“Bão” đã suy yếu?

Giáo sư Ramón López thuộc trường Đại học Maryland (Mỹ) cho rằng, “cơn bão” khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 xuất phát từ các nguyên nhân: một số nước lớn chạy đua tăng trưởng KT nhanh; các nguồn TNTN và môi trường ngày càng cạn kiệt; sự tập trung bất thường nguồn của cải và thu nhập ở các nền kinh tế phát triển trong hai thập kỷ qua.

Công thương - Vì vậy, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới ngày càng gắn bó chặt chẽ về nhu cầu hàng hóa, nền kinh tế thế giới không những có thể trở nên rất dễ tổn thương trước khủng hoảng mà còn tiếp tục tác động bất lợi đến quá trình phục hồi sau khủng hoảng.

Tuy nhiên, năm qua, những làn gió từ phương Đông đã giúp xua tan cơn bão tài chính khủng khiếp nhất trong vòng bảy thập kỷ trở lại đây, đồng thời thổi một luồng sinh khí mới vào hệ thống tài chính thế giới cũ kỹ được hình thành từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cảm nhận rõ nhất hơi ấm này là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

IMF đã có một "sự khởi đầu mới" có thể nói là tốt đẹp khi Ban lãnh đạo định chế tài chính đa phương toàn cầu này nhất trí thông qua một quyết định lịch sử ủng hộ đề xuất của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) về cải tổ IMF.

Theo lời ông Dominique Strauss-Kahn - Giám đốc điều hành IMF, đây là đợt cải tổ cơ cấu quản trị cơ bản nhất trong lịch sử 65 năm của IMF và là sự thay đổi có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay.

Cơ quan quyền lực tối cao của IMF đã phê chuẩn kế hoạch điều chỉnh quyền đại diện và chi phối định chế tài chính này theo hướng có lợi cho các nền kinh tế mới nổi và những nước đang phát triển nhằm thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của họ trong nền kinh tế toàn cầu.

Thực chất của sự cải cách này nằm ở chỗ, các cường quốc kinh tế mới nổi sẽ nhận hai ghế trong Ban điều hành IMF, đồng thời có thêm 6% hạn ngạch bỏ phiếu trong các quyết định của quỹ. Với động thái điều chỉnh bất ngờ và lớn chưa từng có này, Trung Quốc từ vị trí thứ 6 nhảy lên ba bậc để trở thành một trong ba cổ đông lớn nhất của IMF, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.

Thỏa thuận này cũng khỏa lấp phần nào khoảng cách giữa nhóm các nước phát triển và đang phát triển khi tăng quyền bỏ phiếu cho các thành viên thuộc nhóm sau và đưa các cường quốc mới nổi là Ấn Độ, Brazil và Nga - các đối tác của Trung Quốc trong khối BRIC - vào tốp 10 cổ đông lớn nhất của IMF.

Trong khi đó, theo các chỉ số mới nhất công bố ngày 23/12, kinh tế Mỹ đang vượt qua giai đoạn khó khăn và có những dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tích cực trong năm 2011.

So với cùng thời điểm năm 2009, kinh tế Mỹ trong những tháng cuối năm 2010 đã được cải thiện đáng kể, nhưng sự phục hồi này vẫn còn bấp bênh do tỷ lệ thất nghiệp cao. Những số liệu mới nhất cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng đúng như dự báo đã cải thiện rất nhiều trong quý IV/2010.

Trong cuộc họp báo tổng kết năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh kinh tế Mỹ đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Các số liệu công bố một ngày trước Giáng sinh về tình trạng thất nghiệp, lạm phát, chi tiêu tiêu dùng và khu vực sản xuất dường như ủng hộ đánh giá của ông Obama.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng của Mỹ trong tháng 11 năm nay tăng 0,4% so với tháng trước và đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số tiêu dùng tăng. Có nhiều dấu hiệu đáng khích lệ khác như thu nhập của người dân Mỹ tiếp tục tăng, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng cũng tăng nhẹ trong tháng 12 và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2010.

Các số liệu về tình trạng thất nghiệp cũng khả quan hơn. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp trong tuần từ ngày 12 đến 18/12 đã giảm xuống gần mức thấp nhất (tính theo tuần) trong năm 2010. Các báo cáo về tình hình sản xuất cũng khá sáng sủa, một dấu hiệu hứa hẹn khu vực chế tạo sẽ tiếp tục dẫn dắt kinh tế Mỹ phục hồi.

Trong khi đó, kim ngạch thương mại của Mỹ cũng tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, đạt 3.397 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngày 23/12, số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này trong 10 tháng đầu năm đạt gần 1.493 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2009. Xuất khẩu tăng trưởng cao với sự hỗ trợ của đồng USD giảm giá và sự hồi phục ở hầu hết các nền kinh tế lớn.

Các lĩnh vực và ngành hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm năng lượng sạch, công nghệ cao, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ thông tin. Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian này tại Mỹ đạt 1.904 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm trước.


Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan hôm 24/12 đã phê chuẩn dự thảo ngân sách nước này trong tài khóa 2011 (bắt đầu từ tháng 4/2011), ở mức kỷ lục 92.410 tỷ Yên (1.110 tỷ USD) trong bối cảnh chính quyền Tokyo tăng cường chi tiêu cho chính sách then chốt, giữa lúc các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội tăng cao.

Ngân sách ban đầu của tài khóa 2011 đã vượt mức kỷ lục 92.300 tỷ Yên của tài khóa 2010. Quy mô khổng lồ này trái ngược với cam kết trước đó của ông Kan, theo đó ưu tiên vực dậy tình hình tài chính của đất nước, vốn lâm vào tình trạng tồi tệ nhất trong số các nền kinh tế phát triển.

Nhật Bản sẽ giảm lượng trái phiếu chính phủ mới phát hành còn 44.298 tỷ Yên so với mức kỷ lục 44.303 tỷ Yên của tài khóa trước. Tuy nhiên, toàn bộ lượng trái phiếu chính phủ phát hành sẽ đạt mức cao kỷ lục 169.590 tỷ Yên, do lượng trái phiếu tái cấp vốn tăng lên.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, ngân hàng trung ương nước này (PBOC) thông báo từ ngày 26/12 sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% đối với tất cả các khoản tiền vay và tiền gửi có kỳ hạn một năm. Cụ thể, lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ được nâng lên lần lượt là 2,75% và 5,81%.

Đây là lần thứ hai trong vòng hơn hai tháng qua PBOC quyết định tăng lãi suất trong bối cảnh Bắc Kinh đang đẩy mạnh các nỗ lực nhằm hạn chế hoạt động cho vay và kiềm chế tỷ lệ lạm phát - vốn đã lên mức kỷ lục hồi tháng 11.

Quyết định trên được PBOC đưa ra chỉ một ngày sau khi giới chức ngân hàng này tuyên bố Bắc Kinh sẽ sử dụng một loạt biện pháp nhằm đưa nguồn cung tiền của nước này về mức bình thường để có thể kiểm soát tình trạng lạm phát và bong bóng tài sản.

Trước đó, hôm 19/12, PBOC đã thông báo tăng lãi suất cơ bản 0,25% đối với các giao dịch cho vay và tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm sẽ tăng từ mức 2,25% lên 2,5% và lãi suất cho vay cùng kỳ hạn cũng tăng từ 5,31% lên 5,56%. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/10.

Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet mới đây đã lên tiếng bác bỏ những lo ngại về giá trị của đồng euro. Đồng tiền này vốn đang phải chịu áp lực nặng nề, sau khi Moody's đã hạ 5 bậc xếp hạng tín dụng của Ireland trong tuần trước.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh vài ngày sau khi các nhà lãnh đạo EU nhất trí thành lập một quỹ cứu trợ vĩnh viễn cho các nước thành viên Eurozone, ông Trichet đánh giá euro là một đồng tiền đáng tin cậy, bởi nó luôn giữ được giá trị trong suốt 12 năm qua.

Theo ông, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay không phải là cuộc khủng hoảng đồng euro, mà là của sự ổn định tài chính trong khu vực và liên quan tới sự bất ổn của một số quốc gia riêng lẻ. Ông Trichet cũng cho rằng, những đề xuất về việc một số nước đang trong tình trạng căng thẳng về nợ chủ quyền, như Hy Lạp, cần rút ra khỏi Eurozone là những ý kiến "nực cười" và không có cơ sở.

VnEconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động