Bắc Giang: Phục hồi, phát triển làng nghề truyền thống

Xác định tầm quan trọng của làng nghề truyền thống trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Bắc Giang đang từng bước khôi phục và thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường.
Bắc Giang: Phục hồi, phát triển làng nghề truyền thống
Người dân làng Kế làm bánh đa quanh năm

Thách thức làng mất nghề

Là tỉnh nằm trong vùng trung du miền núi Bắc bộ nên Bắc Giang được coi là một trong những cái nôi của làng nghề truyền thống. Theo thống kê, hiện cả tỉnh Bắc Giang có hơn 400 làng có nghề, trong đó có 33 làng nghề được công nhận với 24 làng nghề truyền thống ở nhiều lĩnh vực như: Gốm sứ, mây tre đan, giấy dó, nấu rượu, sản xuất mỳ gạo… Các làng nghề truyền thống của địa phương nằm gần như khắp các huyện, dọc theo sông Cầu.

Các sản phẩm làng nghề truyền thống của Bắc Giang có chất lượng, tạo dựng được thương hiệu, vị trí vững chắc khắp thị trường cả nước. Trong đó phải kể đến những sản phẩm nức danh như: Gốm Thổ Hà, mỳ Chũ, bánh đa Kế, rượu làng Vân, nuôi tằm ươm tơ Phú Giã… Với lợi thế lâu đời, sản phẩm nổi tiếng các làng nghề truyền thống của Bắc Giang còn trở thành điểm đến du lịch có sức hút hàng đầu đối với du khách.

Tuy nhiên, cũng như các làng nghề ở nhiều địa phương khác trước làn sóng kinh tế thị trường làng nghề truyền thống của Bắc Giang gặp rất nhiều khó khăn, đứng trước nguy cơ suy giảm, mai một, biến mất. Nguy cơ này bắt nguồn từ nhu cầu tiêu dùng thay đổi, yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn đối với sản phẩm; cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa ngày càng khốc liệt. Trong khi đó làng nghề lại thiếu hụt các thế hệ kế cận, nguồn vốn sản xuất, đầu tư công nghệ eo hẹp… Các sản phẩm làng nghề vẫn theo tư duy cũ, thiếu chiến lược đầu tư, kinh doanh, phát triển trong bối cảnh mới khiến cho sản phẩm làng nghề rơi vào cảnh lao đao, mất dần vị thế. Có thể kể tới những sản phẩm từng vang bóng trên thị trường như gốm Thổ Hà, mây tre Đa Mai… gần như chỉ còn là ký ức.

Làng mất nghề, đồng nghĩa với việc những người gắn bó với nghề không có việc làm, hoạt động sinh kế rơi vào bế tắc. Một thời gian dài trước đây, nếu có dịp dừng chân ở bất kỳ làng nghề truyền thống nào tại Bắc Giang cũng đều bắt gặp cảnh đìu hiu; gương mặt bà con đều hằn nét lo âu và những tiếng thở dài não nề. Thực trạng buồn này từng là nỗi trăn trở của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, và trở thành sự bức thiết buộc phải có một kế hoạch hành động kịp thời để cứu làng nghề truyền thống không rơi vào cảnh “chỉ còn là ký ức”.

Bắc Giang: Phục hồi, phát triển làng nghề truyền thống
Sản xuất tương tại HTX Dịch vụ Nông lâm - xã Trí Yên, huyện Yên Dũng

Vực dậy làng nghề truyền thống

Trước thực trạng đó, năm 2013, tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, Bắc Giang khẳng định rõ quan điểm: Làng nghề truyền thống là những làng nghề tồn tại rất lâu đời, có làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm với tên tuổi, bản sắc văn hóa dân tộc. Vì thế, trước nguy cơ mai một cần phải khôi phục, một số làng bị suy giảm cần phải được hỗ trợ, bảo tồn. Cụ thể, theo quy hoạch, tỉnh Bắc Giang sẽ khôi phục nghề sản xuất gốm tại làng Thổ Hà; duy trì, bảo tồn nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế, nghề sản xuất bún Đa Mai, nghề ươm tơ làng Mai Thượng, nghề thổ cẩm thôn Khe Nghè, nghề làm giấy dó Lục Sơn.

Đồng thời, quy hoạch cũng xác định sẽ phát triển một số làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nhằm tạo thêm những điểm du lịch mới làm phong phú các tuyến du lịch của tỉnh. Qua đó giới thiệu một số làng nghề truyền thống gắn với di tích lịch sử trên cơ sở thuận lợi về giao thông. Theo đó, một số làng nghề sẽ được quan tâm phục hồi và đẩy mạnh phát triển như: Làng nghề sản xuất mộc Yên Dũng gắn với du lịch chùa Vĩnh Nghiêm; làng nghề dệt thổ cẩm Khe Nghè, làm giấy dó ở làng Trại Cao, Lục Nam gắn với du lịch sinh thái; làng nghề xản xuất bún Đa Mai, sản xuất mỳ gạo, làm bánh đa Dĩnh Kế gắn với du lịch mua sắm tại trung tâm thương mại, dịch vụ ở thành phố Bắc Giang; làng nghề nấu rượu gạo thôn Yên Viên gắn với du lịch làng cổ Thổ Hà, chùa Bổ Đà ở Việt Yên…

Để cụ thể hóa các nội dung đã phê duyệt, tỉnh Bắc Giang đã từng bước bắt tay thực hiện với nhiều giải pháp, hành động cụ thể. Hiện các ngành đang đồng loạt triển khai các nhiệm vụ để sớm vực dậy làng nghề truyền thống. Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang ưu tiên các làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển; công nhận làng nghề truyền thống cho các địa phương, làm cơ sở để đầu tư phát triển làng nghề; xây dựng cơ chế, có chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển, tổ chức xúc tiến tiêu thụ sản phẩm…; xử lý tồn tại, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề phát triển đúng hướng. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề; hỗ trợ, đào tạo nghề cho lao động và nghiệp vụ quản lý cho các chủ hộ sản xuất

Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ hỗ trợ các cơ sở sản xuất làng nghề ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu, dịch vụ theo quy định. Đặc biệt, ngành văn hóa, du lịch sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, du lịch làng nghề; cải tạo cảnh quan môi trường một số làng nghề kết hợp du lịch; xây dựng phát triển hàng lưu niệm, hợp đồng sản xuất các sản phẩm với các cơ sở làng nghề, tổ chức các điểm trưng bày và bán sản phẩm du lịch; phát triển văn hóa nghệ thuật gắn với các lễ hội làng nghề, nghệ thuật truyền thống dân gian nhằm phát triển du lịch làng nghề… UBND cấp huyện, xã sẽ tổ chức, hướng dẫn thủ tục đề nghị công nhận làng nghề truyền thống…

Việc kịp thời có kế hoạch phục hồi, phát triển làng nghề truyền thống hiện nay của tỉnh Bắc Giang cho thấy nhận thức của lãnh đạo tỉnh về vai trò quan trọng của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, để làng nghề truyền thống phát triển bền vững vẫn cần sự nỗ lực, gắn bó, năng động, nhạy bén của bà con trước bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự biến động, cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Mục tiêu chung về phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Giang là nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn; phát triển làng nghề theo quy hoạch, bền vững, xóa đói giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa, xóa dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

Ngọc Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, trao đổi tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính tại khu, cụm công nghiệp.
Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Ngành Công Thương Bình Thuận tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 theo tiến độ đã đề ra

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Dự án Khu công nghiệp Đông Anh (TP. Hà Nội) có quy mô 299,45 ha, tổng mức đầu tư 6.338 tỷ đồng do Vinaconex làm chủ đầu tư.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên nâng cấp dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến để thúc đẩy sản xuất...
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi nhưng cũng phải tuân thủ những trách nhiệm.
Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Theo Nghị định mới được ban hành, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về cụm công nghiệp, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.
Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Ngày 15/3, Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng đã được làm lễ khởi công.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến quả mắc ca” được khuyến công Điện Biên triển khai giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm này.
An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Bằng nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn, UBND tỉnh An Giang đang khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp.
Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Gần 10 năm triển khai, công tác khuyến công của Vĩnh Long đã gặt hái được những kết quả quan trọng, góp sức phát triển ngành Công Thương của địa phương.
Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Công tác khuyến công tạo động lực hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển sản xuất công nghiệp, sản xuất các sản phẩm lưu niệm...
Đà Nẵng: Trao chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đà Nẵng: Trao chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Chiều 29/2, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng đã tôn vinh và trao giấy chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2023.
Hà Nội: Tôn vinh 42 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ

Hà Nội: Tôn vinh 42 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ

Chiều 28/2, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội năm 2023 ngành thủ công mỹ nghệ cho 42 cá nhân.
Yên Bái đến năm 2030 quy hoạch 25 cụm công nghiệp

Yên Bái đến năm 2030 quy hoạch 25 cụm công nghiệp

Đến năm 2030, tỉnh Yên Bái quy hoạch 25 cụm công nghiệp (bao gồm các cụm đã thành lập, hoạt động ở giai đoạn trước) với tổng diện tích 1.288,21 ha.
Đề án khuyến công điểm - “Cú huých” mạnh mẽ cho công nghiệp nông thôn

Đề án khuyến công điểm - “Cú huých” mạnh mẽ cho công nghiệp nông thôn

Do có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài, hiệu quả của đề án khuyến công điểm mang tính hệ thống, là cú huých mạnh mẽ cho ngành công nghiệp nông thôn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động