Quốc gia hình chiếc ủng và hình chữ S: Ấn tượng hữu nghị và hợp tác

Bài 1: Từ hữu nghị, hợp tác đến đối tác chiến lược

Từ góc độ kim ngạch quan hệ song phương và quy mô đầu tư, sau “tứ đại gia” (Đức, Pháp, Anh và Bắc Ai len, Hà Lan) phải kể đến Cộng hòa Italia - quốc gia có những nét tương đồng về địa lý cũng như mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển với Việt Nam trong EU.
Bài 1: Từ hữu nghị, hợp tác đến đối tác chiến lược
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Matteo Renzi trao đổi về tình hình trên biển Đông Ảnh: TTXVN

Nằm ở phía Nam châu Âu, Italia có diện tích 301.338 km2 và có hình giống như một chiếc ủng. Phía bắc “chiếc ủng” giáp với Pháp, Thụy Sĩ, Áo; ba mặt: đông, tây và nam được bao bọc bởi biển Địa Trung Hải. Những ai từ Việt Nam từng đặt chân đến đất nước Italia, nếu lại có dịp đi từ cực Bắc xuôi xuống tận cùng “miền gót ủng” sẽ có nhiều lúc cảm tưởng như đi dọc từ Bắc vào Nam đất nước hình chữ S. Quả thật, quốc gia hình chiếc ủng và đất nước hình chữ S có những nét khá tương đồng: Có ba miền Bắc, Trung, Nam rõ rệt, núi non ngút ngàn thoải dần xuống phương Nam với mênh mông biển rộng kề bên (khác là Việt Nam chỉ có biển đông còn Italia có cả biển phía đông và phía tây). Và nữa, nếu ai tìm hiểu mô hình phát triển kinh tế của Italia cũng sẽ thấy na ná như cơ cấu phát triển kinh tế của Việt Nam về hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hàng năm đóng góp tới gần 2/3 tổng sản phẩm quốc dân. Không biết có phải do có những nét tương đồng về địa lý, xã hội mà quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia Việt Nam và Italia từ lâu đã rất hữu nghị và gần gũi.

Đầu tháng 5/2015, ông Antonio Turatti - Chủ tịch Tập đoàn Turatti (tập đoàn chế biến thực phẩm và hoa quả nổi tiếng ở miền Bắc Italia) đã đến Việt Nam trong khuôn khổ Hội chợ Vietnam Food Expo lần thứ nhất tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh từ ngày 13 - 16/5. Ngay sau khi đặt chân đến Hà Nội, từ sân bay quốc tế Nội Bài, ông A. Turatti và các thành viên trong đoàn đã tới thẳng nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường Hoàng Diệu thắp hương tưởng nhớ vị tướng tài danh mà ông từng gặp gần 30 năm trước trên đất Italia. Ngày hôm sau, đoàn của ông A.Turatti vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể chi tiết trên để nói rằng, từ những thập niên giữa của thế kỷ trước, nhân dân và một số đảng phái, chính giới Italia đã rất ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những tên tuổi lớn được người Italia khâm phục, ngưỡng mộ và kính trọng!

Bài 1: Từ hữu nghị, hợp tác đến đối tác chiến lược

Đoàn doanh nghiệp Italia trao tặng tập album ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho ông Võ Điện Biên (con trai của Đại tướng) tại nhà riêng

Không ngẫu nhiên, Cộng hòa Italia là quốc gia Tây Âu sớm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam (23/3/1973), là nước đi đầu nối lại và phát triển quan hệ, hợp tác với Việt Nam sau thời kỳ trì trệ bởi cái gọi là vấn đề Campuchia (1979 - 1989). Sau này, Italia cũng là nước Tây Âu đầu tiên ủng hộ việc tăng cường hợp tác ủng hộ Việt Nam và Liên minh châu Âu tại các diễn đàn quốc tế cũng như bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế.

Mở đầu là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Italia G. De Michelis (tháng 12/1989), hai nước đi đến khẳng định duy trì thường xuyên việc trao đổi các đoàn cấp cao quyết tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương về nhiều mặt. Việt Nam coi Italia là một trong những cầu nối quan trọng để mở rộng hợp tác với Liên minh châu Âu, còn Italia coi Việt Nam là “đầu cầu” để thâm nhập vào châu Á, nhất là các nước ASEAN. Vào những năm cuối thập niên cuối cùng của thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI, nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam như: Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà… đã thực hiện các chuyến thăm chính thức Italia. Ở chiều ngược lại, cùng thời gian này, ngoài Phó Thủ tướng Italia G. Franco Fini đã đến Hà Nội dự Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM 5), Chủ tịch Hạ viện Pier Ferdinando Casini, Bộ trưởng Ngoại giao Masisimo D’Alerma, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Claudio Ssajola… cũng đã có các chuyến thăm và làm việc với Việt Nam.

Không dừng lại, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, quan hệ hữu nghị và hợp tác, phát triển Việt Nam - Italia thực sự bước sang một kỷ nguyên mới. Đầu tiên phải nói đến chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italia từ ngày 20 - 22/1/2013 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và hai nước đã ký Tuyên bố chung Quan hệ đối tác chiến lược. Đây là một sự kiện trọng đại diễn ra trước thềm hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chỉ hơn 1 năm sau, ngày 9 và 10/6/2014, Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam. Việc ông Matteo Renzi chọn Việt Nam là điểm công du nước ngoài đầu tiên sau khi trở thành Thủ tướng (22/2/2014), đồng thời cũng là Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Italia thăm chính thức Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chứng tỏ tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia là đối tác chiến lược của nhau không ngừng phát triển ở một tầm cao mới. Trong thời gian thăm Việt Nam, Thủ tướng Matteo Renzi cùng phu nhân và các thành viên cấp cao đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giữa tháng 10/2014, chỉ hơn 3 tháng sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Matteo Renzi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có mặt ở Milan dự Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM 10), sau đó thăm chính thức Italia. Tại hội đàm, một lần nữa Thủ tướng Matteo Renzi khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Với cương vị là Chủ tịch luân phiên EU 6 tháng cuối năm 2014, Italia đã ủng hộ và thúc đẩy EU sớm kết thúc đàm phán để đi đến ký kết EVFTA với Việt Nam.

Bài 2: Tăng tốc và bứt phá trong quan hệ thương mại

Bùi Đức Khiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động