Cánh cửa hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã mở!

Bài 2: Thương mại - Trụ cột quan trọng trong hợp tác, phát triển Việt Nam - EU

Đặc điểm nổi bật trong trao đổi thương mại Việt Nam - EU là số lượng mặt hàng cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam luôn vượt trội cả về số lượng mặt hàng và kim ngạch nhập khẩu từ EU. Mười năm trở lại đây, Việt Nam luôn xuất siêu sang EU.
Bài 2: Thương mại - Trụ cột quan trọng trong hợp tác, phát triển Việt Nam - EU
Ngày 2/12/2015, Việt Nam và EU đã chính thức ký kết Thỏa thuận về kết thúc đàm phán Hiệp định EVFTA

Hơn một thập niên qua, EU là đối tác thương mại lớn, thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Và, trao đổi thương mại trở thành trụ cột chính trong quan hệ, phát triển hai bên. 15 năm trước (năm 2001), kim ngạch thương mại hai chiều mới ở mức 4,5 tỷ USD thì đến 2014, con số đã là 36,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 27,9 tỷ USD (tăng hơn 8 lần so 2001), nhập khẩu từ EU đạt 8,9 tỷ USD (tăng 5,9 lần). Năm 2014, EU trở thành thị trường xuất khẩu thứ hai của Việt Nam (sau khi để Hoa Kỳ vượt lên và chỉ hơn khoảng 500 triệu USD).

Năm 2015, mặc dù châu Âu nói chung và các nước thành viên EU nói riêng chưa thoát ra khỏi những hệ lụy về suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như những bất ổn mới phát sinh về chính trị ngay trong lòng châu Âu…; nhưng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và EU vẫn được duy trì và tăng trưởng. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều 9 tháng đầu năm đã khẳng định điều đó khi đạt gần 31 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 22,690 tỷ USD, tăng 12%; nhập khẩu từ EU đạt 8,207 tỷ USD, tăng 24% so cùng kỳ năm 2014. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều tăng như: Điện thoại các loại và linh kiện đạt hơn 7,6 tỷ USD, tăng 21%, dẫn đầu và chiếm tới 36% tổng lượng mặt hàng này xuất khẩu đi các thị trường thế giới; máy tính, sản phẩm điện tử đạt 2,26 tỷ USD, tăng 56%; giày dép các loại đạt 2,9 tỷ USD, tăng 12,9%; hàng dệt may đạt 2,8 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2014... Có thể nói, xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê, đồ gỗ gia dụng, hàng thủy sản. Trong khi đó, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ EU tập trung là các sản phẩm công nghệ cao, máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, ôtô, xe máy...

10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn xuất siêu sang EU, cụ thể: Năm 2005 là xấp xỉ 3,7 tỷ USD, 5 năm sau (2010) chỉ số đó tăng lên 4,9 tỷ USD; 4 năm trở lại đây lần lượt là: 7,8 tỷ USD, 13, 25 tỷ USD, 19 tỷ USD và 15,9 tỷ USD. 9 tháng đầu năm 2015, chỉ số xuất siêu của Việt Nam đã hơn 14,4 tỷ USD. Hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU có tính bổ sung cho nhau khá cao, nói cách khác cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên không cạnh tranh trực tiếp. Đây được xác định là lợi thế, hứa hẹn còn nhiều tiềm năng cho mỗi bên .

Chính vì vậy, thúc đẩy tự do hóa thương mại sâu rộng, mạnh mẽ hơn cũng như tăng cường việc tiếp cận thị trường của nhau để tạo những đột phá mới về tăng trưởng, đồng thời thu hẹp dần khoảng cách cán cân trao đổi thương mại hai chiều chính là mục tiêu và tham vọng của cả Việt Nam và EU.

Thật không ngẫu nhiên, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hẳn một chương riêng với nội dung cam kết mạnh mẽ về Thương mại và Phát triển bền vững, bao gồm các vấn đề về lao động, môi trường liên quan trực tiếp đến quan hệ thương mại. Đó là thương mại có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững. Đây chính là những tiêu chuẩn cốt lõi mà Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế quy định đối với người lao động. Bên cạnh đó là những cam kết hỗ trợ việc bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên như động vật hoang dã, rừng, thủy sản... Các lĩnh vực khác như: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như những cơ chế hợp tác về đạo đức thương mại và sự công bằng, lành mạnh cũng được chú trọng trong chương Thương mại và Phát triển bền vững (EVFTA sẽ thiết lập những biện pháp chuyên biệt để đảm bảo việc thực thi đầy đủ các cam kết, bao gồm cả những cơ chế đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội và môi trường độc lập của cả Việt Nam và EU).

Cần lưu ý rằng, EVFTA là Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Liên minh châu Âu đạt được với một quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á là Việt Nam, trừ trường hợp nền kinh tế dịch vụ phát triển của Singapore. Hiệp định xóa bỏ gần như toàn bộ thuế quan trong trao đổi thương mại giữa hai nền kinh tế. Cụ thể: Khi thực thi, 90% hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU sẽ được hưởng mức thuế suất 0%. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất chính là các mặt hàng lâu nay đã định hình ở thị trường EU như: hàng dệt may, giày dép, nông sản, thực phẩm đã chế biến. Đáng chú ý, các hàng rào phi thuế quan sẽ được nới lỏng đối với các mặt hàng như mỳ ăn liền, các loại bánh và rau quả đã qua bảo quản. Cùng với đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu.

EVFTA cũng tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường mới đối với các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Việt Nam chấp nhận việc tự do hóa thuơng mại đối với các lĩnh vực dịch vụ tài chính, bưu chính viễn thông, chuyển phát nhanh và giao thông vận tải. Về đầu tư, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho EU, xóa bỏ hoặc giảm bớt những hạn chế với một số lĩnh vực nhất định. Về mua sắm chính phủ Việt Nam và EU cũng thỏa thuận các nguyên tắc phù hợp với các quy định của Hiệp định Mua sắm Chính phủ (GPA) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng thời đạt được tiêu chí minh bạch tương đương với các Hiệp định Thương mại tự do mà EU đã ký với các nước phát triển và đang phát triển khác.

EVFTA đặc biệt coi trọng việc bảo vệ các Chỉ dẫn Địa lý (GIs) đại diện cho những sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu hàng đầu của EU như rượu champagne, phomai Parmigiano Reggiano hay Roquefort, rượu Rioja hay whisky Scotland. Tương tự, những Chỉ dẫn Địa lý của Việt Nam như cà phê Buôn Ma Thuột, trà Mộc Châu và một số sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu khác cũng sẽ được công nhận ở EU.

Với việc ký kết thỏa thuận về kết thúc đàm phán EVFTA, một lần nữa Việt Nam và EU tái khẳng định: Trao đổi thương mại tiếp tục là trụ cột chính của hai nền kinh tế Việt Nam - EU. Theo các chuyên gia đàm phán cũng như các nhà kinh tế hàng đầu của cả Việt Nam và EU: Thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ tăng 35 - 40%, ngược lại, xuất khẩu của EU vào Việt Nam sẽ tăng 25 - 30% so với hiện nay. Đó là một chỉ số tăng trưởng ấn tượng cho cả 2 phía. Tất nhiên, chỉ số đó không tự EVFTA đem đến, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp của 28 nước thành viên EU tự chuẩn bị trước hành trang và vận hành EVFTA như thế nào - bởi, việc ký chính thức, vấn đề còn lại chỉ là thời gian.

TIN LIÊN QUAN
Bài 1: Liên minh Châu Âu và những mốc son quan hệ, hợp tác Việt Nam - EU
Bùi Đức Khiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động