24 giờ đầu tiên trong khủng hoảng hạt nhân Fukushima

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (Daiichi) đã bị hư hại ngay trong 24 giờ sống còn đầu tiên. Điều này được tiết lộ khi Nhật Bản công bố tập tài liệu được coi là nhật ký khủng hoảng hạt nhân.
hảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3. Đồ họa: USGS

hảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3. Đồ họa: USGS

CôngThương - The Wall Street Journal đã cày xới lượng tài liệu khổng lồ đó và tái hiện lại những gì xảy ra sau thảm họa động đất sóng thần.

Khi trận động đất mạnh cấp 9 xảy ra lúc 2h46 chiều ngày 11/3, nhiều quan chức quản lý nhà máy điện Fukushima Daiichi đang trong một cuộc họp với các lãnh đạo cấp cao của các cơ quan liên quan. Kazuma Yokota, một quan chức của Cơ quan An toàn Công nghiệp và Hạt nhân Nhật Bản (NISA) nhớ lại rằng tất cả đã hốt hoảng khi mặt đất rung chuyển. Các tập hồ sơ, tài liệu rơi vương vãi trên sàn. Tường và trần của các căn phòng rạn nứt, tạo ra một lớp bụi màu trắng bao phủ khắp nơi.

Điện mất ngay sau đó. Nhưng tình trạng khẩn cấp khi ấy dường như vẫn trong tầm kiểm soát. Ba lò phản ứng đang hoạt động của nhà máy Fukushima Daiichi chuyển sang trạng thái ngừng tự động. Sau đó, các máy phát điện dự trữ chạy bằng diezel bắt đầu hoạt động, cấp điện cho những ngọn đèn khẩn cấp và cả những chuông báo động chói tai. Khoảng gần một giờ đồng hồ sau, cơn sóng thần dữ dội cao hơn 15 m ập tới và nuốt trọn cả nhà máy, khiến các máy phát điện khẩn cấp không thể tiếp tục hoạt động được nữa.

Teruaki Kobayashi, giám đốc phụ trách các thiết bị hạt nhân của Tepco tại Tokyo, nhớ lại rằng nhà máy Fukushima Daiichi đã gọi tới lúc 3h37 chiều, để thông báo "bị mất điện". Một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất của Nhật Bản đã không có điện. "Tại sao điều này xảy ra", ông Kobayahi lúc đó đã nghĩ như vậy. Mất điện hoàn toàn là một điều tưởng như chỉ xảy ở những thảm họa tồi tệ trong tưởng tượng.

Suy nghĩ tiếp theo của ông là nhà máy Fukushima Daiichi vẫn còn khoảng 8 tiếng để phát điện trở lại trước khi mọi chuyện trở nên thực sự tồi tệ. Ông cũng boăn khoăn về việc những ắc quy dự phòng của nhà máy, những chiếc phao cuối cùng để bấu víu, sẽ hoạt động được bao lâu, đủ để làm mát các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng và cấp điện cho các thiết bị quan trọng.

Theo các tài liệu vừa được công bố tuần này, các kỹ sư của Tepco tin rằng cơn sóng thần đã phá hỏng hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các ắc quy dự phòng. Nhưng họ đã không biết điều này ngay khi thảm họa kép vừa xảy ra. Họ nghĩ rằng các ắc quy dự phòng vẫn hoạt động bình thường giúp họ có 8 tiếng để khôi phục việc phát điện.

Vào 3h42 chiều, thông tin nhà máy Fukushima Daiichi mất điện nhanh chóng được chuyển tới văn phòng Thủ tướng Naoto Kan ở Tokyo, nơi được coi là bộ chỉ huy công tác đối phó khẩn cấp đối với thảm họa kép. Theo những nhân chứng kể lại, khi nghe được thông tin ấy, Thủ tướng Kan nói: "Nhà máy điện hạt nhân mới chính là rắc rối thực sự."

Khi trời tối dần tại nhà máy Fukushima Daiichi, các kỹ sư đã sử dụng ắc quy lấy từ những chiếc xe không bị nước cuốn trôi, để tạo nguồn phát điện tạm thời nhằm cố gắng tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra ở bên trong các lò phản ứng. Vào lúc 9h21 tối, họ cuối cùng cũng nhận thức được vấn đề thực sự: mực nước trong lò phản ứng số 1 đã giảm nhiều đến nỗi những thanh nhiên liệu đang lộ dần ra.

Nếu không có hệ thống làm mát, nước sẽ bị bay hơi, tạo nên áp suất nguy hiểm bên trong lò phản ứng. Khi nước bay hơi quá nhiều, các thanh nhiên liệu lộ dần ra và bắt đầu tan chảy, đồng thời có phản ứng với không khí, làm thoát ra các nguyên tố phóng xạ và sản sinh ra khí hydro có thể gây nổ.

Khoảng 11 giờ đêm, chiếc xe tải đầu tiên mang bộ cấp điện tới được nhà máy Fukushima Daiichi, dấy lên niềm vui trong văn phòng của Thủ tướng Kan ở Tokyo.

Nhưng họ đã ăn mừng quá sớm. Các công nhân của Tepco không thể gắn các máy phát điện vào những bộ chuyển mạch đã bị phá hủy ở nhà máy. Một vài dây cáp điện thậm chí quá ngắn để có thể nối tới những phần khác của nhà máy. Những cảnh báo sóng thần sau đó buộc các công nhân phải rút lên những khu vực cao hơn, khiến công việc khắc phục sự cố bị gián đoạn. Các tài liệu của Tepco cho thấy, trong suốt 24 giờ quyết định đầu tiên, chỉ một máy phát điện được kết nối thành công.

Khoảng nửa đêm, áp suất trong bể chứa lò phản ứng số 1 đã vượt 50% mức tối đa theo thiết kế. Mức độ phóng xạ cũng cao đến nỗi Chủ tịch Tepco Masataka Shimizu phải yêu cầu các công nhân rút khỏi nhà máy. Theo giới chức Nhật, cả Tepco và chính phủ Nhật khi đó đều hiểu rõ rằng một biện pháp quan trọng cần phải được tiến hành ngay, đó là thoát khí trong lò phản ứng trước khi bể chứa bị nứt gãy vì áp suất quá lớn.

Nhà máy Fukushima
Bức không ảnh chụp nhà máy Fukushima hôm 18/3, đúng một tuần sau sự cố. Ảnh: AFP

Nhưng đó đồng thời cũng là một việc làm liều lĩnh. Khí thoát ra từ các lò phản ứng có thể bị nhiễm xạ và đe dọa những cộng đồng dân cư gần đó. Tuy nhiên, nếu không làm thoát khí, nguy cơ về sự hủy hoại thảm khốc tại các bể chứa là rất lớn. Thủ tướng Kan và Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế Nhật Banri Kaieda cuối cùng quyết định cho thoát khí tại các bể chứa vào khoảng 1h30 sáng ngày 12/3.

Khoảng 2h45 sáng, Tepco thông báo với NISA rằng áp suất tại bể chứa lò phản ứng số 1 dường như đã gấp đôi mức tối đa theo thiết kế. Khi đó, các ống thông khí tại bể chứa này vẫn chưa được mở. Từ văn phòng thủ tướng, Bộ trưởng Kaieda mất hàng giờ liền để thúc giục các quan chức Tepco kiểm tra tiến triển của công tác khắc phục sự cố. Khoảng 6h50 sáng, ông chính thức ra lệnh cho Tepco mở ống thông khí tại bể chứa, tuy nhiên vẫn không có gì thay đổi.

Tepco tuần này thừa nhận rằng cho tới sáng ngày 12/3, thanh nhiên liệu hạt nhân ở lò phản ứng số 1 đã tan chảy thành một lớp dày phía dưới đáy bể chứa lò phản ứng.

Chính phủ cho rằng Tepco đã mất quá nhiều thời gian để quyết định việc mở ống thông khí, vì công ty này lo ngại việc để phóng xạ thoát ra ngoài sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của thảm họa. Tepco vẫn hy vọng có thể kiểm soát được thảm họa mà không cần mở ống thông khí, bởi việc để thoát các chất phóng xạ ra không khí sẽ ngay lập tức đưa sự cố ở Fukushima trở thành một trong những thảm họa tồi tệ nhất trên thế giới, cùng với thảm họa Chernobyl ở Ukraina 25 năm trước.

Trong những cuộc họp báo và điều trần trước quốc hội sau đó, Chủ tịch Tepco Shimizu cho rằng có sự chậm trễ trong khắc phục sự cố là vì những lo ngại đối với việc sơ tán người dân và những vấn đề kỹ thuật.

Rạng sáng ngày 12/3, Thủ tướng Kan đã đích thân bay tới Daiichi để động viên các quan chức Tepco, trên chiếc trực thăng quân sự Super Puma 10 chỗ cùng với vài người tháp tùng. Trong một căn phòng nhỏ với với hai dãy bàn, Thủ tướng Kan ngồi cạnh Sakae Muto, giám đốc hạt nhân của Tepco, và Masao Yoshida, giám đốc nhà máy.

Theo những nhân chứng khi đó kể lại, Thủ tướng Kan đã tranh luận với ông Muto, khi ông này cho rằng việc thiếu điện của nhà máy đồng nghĩa với việc không thể mở ống thông khí trong vòng ít nhất là 4 giờ tiếp theo. Ông Muto cũng cho biết Tepco khi ấy đang cân nhắc đưa các công nhân vào mở van bằng tay, nhưng mức độ phóng xạ gần lò phản ứng cao tới mức các quan chức nhà máy không chắc các cấp dưới của mình muốn làm điều đó.

"Chúng tôi cần một giờ nữa để đưa ra quyết định. Thật khó khăn để có thể tập hợp đủ người dám làm công việc đó", ông Muto nói. Nhưng Thủ tướng Kan không đồng ý với điều này. Ông nói: "Không còn thời gian để lưỡng lự nữa, hay làm việc đó thật nhanh, bằng bất cứ cách nào mà các ông có thể."

Không lâu sau cuộc họp kể trên, Thủ tướng Kan rời Fukushima Daiichi. Khoảng 8h18 sáng 12/3, tức là khoảng 7 giờ sau khi các kỹ sư nhà máy lần đầu cho ông Kan và các quan chức biết rằng họ muốn mở ống thông khí ở lò phản ứng số 1, Tepco thông báo với văn phòng thủ tướng rằng công ty này sẽ bắt đầu mở van điều áp an toàn trong chưa đầy một giờ đồng hồ tiếp theo.

Mô tả lò phản ứng số 1 và việc mở van điều áp. Đồ họa: WTJ
Mô tả lò phản ứng số 1 và việc mở van điều áp. Đồ họa: WTJ

Tuy nhiên, bình thường họ có thể vận hành chốt an toàn của buồng điều khiển, bằng các động cơ điện hoặc bằng khí nén, nhưng những hệ thống này khi ấy không hoạt động. Bởi vậy, các công nhân buộc phải bất chấp mức phóng xạ cao ở bên trong lò phản ứng, để trực tiếp mở các van điều áp an toàn. Họ mất 4 giờ đồng hồ để tìm cách mở chiếc van khí, và chỉ thành công nhờ một máy nén khí cầm tay.

Với chiếc van động cơ, chỉ có một lựa chọn duy nhất là quay để nó mở ra bằng tay. Giám đốc nhà máy Fukushima Daiichi quyết định ông là người có trách nhiệm mở nó đầu tiên. Trong bộ đồ bảo hộ toàn thân cùng với mặt nạ và một bình oxy, ông bắt đầu nhiệm vụ của mình. Khi trở ra, vị giám đốc này bị nhiễm lượng phóng xạ là 106,3 mSv, tức là gấp đôi mức mà Nhật Bản bình thường cho phép các công nhân làm việc ở môi trường phóng xạ trong một năm, và gấp hơn 100 lần mức phơi nhiễm mỗi năm của một người bình thường.

Theo VnExpress

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. HCM; Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, Nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất thành phố mở rộng đường Láng từ khoảng 21m lên 53,5m, có chiều dài 3,8km, chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý thuê bao di động trả trước tại VNPT Kon Tum và Viettel Kon Tum, trong quý II/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Chiều 7/5, Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án này.
Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người tham dự diễn ra sáng 7/5 tại tỉnh Điện Biên.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 7/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối theo hình thức trực tuyến.
Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích

Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích ''Điện Biên Phủ mới''

Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng từ Chiến thắng Điện Biên Phủ, toàn dân chung sức, đồng lòng, tận dụng thời cơ, vận hội để lập nên những kỳ tích mới.
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại Điện Biên đã diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

7 thập kỷ đi qua trong dòng lịch sử, âm hưởng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn sáng ngời, vẫn vẹn nguyên vang vọng trong biết bao thế hệ người Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động