Bất an với thực phẩm “ngậm” hóa chất độc hại

Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nhưng tình trạng kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, ôi thiu, ngâm tẩm hóa chất độc hại vẫn tồn tại trên nhiều địa bàn TP. Hồ Chí Minh khiến cho người tiêu dùng bất an.
Bất an với thực phẩm “ngậm” hóa chất độc hại
Nhân viên Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hồ Chí Minh kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn thành phố và phát hiện nhiều mẫu không đạt an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định

Theo UBND quận 1, trên địa bàn quận có 4.172 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 2.222 điểm kinh doanh thức ăn đường phố. Bác sĩ Lê Văn Thể (Trung tâm Y tế dự phòng quận 1) cho biết, địa bàn quận 1 không lớn (chỉ hơn 7 km2) nhưng có hơn 2.222 điểm bán thức ăn đường phố là quá nhiều nên công tác quản lý trở nên phức tạp, nhất là người kinh doanh đến từ các nơi khác.

Kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm của các điểm kinh doanh thức ăn đường phố tại quận này trong năm 2016 do 10 trạm y tế của quận thực hiện, chỉ có 663 cơ sở đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), chiếm tỉ lệ 29,8%, cao hơn năm 2015 (năm 2015 là 10,8%). Những điểm không đảm bảo ATVSTP, nguyên nhân được ngành y tế xác định, do đối tượng kinh doanh có trình độ thấp, gia cảnh khó khăn, thiếu vốn, không được khám sức khỏe định kỳ, không có giấy xác nhận kiến thức ATVSTP. Mặt khác, việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn về ATVSTP của nhân viên y tế đối với các đối tượng này cũng gặp nhiều khó khăn do người kinh doanh thường né tránh, bất hợp tác.

Cùng với quận 1, quận 3 cũng là địa bàn trung tâm của TP. Hồ Chí Minh nhưng các loại thực phẩm nhiễm bẩn bị phát hiện với số lượng lớn. Bác sĩ Nguyễn Thái (Trưởng phòng Y tế quận 3) cho biết, trong số 1.165 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được thanh tra, kiểm tra trong thời gian hai năm (2015-2016) trên địa bàn quận 3, có 730 cơ sở vi phạm về ATVSTP, chiếm 62,7%. Theo bác sĩ Nguyễn Thái, để có kết quả kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm này, phần lớn từ Viện Vệ sinh y tế công cộng thực hiện, thời gian phải từ 7-10 ngày mới có kết quả, vì vậy khi có kết quả kiểm nghiệm thì thực phẩm đã tiêu thụ hết, không còn để thu giữ, tiêu hủy. Điều đáng ngại nhất là tình trạng người kinh doanh sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm trái phép ngày càng tinh vi, trong khi điều kiện và khả năng để phát hiện và xử lý của các cơ quan chức năng còn chậm, chưa hiệu quả.

Bất an với thực phẩm “ngậm” hóa chất độc hại
Nhân viên Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh kiểm tra một cơ sở giết mổ gia cầm ở quận Bình Tân và phát hiện cơ sở này dùng chất vàng O (một chất hóa học cực độc) để hô biến gà công nghiệp thành gà ta

Tại buổi làm việc của HĐND TP. Hồ Chí Minh với Ban quản lý chợ đầu mối nông sản Thủ Đức ngày 17/2/2017, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức - Nguyễn Nhu - cho biết, hiện tại số mẫu rau, củ, quả kinh doanh trong chợ đầu mối Thủ Đức được lấy để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật so với lượng hàng kinh doanh tại chợ là quá ít. Ông Nhu đề nghị các cơ quan chức năng lấy mẫu phân tích nhiều hơn để đánh giá chính xác chất lượng rau, củ, quả đưa vào chợ nhằm đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho người tiêu dùng chất lượng, an toàn.

Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, bình quân mỗi ngày thành phố tiêu thụ khoảng 8.000-10.000 con heo; 750-850 con trâu, bò; 120.000-130.000 con gia cầm và hơn 200 tấn sản phẩm đông lạnh nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống vẫn chưa kiểm soát hết được tình hình dịch bệnh và an toàn vệ sinh.

Cũng theo ông Nhu, trong năm 2016, chợ đầu mối Thủ Đức và Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lấy 268 mẫu rau, củ, quả để phân tích. Kết quả có 4 mẫu rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức. Đại diện Phòng Y tế quận Thủ Đức cho biết, trong năm 2016, đoàn liên ngành ATVSTP của quận đã kiểm tra và phát hiện tại chợ đầu mối Thủ Đức có 7 trường hợp sai phạm, xử phạt 44 triệu đồng, tổ chức tiêu hủy 3.600kg măng không rõ nguồn gốc, 1.000kg me không đảm bảo điều kiện ATVSTP, 45kg phụ gia không nhãn mác.

Đại diện các cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm soát chất lượng thực phẩm tại chợ đầu mối Thủ Đức cho rằng, công tác kiểm tra, xử lý ATVSTP tại chợ đầu mối Thủ Đức gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều chi phí nên chưa đạt được hiệu quả. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh, để xét nghiệm 268 mẫu rau, củ, quả tại chợ đầu mối Thủ Đức kinh phí ngân sách tốn hết 2 tỷ đồng.

Bất an với thực phẩm “ngậm” hóa chất độc hại
Lực lượng Công an và QLTT TP. Hồ Chí Minh phát hiện một cơ sở sản xuất măng tươi ở quận 12 dùng hóa chất độc hại để giữ cho măng được tươi lâu

Chưa an tâm với chất lượng các loại rau, củ, quả kinh doanh tại chợ đầu mối Thủ Đức, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP. Hồ Chí Minh - Nguyễn Văn Dũng - đề nghị, Ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức bổ sung cụ thể những đơn vị cung cấp rau, củ, quả không đạt chất lượng để có kế hoạch làm việc với những đơn vị này. Trước mắt, HĐND TP. Hồ Chí Minh sẽ trực tiếp đến các tỉnh để khảo sát 3 doanh nghiệp chuyên cung cấp rau, củ, quả cho chợ đầu mối của thành phố, từ đó có thể nắm rõ được quy trình trồng trọt của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Ông Phan Hoàn Kiếm - Chi cục trưởng QLTT TP. Hồ Chí Minh - cho biết, trong năm 2016, chi cục đã phát hiện 580 vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm, đã tịch thu 847.291kg và 837.308 đơn vị sản phẩm. Hành vi vi phạm chủ yếu là không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng và hàng giả. Nhìn vào kết quả xử lý của ngành QLTT, người tiêu dùng có cơ sở để bất an với chất lượng thực phẩm đang bày bán trên thị trường và mong muốn các cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn với những hành vi vi phạm.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, truy xuất nguồn gốc còn là xu thế tất yếu, thông qua đó người tiêu dùng được bảo vệ khi bỏ tiền sử dụng sản phẩm
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Hà Nội: Khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm xanh vì người tiêu dùng’

Hà Nội: Khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm xanh vì người tiêu dùng’

Tối 24/4, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng’.
Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua Bộ Công Thương đã tăng cường kiểm soát các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Bộ Công Thương tiếp tục “siết chặt” hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục “siết chặt” hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương liên tục thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp. Nhiều doanh nghiệp vi phạm đã bị xử phạt nghiêm minh và thu hồi giấy phép.

Tin cùng chuyên mục

Co.opmart Hải Phòng - Dấu ấn tuổi 12

Co.opmart Hải Phòng - Dấu ấn tuổi 12

Gần 12 năm đi vào hoạt động, siêu thị Co.opmart luôn là sự lựa chọn của một bộ phận lớn người tiêu dùng tại thành phố đất cảng Hải Phòng.
Sen Việt Group chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Sen Việt Group chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu Sen Việt Group đảm bảo các quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
Bắc Giang chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp

Bắc Giang chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

Thịt ủ mát chuẩn Âu với 3 bước “làm mát nhanh, cân bằng mát, duy trì mát” giúp thịt tươi ngon, mềm mọng và an toàn ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn
Quảng Bình: Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quảng Bình: Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều ngày 28/3, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2024-2029 đã tổ chức đại hội thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng gây lỗi chết máy và khó khởi động.
Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Chính sách áp dụng đổi, trả mới của Shopee được người tiêu dùng đồng tình tuy nhiên lại đang gây bức xúc với nhà bán hàng bởi họ cho rằng bị "giam" tiền lâu…
Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa và công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường
Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam cho biết, hơn 1.300 xe Land Cruiser 300 và Lexus LX600 sẽ được triệu hồi để cập nhật phần mềm điều khiển hộp số tự động.
Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đề xuất quy định xử phạt mới đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm và nghĩa vụ của không chỉ của cơ quan chức năng, doanh nghiệp mà còn ở chính người tiêu dùng.
Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức thường niên sẽ gắn kết cộng đồng trong và ngoài nước, truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng.
Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trên cơ sở nền tảng pháp luật vững chắc, trong gần 12 năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đạt được nhiều dấu ấn tích cực.
Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Công tác bảo vệ người tiêu dùng đã được các cấp, ngành, tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân Quảng Ninh nhiệt liệt hưởng ứng.
Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sáng 15/3, Bộ Công Thương tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Để đảm bảo cuộc sống cho hàng chục triệu gia đình thì hoạt động mua bán trên thị trường vô cùng sôi động, lượng hàng hóa giao dịch khổng lồ diễn ra hàng ngày.
Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” - khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của NTD.
Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sở Công Thương Đắk Lắk đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 vào ngày 15/3.
Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Công ty đa cấp Seacret bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh do nợ thuế gần 200 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động