Thanh Hóa: Thách thức về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Nhiều làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở tỉnh Thanh Hóa phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Lâm Đồng: Ô nhiễm nghiêm trọng tại các hồ lắng xung quanh hồ Xuân Hương Bắc Ninh: Kiên quyết xử lý các vi phạm về môi trường

Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng với hơn 300 doanh nghiệp khai thác khoáng sản các loại. Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn so với cả nước như: Đá granit và marble, đá vôi, sét các loại khoáng sản khác. Trong đó, hoạt động khai thác, chế tác đá mỹ nghệ được xem là mũi nhọn, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch đồng bộ từ đầu, phát triển tự phát, khiến hệ lụy ô nhiễm môi trường từ việc chế tác đá mỹ nghệ đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân; đây cũng là bài toán nan giải đối với cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa.

Hàng trăm cơ sở chế tác đá mỹ nghệ phát triển tự phát

Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Lộc, trên địa bàn huyện có làng nghề chế tác đá Làng Mai, xã Vĩnh Minh (nay là xã Minh Tân) được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận làng nghề tại Quyết định số 3632/QĐ-UBND ngày 16/10/2013. Khi mới thành lập, làng nghề chế tác đá Làng Mai có 18 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh hoạt động chế tác đá mỹ nghệ.

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường
Một góc của làng nghề chế tác đá Làng Mai, xã Minh Tân (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), bụi đá dày hàng vài cm, gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc.

Làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Làng Mai tạo việc làm cho 202 lao động. Trong đó, lao động thường xuyên 132 lao động, lao động thời vụ 70 lao động với thu nhập bình quân từ 8 đến 12 triệu đồng/lao động/tháng. Các sản phẩm từ làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xuất khẩu chiếm 20%, chủ yếu là tiêu thụ ở thị trường trong nước với 80%.

Nhiều năm qua, các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ ở làng nghề Làng Mai của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tạo việc làm cho nhiều lao động, mang lại thu nhập không nhỏ cho ngân sách Nhà nước; giúp người dân địa phương làm giàu là điều ai cũng nhìn thấy. Tuy nhiên, hệ lụy từ vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ lại là điều khiến nhiều người dân cảm thấy bất an và rất lo lắng!.

Chị Trịnh Thị Loan, trú tại xã Minh Tân than thở: "Mấy năm nay, gia đình tôi phải sống chung với bụi đá và tiếng ồn nên sức khỏe của cả gia đình bị ảnh hưởng, nhất là đường hô hấp. Chúng tôi lo lắm, cứ tình trạng này kéo dài thì mang bệnh nặng mất thôi".

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc quốc lộ 217, đoạn qua xã Vĩnh Thịnh, Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm cơ sở sản xuất và chế tác đá. Khi các cơ sở này hoạt động, tiếng máy cưa, máy xẻ ầm ầm, kèm theo đó là bụi trắng xóa, nước thải chảy tràn lan. Cây cối, nhà cửa ở khu vực này luôn phủ trắng bụi đá, trời nắng thì bụi bay mù mịt, trời mưa thì lầy lội, khiến người dân rất bức xúc.

Anh Thuận, một người thường xuyên lái xe qua đoạn đường này chia sẻ: “Đoạn đường này rất hẹp, mặc dù thời gian qua đã được mở rộng hơn đôi chút nhưng mỗi lần đi qua đây đúng là ác mộng. Đi ô tô còn đỡ, chứ mỗi lần tôi đi xe máy qua đây thì quần áo sẽ đổi màu vì bụi đá”.

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường
Các cơ sở chế tác đá ở làng nghề Làng Mai tưới nước giảm bụi đã làm cho con đường lầy lội, khiến người dân trên địa bàn và người tham gia giao thông luôn bất an mỗi khi đi qua con đường này.

Ông Hoàng Văn Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Tân cho biết, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Làng Mai được Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa công nhận là làng nghề truyền thống từ lâu. Khi đó làng nghề có khoảng 18 hộ, chủ yếu sản xuất, chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ đá như: Bàn ghế, bia mộ, đá ốp lát … Từ khi được quy hoạch làng nghề, nơi đây ngày càng được mở rộng về số lượng và quy mô một cách tự phát và hiện toàn xã có 180 cơ sở sản xuất và chế tác các sản phẩm từ đá.

Có thể thấy, việc phát triển tự phát các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc thiếu sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa; sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương đã khiến hệ thống nước thải, tiếng ồn và bụi đá bị quá tải, gây ô nhiễm môi trường là điều dễ hiểu.

Còn trên địa bàn huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa), hiện có khoảng 30 mỏ đá và mỏ đất đang đủ điều kiện khai thác và khoảng 10 cơ sở chế tác đá mỹ nghệ chủ yếu nằm trên địa bàn xã Hà Tân, Hà Phong, Hà Đông... Cũng tương tự như huyện Vĩnh Lộc, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá vẫn đang là "bài toán" nan giải với các cấp chính quyền và là vấn đề nhức nhối với người dân nơi đây.

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường
Để giảm thiểu bụi đá, bà Lê Thị Tuyến, thôn Đông Trung 1, xã Hà Bình, huyện Hà Trung ngày nào cũng vài lần tưới nước trước cửa nhà.

Bà Lê Thị Tuyến, một người dân sống tại thôn Đông Trung 1, xã Hà Bình, huyện Hà Trung chia sẻ: “Tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh các mỏ đó, xưởng đá đã diễn ra nhiều năm nay. Xe tải chở đá ra vào liên tục khiến nhà cửa, cây cối luôn trắng xóa. Người dân chúng tôi liên tục có ý kiến đến chính quyền xã nhưng không được xử lý dứt điểm”.

Bụi đá, nước thải, tiếng ồn là “đặc sản” tra tấn người dân

Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ riêng xã Hà Tân (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), nơi có nhiều mỏ đá đang hoạt động, dọc tuyến đường trục chính đã có hơn 10 cơ sở chế tác đá. Bụi đá, nước thải, tiếng ồn từ các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ là “đặc sản” tra tấn người dân nơi đây. Nước thải tràn lan, bụi từ bột đá, bụi đường quyện vào nhau, khiến người dân sinh sống ở đây và người tham gia giao thông mỗi khi qua lại vô cùng ngán ngẩm.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Văn Thiện, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà Trung cho biết: Mặc dù huyện Hà Trung có nhiều mỏ khoáng sản, trong đó có mỏ đá và các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ. Thế nhưng, trên địa bàn lại không được công nhận là làng nghề. Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp còn dang dở, chưa hoàn thiện nên vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế tác đá vẫn còn nhức nhối. Mặc dù UBND huyện cũng liên tục có chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường của các đơn vị chế tác đá trên địa bàn.

“Do chưa được công nhận làng nghề, nên việc xử lý ô nhiễm môi trường phụ thuộc chính vào đề án, phương án bảo vệ môi trường của từng cơ sở, từng dự án độc lập. Đồng thời, trên địa bàn huyện được quy hoạch 2 Cụm công nghiệp đó là Hà Long 1 và Hà Lĩnh 2 nhưng mới chỉ đang trong quá trình làm hạ tầng, chưa thể di chuyển các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ để tập trung vào đó. Chính vì vậy kết nối hạ tầng, phương án bảo vệ môi trường chưa tập trung đồng bộ, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu chế tác đá mỹ nghệ vẫn chưa thể xử lý dứt điểm”- ông Thiện cho biết.

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường
Các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ ở xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa nước thải không qua hệ thống lắng đọng, mà chảy thẳng ra môi trường.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hậu, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc cho biết: Trên địa bàn xã có hơn 100 cơ sở sản xuất, chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ đá mỹ nghệ nằm dọc quốc lộ 217. Chính quyền địa phương cũng đang chờ khi cụm công nghiệp của huyện Vĩnh Lộc hoàn thành, sẽ di chuyển các cơ sở chế tác đá vào sản xuất tập trung, giải quyết dứt điểm được tình trạng ô nhiễm.

Không chỉ chính quyền địa phương, mà các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn các huyện Vĩnh Lộc, Hà Trung cũng đang mòn mỏi chờ đợi nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các cụm công nghiệp trên địa bàn, để các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ sớm được di dời đến cụm công nghiệp.

Bài 2: Nan giải “bài toán” môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Thanh Hóa

Hoàng Minh - Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Tuy nhiên việc bán tín chỉ carbon hiện còn một số vướng mắc nhất định.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Để đạt mục tiêu đạt ít nhất 3 tỷ USD trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngay từ những tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Lâm Đồng: Toà nhà câu lạc bộ Golf có ảnh hưởng đến tầm nhìn núi Lang Biang?

Lâm Đồng: Toà nhà câu lạc bộ Golf có ảnh hưởng đến tầm nhìn núi Lang Biang?

Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho biết, chưa đủ cơ sở để xác định Toà nhà câu lạc bộ Golf đồi Cù Đà Lạt ảnh hưởng đến tầm núi Lang Biang.
Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động