Bảo tồn phố cổ vẫn mơ về những mái ngói thâm nâu

Khác với các phố cổ trên thế giới, phố cổ Hà Nội diễn ra đồng thời nhiều hoạt động của đời sống xã hội, lưu giữ một kho tàng di sản của Thăng Long - Hà Nội… Vì thế phố cổ cần phải tiếp tục được bảo tồn, phát triển một cách bền vững.

Bảo tồn phố cổ vẫn mơ về những mái ngói thâm nâu

Phố Hàng Mắm những năm 1950

Chia sẻ tại hội thảo “Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống khu phố cổ Hà Nội - khó khăn và giải pháp”, tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia đều cho rằng, khu phố cổ Hà Nội, “36 phố phường” là một quần thể kiến trúc độc đáo, đa dạng, sinh động với nhà hình ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau. Khu phố cổ còn là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội hàng năm gắn với các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu thờ Tổ nghề, các hội chợ gắn với nghề truyền thống, các hoạt động kinh doanh sản xuất tại các phố nghề đặc trưng. Tất cả những yếu tố đó góp phần vào kho tàng văn hóa, nguồn di sản quý giá của Hà Nội, làm cho khu phố cổ vừa là nơi tập trung hoạt động thương mại phong phú nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống.

Theo bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, trong thời gian qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả công tác trùng tu, tôn tạo các công trình di tích có giá trị văn hóa, lịch sử trong khu phố cổ bằng ngân sách và nguồn xã hội hóa; Nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; Tập trung tuyên truyền quảng bá giới thiệu về hình ảnh khu phố cổ để nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử khu phố cổ; Kêu gọi đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước bằng nguồn vốn xã hội hóa để cải tạo các công trình công cộng phục vụ lợi ích dân sinh trong khu phố cổ để gắn việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa với phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ. Một trong những điểm nhấn để bảo tồn và phát huy các giá trị tiềm năng của khu phố cổ Hà Nội chính là việc mở rộng tuyến phố đi bộ sang khu bảo tồn cấp I gắn với tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân, nhằm từng bước xây dựng và phát triển khu phố cổ Hà Nội thành không gian đi bộ, tạo ra nét văn hóa đặc trưng riêng của quận Hoàn Kiếm.

Hiện nay, hoạt động tuyến phố đi bộ đã và đang tạo ra được một sản phẩm du lịch mới, có sức hút rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước, được đại bộ phận nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh dịch vụ, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tạo ra không gian văn hóa giá trị mới cho người dân Thủ đô.

Tuy nhiên, theo TS. Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long Hà Nội, trước thách thức của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập, lễ hội truyền thống ở khu phố cổ Hà Nội không còn diễn ra đầy đủ như thời xưa.

Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho hay, hơn 30 năm trôi qua, từ năm 1985, khi “Khu 36 phố phường” Hà Nội được gọi là “Khu phố cổ” đến nay đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu và thí điểm thực hiện một số nội dung liên quan đến việc bảo tồn và phát triển khu phố này. Nhưng thực tế vẫn còn ngổn ngang những vấn đề như: Sự đối nghịch giữa nhu cầu phát triển với yêu cầu bảo tồn không gian khu phố cổ; không gian dành cho các hoạt động văn hóa cả ngoài trời và trong nhà vừa thiếu vừa nhỏ hẹp; cơ sở hạ tầng đang bị thiếu, nhếch nhác, tạm bợ...; giao thông đi bộ và cơ giới đang lộn xộn, chắp vá nên bất cập cho mọi hoạt động trong khu phố cổ.

Chia sẻ tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, cần phải tôn tạo hình ảnh và không gian khu phố cổ bằng cách có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đầy đủ, tính toán bổ sung các điểm hoạt động văn hóa để phục vụ tích cực cho việc phát huy văn hóa truyền thống phục vụ du lịch trong khu phố cổ. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu lựa chọn vị trí một nhóm nhà để tái tạo hình ảnh nhà ống dạng mái ngói thâm nâu, nhằm quảng bá đặc trưng về kiến trúc của phố cổ; bổ sung và hoàn chỉnh hạ tầng phục vụ khách du lịch; tạo cơ chế thích hợp để người dân tham gia đầu tư vào các dự án bảo tồn khu phố cổ.

Đồng quan điểm này, Kiến trúc sư Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, để bảo tồn và phát huy các giá trị tiềm năng của khu phố cổ Hà Nội cần sự quyết tâm của các cấp các ngành, không nhân nhượng với những vi phạm, nhất là chiều cao của các ngôi nhà mặt phố, không xây dựng những công trình quy mô lớn, tập trung dòng phương tiện đi lại với số lượng lớn. Bên cạnh đó, cần khai thác và vun đắp những giá trị văn hóa mới trong cuộc sống đương đại, xây dựng nếp thanh lịch người phố cổ, kể cả những người thăm thú vui chơi ở khu phố cổ.

Với diện tích khoảng 82ha, bao gồm địa bàn 10 phường của quận Hoàn Kiếm nhưng khu phố cổ Hà Nội có tới 121 công trình di tích lịch sử, cách mạng và tôn giáo. Người Hà Nội sinh sống trong không gian này hiện vẫn duy trì nếp sống, tập tục làm ăn, tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng với cách ứng xử và các thói quen, lễ nghi nề nếp tiêu biểu “văn hóa Hà Nội”.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á với những cái tên như The Ritz-Carlton Hong Kong, Capella Singapore…
Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Các khách sạn ở biển Hải Tiến (Thanh Hóa) đang chỉnh trang để đón khách du lịch. Đặc biệt, chợ du lịch Hải Tiến cũng đi vào hoạt động phục vụ du khách.
Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngoài sự “bùng nổ” các chương trình kích cầu du lịch, người dân và du khách sẽ được thưởng thức các chương trình văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn từ nghệ sỹ nổi tiếng.
Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế – Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Trong quý I/2024, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai đồng bộ, thống nhất công tác cải cách hành chính, trong đó thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Tin cùng chuyên mục

Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Năm 2023, Việt Nam đã trở thành thị trường lớn nhất của du lịch Hủa Phăn (CHDCND Lào) với điểm đến Sầm Nưa với trên 21 nghìn du khách Việt.
Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Video clip với chủ đề “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh” dự kiến ra mắt vào ngày mai (23/3/2024) mang tới những trải nghiệm thú vị dành cho du khách.
Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Năm 2024, Quảng Ninh xác định du lịch tàu biển mang lại nguồn khách lớn cho địa phương.
Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu vừa tổ chức hội nghị có chủ đề tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến tại TP. Đà Lạt.
Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Dự kiến vào đầu tháng 5/2024, tỉnh Quảng Ninh sẽ đưa vào khai thác dịch vụ du thuyền tham quan, lưu trú cao cấp tại vịnh Bái Tử Long.
Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Từ ngày 20-25/4, tại Điện Biên sẽ diễn ra Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam.
VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, sự kiện xúc tiến du lịch lớn nhất năm sẽ được tổ chức từ ngày 11-14/4, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.
Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Hiện du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nhiều địa phương đã xây dựng những điểm đến xanh nhằm thu hút du khách.
Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh sẽ diễn ra vào ngày 27/3 nhằm đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ tiếp thị số dành cho DN.
Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Dự kiến, Tuần Du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm 2024.
Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Sáng ngày 17/3/2024, tại Điện Biên diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững.
Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Sau khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, đến nay, ghi nhận cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch tăng nhanh.
Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thống nhất sẽ khai trương tuyến tàu mang tên “Kết nối di sản miền Trung” tại ga Huế vào cuối 3/2024.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Sau khi mở cửa trở lại từ 15/3/2022, nhờ thuận lợi về thị thực, chất lượng sản phẩm, dịch vụ lượng khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi ngày càng nhanh.
Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỳ vọng Hàn Quốc sẽ tăng cường đưa các nhóm nhạc nổi tiếng của nước này sang biểu diễn tại Việt Nam.
Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Tháng 3, dọc cung đường từ Sơn La lên Điện Biên, du khách thỏa sức đắm chìm vào vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên với điểm nhấn là màu trắng của hoa ban.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Con số này là một thách thức.
TP. Hồ Chí Minh được vinh danh điểm đến MICE tốt nhất châu Á 2023

TP. Hồ Chí Minh được vinh danh điểm đến MICE tốt nhất châu Á 2023

TP. Hồ Chí Minh được vinh danh là điểm đến MICE tốt nhất châu Á 2023 tại Giải thương MICE thế giới (World MICE Awards) vừa diễn ra tại Đức ngày 6/3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động