAS

Dựa trên nền tảng vững chắc với NPL thấp và LLR cao, VCB đã tận dụng những thế mạnh này để duy trì tăng trưởng lợi nhuận mặc dù vẫn giữ vững tâm thế thận trọng.
Lực bán áp đảo thị trường, VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm

Lực bán áp đảo thị trường, VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm

Thành quả tăng điểm của phiên đầu tuần gần như bị “bay sạch” khi lực bán áp đảo khiến chỉ số VN-Index giảm 12,82 điểm, tương đương 1,08%, xuống 1.177,4 điểm.

Tin cùng chuyên mục

Viglacera Hạ Long tiếp tục báo lỗ trong quý đầu năm

Viglacera Hạ Long tiếp tục báo lỗ trong quý đầu năm

Công ty CP Viglacera Hạ Long (mã CK: VHL) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 với kết quả không mấy khả quan khi báo lỗ ròng hơn 14,6 tỷ đồng.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 23/4: VNM, IDC và FPT

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 23/4: VNM, IDC và FPT

Vinamilk - VNM là "ông trùm"ngành sữa nội địa với thị phần hơn 50%, sở hữu nhiều dòng sản phẩm đa dạng như sữa, bột dinh dưỡng, sữa chua, thức uống năng lượng.
Cổ phiếu chứng khoán “thăng hoa” đẩy VN-Index tăng hơn 15 điểm

Cổ phiếu chứng khoán “thăng hoa” đẩy VN-Index tăng hơn 15 điểm

Nhóm cổ phiếu chứng khoán hút dòng tiền và đua nhau xanh tím sau thông tin hệ thống KRX của HoSE sẽ chính thức được vận hành trong ngày 2/5/2024.
Từ ngày 2/5, HoSE sẽ triển khai hệ thống giao dịch mới KRX

Từ ngày 2/5, HoSE sẽ triển khai hệ thống giao dịch mới KRX

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vừa thông báo tới các công ty chứng khoán về kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX.
Chứng khoán tuần từ 22-26/4: Thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc

Chứng khoán tuần từ 22-26/4: Thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường trải qua tuần giao dịch “đen tối” với 4 phiên nhưng cả 4 phiên đều giảm. Chốt tuần VN-Index đóng cửa tại mốc 1.174 điểm, giảm tới 101,75 điểm (-8%).
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 22/4: SSI, REE và DXG

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 22/4: SSI, REE và DXG

Năm 2024, SSI đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử hoạt động, vượt năm "hoàng kim" 2021.
Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Kết phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (-1,52%), xuống còn 1.174 điểm, VIC là cổ phiếu diễn biến tiêu cực nhất phiên khi giảm tới 5,33%.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Năm 2024, FPT lên kế hoạch đầu tư 6.500 tỷ đồng tập trung vào ba lĩnh vực chính, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, hạ tầng viễn thông và giáo dục.
Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Ông Giang Tuấn Anh bị phạt 575 triệu đồng vì đã sử dụng 23 tài khoản để thao túng cổ phiếu DST của Công ty Đầu tư Sao Thăng Long.
Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Áp lực cung vẫn ở mức cao trong khi dòng tiền có dấu hiệu “hụt hơi” là nguyên nhân khiến cho VN-Index đóng cửa giảm 22,67 điểm (-1,86%) xuống còn 1.193 điểm.
Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.
Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Sau phiên tăng điểm tốt vào cuối tuần trước, đầu tuần thị trường mở cửa trong trạng thái rung lắc mạnh, nhóm vốn hoá lớn là “tội đồ” khiến thị trường giảm sâu.
Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Thị trường test vùng hỗ trợ 1.250 điểm thành công và đã có phiên giao dịch bùng nổ ngày cuối tuần, giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn vào nhịp tăng trong tuần tới.
Sắc xanh bao phủ thị trường, VN-Index tăng hơn 18 điểm

Sắc xanh bao phủ thị trường, VN-Index tăng hơn 18 điểm

Sắc xanh của nhóm cổ phiếu ngân hàng không chỉ giúp thanh khoản được cải thiện mà còn đẩy chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 1.276,6 điểm, tăng 18,4 điểm (+1,46%).
Giao dịch tiếp tục ảm đạm, Vn-Index giảm nhẹ

Giao dịch tiếp tục ảm đạm, Vn-Index giảm nhẹ

Thị trường trải qua thêm một phiên giao dịch ảm đạm, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE duy trì phiên thứ 3 liên tiếp dưới 16.000 tỷ đồng.
Thanh khoản suy yếu kéo VN-Index giảm hơn 4 điểm

Thanh khoản suy yếu kéo VN-Index giảm hơn 4 điểm

Chỉ số giao dịch tương đối khả quan trong phiên sáng nhưng lại suy yếu trong phiên chiều, kéo chỉ số VN-Index giảm 4,26 điểm (-0,34%), xuống 1.258,56 điểm.
Cổ phiếu vốn hóa lớn đẩy VN-Index tăng hơn 12 điểm

Cổ phiếu vốn hóa lớn đẩy VN-Index tăng hơn 12 điểm

Nhiều cổ phiếu ngân hàng vốn hoá lớn tăng tốt, dẫn dắt đà phục hồi của chỉ số chung kéo VN-Index tăng 12,47 điểm, tương đương 1%, lên 1.262,82 điểm.
Cổ phiếu của Công ty Miền Đông (MDG) bị cảnh báo vì liên quan đến LDG

Cổ phiếu của Công ty Miền Đông (MDG) bị cảnh báo vì liên quan đến LDG

Công ty CP Miền Đông vừa có văn bản gửi HOSE về việc giải trình nguyên nhân, biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu MDG bị cảnh báo.
Phiên giao dịch đầu tuần chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 5 điểm

Phiên giao dịch đầu tuần chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 5 điểm

Thị trường phiên đầu tuần vẫn chìm trong sắc đỏ và xác lập phiên giảm thứ 4 liên tiếp với thanh khoản xuống mức thấp nhất trong khoảng 1,5 tháng qua.
Chứng khoán tuần từ 8-12/4: Sau nhịp điều chỉnh, VN-Index có hướng đến vùng an toàn?

Chứng khoán tuần từ 8-12/4: Sau nhịp điều chỉnh, VN-Index có hướng đến vùng an toàn?

Trong tuần tới là cơ hội cho nhà đầu tư sàng lọc, mua mới những cổ phiếu tiềm năng đã có mức chiết khấu tốt, lưu ý hạn chế sử dụng vốn vay để quản trị rủi ro.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động